Khi nào nộp phạt vi phạm giao thông qua tài khoản?
Nộp tiền xử phạt qua tài khoản ngân hàng là hình thức văn minh, hạn chế tiêu cực, giảm thời gian đi lại so với nộp phạt qua kho bạc. Thế nhưng, thực tế việc triển khai lại đang vấp phải nhiều vướng mắc và chưa biết đến khi nào mới áp dụng rộng rãi…
Lái xe mong ngóng
Anh Trần Tiến Đạt ở Nghệ An một lần ra Hà Nội, đi qua cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ bị phát hiện vi phạm giao thông. Theo quy định hiện nay, anh Đạt sẽ bị lập biên bản, hẹn ngày giải quyết và phải đi từ Nghệ An ra Hà Nội để nộp phạt. Vì thế, chỉ tính riêng số tiền anh Đạt đi lại ăn ở đã gấp mấy lần số tiền phải nộp phạt. Đấy là chưa kể việc mất thêm thời gian, công sức cho quá trình di chuyển.
Anh Hoàng Hải Long ở Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội), người thường xuyên đi công tác xa cho biết: “Tôi hay tự lái xe đi công tác các tỉnh. Nhiều khi bất cẩn nên bị CSGT xử phạt. Mỗi lần như vậy tôi phải đi lại giải quyết các thủ tục nộp phạt mất rất nhiều thời gian, công sức. Khi nghe có chủ trương cho nộp phạt qua tài khoản ngân hàng tôi rất mừng”.
Cũng theo anh Long, bản thân anh đã khai báo tài khoản khi đăng ký xe. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan chức năng về vấn đề này. Khi có nhu cầu được nộp phạt qua tài khoản, anh đều được trả lời là hiện chưa có kết nối với ngân hàng.
Thu tiền phạt bằng hình thức trừ vào tài khoản ngân hàng sẽ giảm bớt nhiêu khê cho người vi phạm và lực lượng CSGT
Hà Nội phạt nguội vi phạm giao thông bằng camera: Khó khả thi
Trên thực tế, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB ngay từ Nghị định 34/CP/2010 cho đến Nghị định 171/2013/NĐ – CP đã quy định rõ: “Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính được nộp tiền phạt bằng cách trừ vào tài khoản của mình tại ngân hàng”. Như vậy, bên cạnh hình thức xử phạt trực tiếp và nộp tiền tại kho bạc, chủ phương tiện có thể lựa chọn hình thức nộp phạt qua ngân hàng. Để thực hiện việc này, chủ phương tiện khi đăng ký xe phải mở tài khoản tại ngân hàng, nếu vi phạm và có biên lai của CSGT gửi về, tiền xử phạt sẽ được trừ trong tài khoản.
Video đang HOT
Dù đã có quy định cụ thể nhưng thực tế đến nay, việc nộp phạt qua tài khoản ngân hàng vẫn rất chậm chạp với nhiều lý do khác nhau. Ông Trần Đình Đoàn, lái xe vận tải khách du lịch thuộc Công ty Minh Việt (Hà Nội) cho biết: “Xử phạt qua tài khoản là việc nên làm. Tuy nhiên, hiện nay, chúng tôi chỉ được ký hợp đồng thời vụ, chủ doanh nghiệp trả lương bằng tiền mặt. Với đồng lương lái xe mà phải ký quỹ (có tài khoản và có tiền trong ngân hàng) quả là khó khăn không chỉ với tôi mà còn với nhiều anh em lái xe khác”.
Ông Thân Văn Thanh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cũng bày tỏ sự ủng hộ việc xử phạt qua tài khoản vì sẽ giảm nhiều chi phí, thời gian cho doanh nghiệp và lái xe. “Tuy nhiên, nếu như ở các nước phát triển, mỗi người chỉ có duy nhất một tài khoản ngân hàng thì ở nước ta, một người có thể có nhiều tài khoản ở các ngân hàng khác nhau nên rất khó quản lý”, ông Thanh nói.
Hà Nội lắp hàng trăm camera để phạt nguội
Phụ thuộc nhiều vào việc sang tên, đổi chủ
Trao đổi với PV, Thượng tá Nguyễn Văn Tòng, Phó trưởng phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) cho biết: “Qua thực tế xử lý vi phạm chúng tôi nhận thấy, số người vi phạm kê khai tài khoản khi đăng ký xe quá ít. Nhiều người giải thích rằng vì họ chưa có tài khoản ngân hàng. Những người có tài khoản lại lý sự: Đó là bí mật cá nhân nên không khai báo”.
