Khi nào người Mỹ sẽ cảm nhận được tác động của Đạo luật Giảm lạm phát?
Ngày 12/8, Hạ viện Mỹ đã thông qua Đạo luật Giảm lạm phát năm 2022 và Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ ký thành luật trong thời gian sớm nhất.
Khách hàng chọn mua đồ trong siêu thị ở Washington, D.C., Mỹ ngày 13/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Đạo luật trên là một thành tựu lớn đối với các đảng viên Dân chủ, những người đã đấu tranh trong nhiều tháng để có thể thông qua các chính sách xã hội và khí hậu đầy tham vọng của Tổng thống Biden, cũng như tầm nhìn của ông về việc tăng thuế đối với người giàu.
Đạo luật bao gồm các khoản đầu tư lớn để giúp đưa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thuốc kê đơn có giá cả phải chăng hơn, chống lại quá trình biến đổi khí hậu và đánh thuế các tập đoàn giàu có.
Điều đáng chú ý là dù cái tên của đạo luật cho thấy mục tiêu kiềm chế lạm phát đang tăng cao, các ước tính cả chính thức lẫn độc lập đều cho thấy đạo luật này ít có khả năng đưa giá cả đi xuống. Dù vậy, đây vẫn là một đạo luật quan trọng, giúp đạt được một số sáng kiến đã bị sa lầy trong các cuộc tranh luận của Quốc hội Mỹ trong nhiều thập kỷ qua.
Các nội dung đáng chú ý của đạo luật
Đạo luật Giảm lạm phát là một phiên bản rút gọn của dự luật Xây dựng lại Tốt hơn (Build Back Better), nhằm đưa ra các khoản đầu tư có quy mô lớn kỷ lục vào mạng lưới an sinh xã hội của nước Mỹ. Đồng thời, đạo luật mới cũng tạo ra khoản đầu tư lớn nhất trong lịch sử Mỹ vào quá trình chống biến đổi khí hậu, giảm chi phí thuốc kê đơn và tăng thuế đối với các công ty.
Dưới đây là các nội dung chính:
* Áp mức thuế suất doanh nghiệp tối thiểu: Các công ty có thu nhập ít nhất 1 tỷ USD sẽ chịu mức thuế mới là 15%. Thuế đánh vào cá nhân và hộ gia đình sẽ không bị tăng. Các tập đoàn tiến hành mua lại cổ phiếu cũng sẽ phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt 1%.
* Cải cách giá thuốc kê đơn: Một trong những điều khoản quan trọng nhất của Đạo luật Giảm lạm phát sẽ cho phép chương trình chăm sóc y tế giá rẻ Medicare thương lượng giá của một số loại thuốc theo toa, hạ mức giá mà những người thụ hưởng sẽ phải trả cho thuốc của họ. Chi phí thuốc theo toa tự trả hàng năm của những người tham gia Medicare sẽ có giới hạn là 2.000 USD. Chính sách này sẽ có hiệu lực bắt đầu từ năm 2025.
* Hỗ trợ IRS thực thi chính sách thuế: Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) đã lên tiếng cảnh báo trong nhiều năm liền về việc bị thiếu nguồn cung tài chính và không thể thực hiện nhiệm vụ của mình. Đạo luật sẽ đầu tư 80 tỷ USD vào cơ quan thuế quốc gia trong 10 năm tới.
* Gia hạn trợ cấp cho Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng (ACA): Hiện tại, chính phủ liên bang đang trợ cấp phí bảo hiểm y tế theo ACA để giúp giảm chi phí cho người dân. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, những khoản trợ cấp dự kiến hết hạn vào cuối năm nay sẽ được gia hạn đến năm 2025. Khoảng 3 triệu người Mỹ có thể mất bảo hiểm y tế nếunhững khoản trợ cấp này không được gia hạn.
Video đang HOT
* Đầu tư vào an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu: Đạo luật cũng bao gồm nhiều khoản đầu tư vào việc bảo vệ khí hậu. Chúng bao gồm tín dụng thuế cho các hộ gia đình để bù đắp cho chi phí năng lượng, đầu tư vào sản xuất năng lượng sạch cũng như tín dụng thuế nhằm giảm lượng khí thải carbon.
Mục tiêu lớn nhưng cần thời gian hiện thực hóa
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố được đưa ra sau khi Thượng viện thông qua đạo luật, Tổng thống Biden khẳng định rằng luật mới sẽ giúp giảm lạm phát cho người dân Mỹ. Nhưng một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng trên thực tế, Đạo luật Giảm lạm phát có thể sẽ không làm giảm giá cả.