Lý giải thêm về điều này, Đại tá Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ – Đường sắt cho rằng: “Việc ký quỹ (lập tài khoản tại ngân hàng) đối với chủ phương tiện khi đến đăng ký xe hiện nay khó triển khai vì thiếu cơ sở hạ tầng nên lực lượng CSGT chưa thể thực hiện”.
Theo Nghị định 171/2013/NĐ – CP, việc áp dụng xử phạt không sang tên đổi chủ với xe ôtô sẽ được thực hiện từ ngày 1/1/2015, với xe máy từ ngày 1/1/2017. “Đây chính là cơ sở để hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về đăng ký xe và hoàn thành việc khai báo tài khoản của chủ sở hữu phương tiện. Cùng với đó, việc lắp đặt camera trên QL1, một số tuyến cao tốc và tại các đô thị sẽ phát huy hiệu quả khi xử phạt qua hình ảnh và nộp phạt qua tài khoản ngân hàng”, ông Hà chia sẻ.
Người dân làm thủ tục đăng ký mới hoặc sang tên đổi chủ phương tiện tới đây sẽ phải khai báo tài khoản ngân hàng
Hiện nay, việc thực hiện thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu phương tiện đang gấp rút được triển khai. Tuy chưa có số liệu chính thức, nhưng người dân đã chấp hành tương đối tốt. Tại Thừa Thiên Huế, trong 10 tháng qua, số lượng phương tiện thực hiện sang tên và đổi biển số tại Đội đăng ký, quản lý xe lái (Phòng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế) lên tới 1.224 phương tiện. Trung tá Lê Văn Sơn, Đội trưởng Đội CSGT Công an TP Huế cho biết, mỗi tháng có khoảng 20 – 30 xe máy chưa chính chủ được chủ sở hữu đến thực hiện sang tên. Số lượng người dân quan tâm thực hiện sang tên đổi chủ chuyển biến đáng kể là do tâm lý sợ bị phạt. Mức phạt khá cao sau khi quy định xử phạt xe không chính chủ có hiệu lực. Việc sang tên đổi chủ cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng giải pháp xử phạt qua tài khoản ngân hàng trong thời gian tới.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng: “Với lộ trình hoàn thiện cơ sở dữ liệu về sở hữu phương tiện chính xác, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm trật tự ATGT sẽ phát huy hiệu quả. Lúc đó, khả năng ứng dụng thanh toán điện tử sẽ dễ hơn nhiều”.
Ông Hùng cho biết thêm, giai đoạn đầu nên thí điểm ở một số địa phương để có đầy đủ thông tin, có đánh giá hiệu quả thực tế. Với điều kiện hiện nay, công nghệ đã sẵn sàng chỉ cần thay đổi và nâng cao năng lực bộ máy trực tiếp thực hiện, nhất là công tác bảo mật thông tin thì sẽ thực hiện được. “Theo tôi được biết, ngành Công an đang nghiên cứu để triển khai trong thời gian tới”, ông Hùng nói.
Theo Giao thông Vận tải
Bảo hiểm từ chối chi trả, tài xế bị "hôi bia" phải tự trả nợ 270 triệu đồng
Công ty bảo hiểm đã từ chối chi trả. Anh Hậu và chủ xe phải hoàn toàn có trách nhiệm với số nợ lên đến 270 triệu đồng cho số bia bị mất trong vụ "hôi của" vừa qua.
Sau nhiều ngày chờ đợi trong hồi hộp và lo lắng, anh Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê ở Bình Định) - tài xế chuyến xe chở bia gặp nạn hôi của tại Biên Hòa đã phải đón nhận tin không như mong muốn từ công ty bảo hiểm. Anh cho biết: "Bên bảo hiểm đã từ chối chi trả cho vụ tai nạn này vì theo họ đó là một vụ cướp chứ không phải tai nạn. Bởi vì khi bên bảo hiểm ra hiện trường thì tất cả đã "sạch sẽ", chẳng còn gì và như vậy theo luật, họ có quyền không thanh toán bảo hiểm cho chúng tôi".