Tuy nhiên, các chuyên gia của Mô hình Ngân sách Penn Wharton (PWBM) có rất ít niềm tin về việc đạo luật sẽ tác động đến tình hình lạm phát. PWBM là một tổ chức phi đảng phái thuộc Đại học Pennsylvania, chuyên tập trung nghiên cứu, phân tích về tác động tài khóa của các chính sách công.
Còn theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), một cơ quan liên bang cung cấp thông tin về ngân sách và kinh tế cho Quốc hội, đạo luật sẽ hầu như không ảnh hưởng đến lạm phát trong thời gian tới, thậm chí có thể đẩy giá tăng lên.
CBO ước tính đạo luật sẽ có “tác động không đáng kể đến lạm phát” vào năm 2022. Sang năm 2023, đạo luật sẽ chỉ khiến lạm phát biến động trong khoảng tăng hoặc giảm 0,1 điểm phần trăm so với hiện tại.
Dù vậy, ngay cả khi đạo luật không có nhiều ảnh hưởng tới tình hình lạm phát, CBO cũng ước tính đạo luật sẽ giúp giảm thâm hụt hơn 100 tỷ USD trong thập kỷ tới. Theo số liệu từ Trung tâm Chính sách lưỡng đảng, chính phủ liên bang đã thâm hụt 2.800 tỷ USD vào năm 2021. Đạo luật mới dự kiến sẽ giúp giảm 4% trong mức thâm hụt đó.
Mặc dù đạo luật có thể chưa góp phần hiệu quả trong việc giảm đà tăng giá cả ngay lập tức cho người tiêu dùng, đạo luật này vẫn rất đáng chú ý theo những cách khác. Theo The Wilderness Society, một tổ chức phi lợi nhuận về bảo tồn đất được thành lập vào năm 1935, Đạo luật Giảm lạm phát được mô tả là một “bước đột phá” về chính sách khí hậu của nước Mỹ.
Với việc đầu tư gần 370 tỷ USD vào năng lượng tái tạo, các chương trình bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng già và nhiều biện pháp khác, đạo luật dự kiến sẽ giúp giảm 40% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Mỹ trong vòng tám năm tới.
Tính toán ngoại giao của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trước bầu cử
Thổ Nhĩ Kỳ đang phát huy thế mạnh ngoại giao trên trường quốc tế trong bối cảnh Tổng thống Erdogan đối mặt với những thách thức bầu cử lớn nhất trong gần 20 năm cầm quyền.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại dinh thự Bocharov Ruchei ở Sochi, Nga, ngày 28/9/2021. Ảnh: EPA
Một loạt "chiến thắng ngoại giao", trong đó có việc làm trung gian cho thỏa thuận nối lại xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, đã giúp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tránh được những lời chỉ trích về những yếu kém kinh tế ở trong nước, đồng thời giúp ông có thời gian đề ra chiến lược tranh cử cho cuộc bầu cử vào năm tới.
Khi ông Erdogan đối mặt với những điều đang được định hình là thách thức bầu cử lớn nhất trong gần 20 năm cầm quyền của mình, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đang phát huy thế mạnh ngoại giao trên toàn cầu.
Phát biểu trước đám đông trong một cuộc vận động tranh cử ở Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ sau khi hội đàm tại Nga với Tổng thống Vladimir Putin, ông Erdogan: "Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua thời kỳ mạnh nhất về mặt chính trị, quân sự và ngoại giao".
Nhưng những thành tựu ngoại giao của ông Erdogan lại trái ngược với bức tranh kinh tế đang trở nên tồi tệ ở trong nước, với lạm phát tăng vọt lên 79% và đồng lira suy yếu gần mức thấp kỷ lục mà nó đạt được trong cuộc khủng hoảng tiền tệ gần đây nhất vào tháng 12 năm ngoái.
Những người phản đối đổ lỗi cho các chính sách kinh tế của ông Erdoğan, trong đó có một loạt cắt giảm lãi suất bất chấp lạm phát cao và việc sa thải ba thống đốc ngân hàng trung ương kể từ năm 2019, khiến nước này thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài để hỗ trợ nền kinh tế.
Tổng thống Erdoğan cho biết kết quả từ các chính sách kinh tế của chính phủ - ưu tiên xuất khẩu, sản xuất và đầu tư - sẽ trở nên rõ ràng hơn trong quý đầu tiên của năm 2023.
Vị thế quốc tế
Thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine, bị phong tỏa kể từ khi xung đột với Nga nổ ra, có thể giảm bớt tình trạng thiếu lương thực khiến hàng triệu người nguy cơ rơi vào nạn đói và khiến giá cả toàn cầu tăng cao.
Dưới sự trung gian của Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, thỏa thuận được ký kết sau khi ông Erdoğan bảo đảm nhượng bộ từ NATO liên quan đến sự gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển, cũng như khởi động quan hệ hợp tác với các cường quốc đối thủ ở Trung Đông.
Hồi tháng 6, ông Erdoğan cũng nhận được cam kết từ Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng sẽ hỗ trợ bán máy bay chiến đấu F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi Washington chặn Ankara mua máy bay chiến đấu F-35 tiên tiến hơn vì mua vũ khí (hệ thống tên lửa phòng không S-400) của Nga.
Phép thử trước bầu cử
Là người nắm quyền lâu nhất và là nhân vật chính trị có ảnh hưởng nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi Mustafa Kemal Atatrk thành lập quốc gia này gần một thế kỷ trước, ông Erdoğan phải đối mặt với các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống đầy thách thức dự kiến diễn ra vào tháng 6/2023.
Một cuộc khảo sát của cơ quan thăm dò ý kiến Metropoll vào tuần trước cho thấy sự ủng hộ dành cho Đảng Công lý và phát triển (AKP) cầm quyền do ông Erdoğan lãnh đạo đã tăng nhẹ lên 33,8%, vẫn là mức cao nhất đối với tất cả các đảng phái khác. Nhưng ông Erdoğan sẽ phải đối mặt với một liên minh lỏng lẻo trước các đảng đối lập, và các cuộc thăm dò cho thấy ông đang đứng sau các ứng cử viên tổng thống của phe đối lập.
Mối quan tâm hàng đầu của cử tri là tình trạng nền kinh tế và sự hiện diện của 3,6 triệu người tị nạn Syria, được Thổ Nhĩ Kỳ chào đón khi bắt đầu cuộc xung đột ở Syria nhưng ngày càng bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là đối thủ cạnh tranh về việc làm và dịch vụ.
Erdoğan Toprak, một nhà lập pháp từ đảng Nhân dân Cộng hòa (CHP) đối lập chính và là cố vấn cấp cao cho nhà lãnh đạo của CHP, Kemal Kılıdaroğlu, cho biết: "Chính phủ đang sử dụng chính sách đối ngoại như một công cụ để che đậy thảm họa kinh tế, thể hiện về 'chiến thắng ngoại giao' trên sân nhà".
Ông Toprak cũng cho rằng ngay cả trên mặt trận ngoại giao, Tổng thống Erdoğan đã nhượng bộ, làm "suy yếu và tổn hại phẩm giá của Thổ Nhĩ Kỳ".
Khôi phục các mối quan hệ khu vực
Tổng Erdoğan, người vượt qua các cuộc biểu tình chống chính phủ lớn vào năm 2013 và một nỗ lực đảo chính vào năm 2016, đã tìm cách sửa chữa mối quan hệ căng thẳng với các cường quốc Trung Đông khác, một phần với hy vọng thu hút các nguồn vốn nước ngoài cần thiết.
Tổng thống Erdoğan gặp Thái tử UAE Abu Dhabi Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan ngày 14/2/2022. Ảnh: EPA
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đối thủ của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc nội chiến ở Libya và tranh chấp vùng Vịnh đối với Qatar, đã tham gia cùng Trung Quốc, Qatar và Hàn Quốc trong các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Ankara trị giá tổng cộng 28 tỷ USD. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang hy vọng về một thỏa thuận với Saudi Arabia, và đã có những động thái nhằm cải thiện quan hệ với Ai Cập cũng như Israel.
"Các cử tri nhận thức được lợi ích của ngoại giao. Đôi khi họ sẽ phàn nàn về nền kinh tế hoặc người tị nạn, nhưng họ sẽ bỏ phiếu cho ông Erdoğan vì tiếp tục lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ hiệu quả", một quan chức Đảng AK nói.
Điều đó đang được coi là chìa khóa đối với chính sách ngoại giao của ông Erdoğan ở Trung Đông và xa hơn nữa là điều mà ông gọi là "sự hiểu biết chung, dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau" với Nga - một mối quan hệ khiến các đối tác NATO của Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng lo ngại kể từ khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm cách cân bằng giữa Nga và Ukraine bằng cách vừa cung cấp vũ khí cho Ukraine, vừa từ chối tham gia cùng phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moskva - lập trường mà Ankara cho rằng đã giúp các nỗ lực hòa giải của họ gặt hái được kết quả.
Ông Erdoğan cho biết: "Bằng cách đảm bảo việc mở hành lang ngũ cốc, chúng tôi đã khẳng định một lần nữa vai trò chủ chốt của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu".
GDP của Nga trong quý II/2022 giảm 4% Cơ quan Thống kê LB Nga (Rosstat) ngày 12/8 công bố dữ liệu sơ bộ cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý II vừa qua giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, Rosstat cho biết trong quý I năm nay, GDP của Nga tăng 3,5%. Người dân mua sắm tại một siêu thị ở...