"Đây là một ký ức kinh khủng đến nhớ đời của tôi, chỉ sau 15 - 30 phút xảy ra tai nạn thì toàn bộ số bia đổ xuống và cả những thùng vỏ bia hay mấy lon bia bể, vỡ cũng mất sạch. Bọn họ thu gom còn nhanh và "gọn" hơn cả đội vệ sinh môi trường nữa. Tôi thật sự bị shock sau khi thấy quá hoảng loạn".
Anh Hồ Kim Hậu - nạn nhân chính của vụ hôi của kinh hoàng ở Biên Hòa. Ảnh: Tri thức.
Về những thông tin mới nhất của sự việc, anh Hậu chia sẻ: "Bên giám đốc công ty cũng đã họp, họ sẽ giúp đỡ cho anh em nhà xe (chủ xe và tài xế) một phần nhỏ nhưng không thể gánh nhiều vì đó là trách nhiệm của chúng tôi. Anh S. (chủ xe) cũng là người khó khăn. Anh ấy phải vay mượn mới đủ tiền mua lại chiếc xe này để kiếm sống chứ không phải dân đại gia dư dả gì nên chúng tôi rất đau đầu vì lo lắng. Anh S. có nói chắc đợi công ty phụ cho một ít rồi bán xe đền bù tiền bia. Tôi thì nghèo, hai vợ chồng làm công ăn lương mỗi tháng vài triệu, nhà không có nổi cái xe đạp nên chả biết bán gì. Nếu sự việc không có tiến triển mới thì chắc anh S. phải bán xe để tránh tù tội cho tôi. Còn tôi chắc phải đi làm công cả đời cho anh ấy để trả nợ...".
Anh Hậu cho biết, công ty vận chuyển đã thay anh trả cho hãng bia số tiền bia thất thoát đó. Ban giám đốc công ty cũng thông cảm và chia sẻ với anh số tiền 20 triệu đồng trên tổng số 290 triệu đồng mà anh phải đền. Như vậy, anh Hậu và chủ xe phải hoàn toàn có trách nhiệm với số nợ lên đến 270 triệu đồng cho số bia bị mất trong tai nạn vừa qua.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hoàn cảnh tài xế Hậu khá khó khăn. Anh Hậu mỗi ngày phải rong ruổi theo những chuyến xe liên tỉnh kiếm tiền. Vợ anh mới sinh con nhưng đã phải đi làm ở công ty giày da (lương 3 triệu đồng/tháng). Con gái anh Hậu chỉ mới 5 tháng phải đi gửi để bố mẹ đi làm mỗi ngày. Anh cho biết từ ngày gặp nạn, 2 vợ chồng cũng động viên nhau nhiều và vợ anh còn lo lắng hơn cả anh vì sợ chồng bị đi tù trước tai nạn trên trời rơi xuống này.
Anh Hậu bên gia đình của mình. Con gái anh chỉ mới 5 tháng tuổi và đã bị sốt suốtnhiều ngày nay. Ảnh: Lao Động Online.
Anh Hậu nói: "Tôi mong những người đã cướp bia của công ty nghĩ lại và cho tôi xin lại số bia đó để bù cho công ty. Tôi còn gia đình, còn vợ nghèo và con thơ phải nuôi dạy. Tôi không muốn vì tai nạn ngoài ý muốn này mà chủ xe phải đổ nợ vì bán xe, cũng không muốn đi tù oan ức như thế này. Xin mấy anh chị cho tôi xin lại số bia đã lấy để tôi trả cho công ty, được phần nào đỡ phần nấy".
Mọi thông tin liên lạc xin gửi về:
Anh Hồ Kim Hậu
Địa chỉ nơi trọ: 2108 tổ 9 - ấp 5 - xã Thạnh Phú - Huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai.
Điện thoại: 0972 407 677
Theo Phap luât xa hôi
Đề xuất lập "thùng trả bia" ở Biên Hòa "Người dân TP.Biên Hòa nên lập một thùng (ngay chỗ xảy ra tai nạn) ghi là "Nơi trả bia" để tiếp nhận số bia bị lấy cắp. Hoặc ai đã trót uống bia thì có thể quy ra tiền và kèm lời xin lỗi coi như "người uống bia trả chậm thanh toán tiền cho anh tài xế"", một độc giả đề xuất....