Khi nào nên uống cà phê?
Cà phê là một loại thức uống được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nếu uống cà phê không đúng cách hoặc quá nhiều, nó sẽ gây ra một số tác hại trên cơ thể của bạn.
Ảnh minh họa.
Cà phê có chứa một số chất caffeine. Uống cà phê hàng ngày có một mối quan hệ trực tiếp nào đó đến sức khỏe của bạn? Có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của cà phê có lợi đối với sức khỏe và có thể ngăn ngừa một số bệnh. Vậy thì câu hỏi đặt ra là uống cà phê như thế nào thì có lợi cho sức khỏe?
Dưới đây là một số lợi ích khi uống cà phê hàng ngày:
Tình táo: Do chất cafein có trong cà phê có thể kích thích hệ thống thần kinh trung ương trong não, giúp “làm mới” bộ não, mang lại cho bạn khả năng tư duy rõ ràng và nâng cao hiệu quả công việc. Và đây là lý do chính tại sao rất nhiều nhân viên văn phòng không thể bỏ qua thức uống cà phê.
Chống ôxy hóa: Axit caffeic và axit chlorogenic trong cà phê có chức năng chống oxy hóa, nó có thể loại bỏ các gốc tự do và làm chậm sự lão hóa của cơ thể con người. Hơn nữa, một số nghiên cứu đã khẳng định rằng tác động chống oxy hóa của cà phê có thể được so sánh với trà xanh.
Lợi tiểu và ngăn ngừa phù nề: Caffeine khiến cho thận sản xuất nhiều nước tiểu hơn, giúp loại các độc tố trong cơ thể. Đồng thời, cà phê, đặc biệt là cà phê đen, có tác dụng lợi tiểu đáng kể và có thể giúp loại bỏ phù nề.
Video đang HOT
Giảm cân: Cà phê có thể thúc đẩy sự trao đổi chất và làm giảm nhiệt, vì vậy nó có thể đạt được hiệu quả giảm cân.
Chống trầm cảm: Cà phê có thể làm cho mọi người hạnh phúc và đầy tinh thần, và cũng có thể làm giảm trầm cảm.
Ngăn ngừa tiểu đường: Caffeine có khả năng làm tăng lượng đường trong máu nhưng chỉ trong thời gian ngắn và nó làm tăng độ nhạy cảm của các insulin trong cơ thể, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.
Ngăn chặn viêm mũi dị ứng, hen suyễn: Cà phê còn có tác dụng ngăn chặn sự tấn công của viêm mũi dị ứng và hen suyễn. Chúng ta có thể tận dụng các lợi thế của cà phê, uống một tách cà phê trước khi bị bệnh viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn tấn công.
Ngăn ngừa ung thư: Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Harvard, những người uống cà phê thường xuyên có thể giảm tới 50% nguy cơ ung thư vú, ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt. Tác dụng này có thể do hàm lượng cao chất chống oxy hóa trong cà phê.
Tuy nhiên, khi các dây thần kinh cảm giác được kích nó sẽ làm giảm sự thèm ăn. Do vậy, nếu bạn uống cà phê trước khi ăn, bạn sẽ không cảm thấy thèm ăn nữa. Ngoài ra, cafein trong cà phê sẽ kích thích dạ dày và tăng sự tiết dịch dạ dày, nó là rất có hại cho bệnh nhân bị loét dạ dày. Đây là những tác hại của cà phê. Nhưng nếu bạn uống cà phê sau khi bạn đã ăn, sự tiết dịch dạ dày đang gia tăng, nó có thể giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
Do vậy, cách lý tưởng là để uống cà phê sau khi ăn, nó sẽ không gây tác hại trên cơ thể. Một điều đáng chú ý là cho dù bạn uống cà phê trước hoặc sau bữa ăn, bạn không nên uống quá nhiều mỗi lần.
PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, lượng cà phê uống mỗi ngày phụ thuộc vào tổng lượng caffeine có trong cà phê và các thức uống có cafein (như các loại nước trà). Bạn không nên nạp vào cơ thể quá 400mg caffeine/ngày (tương đương với khoảng 3 tách cà phê). Uống quá mức, cơ thể sẽ bị mất nước, dễ mất ngủ. Nên uống cà phê vào buổi sáng, trưa hay chiều, không nên uống vào buổi tối có thể làm mất ngủ. Trẻ em không nên uống cà phê, tuổi teen có thể uống sữa-cà phê (sữa là chính có thể thêm chút cà phê). Những người bị mất ngủ kinh niên, bệnh cao huyết áp nên hạn chế uống cà phê.
Theo Vnmedia
Súp lơ có thể ngăn ngừa nhiều loại ung thư
Súp lơ cũng như các loại rau khác, chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Nhưng không nhiều người biết rằng nó có khả năng ngăn ngừa ung thư.
Chất chống oxy hóa và vitamin B trong súp lơ có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch và 5 loại ung thư sau:
1. Ung thư đại trực tràng
Súp lơ rất giàu chất xơ. Chất xơ cung cấp glucoraphin tốt cho tiêu hóa và giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Glucoraphin sẽ bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm giảm nguy cơ ung thư, cũng như một loạt bệnh về dạ dày và ruột.
2. Ung thư tuyến tiền liệt
Súp lơ giúp làm giảm và ngăn ngừa viêm, chảy máu, đặc biệt là ở tuyến tiền liệt. Súp lơ cũng rất giàu chất chống oxy hóa có thể ngăn chặn các gốc tự do gây ung thư.
3. Ung thư vú
Súp lơ chứa các hóa chất tự nhiên như sulforaphane và indole - 3 - carbinol. Các chất này giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư, đặc biệt là trong các tế bào ung thư vú.
4. Ung thư cổ tử cung
Súp lơ có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung với sự kết hợp của các hóa chất tự nhiên, chất chống oxy hóa và vitamin C. Súp lơ cũng được chứng minh là một loại rau lành mạnh cho phụ nữ, đặc biệt là trong việc phòng ngừa ung thư.
5. Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng thường không có triệu chứng rõ ràng lúc đầu. Tuy nhiên, loại ung thư này có thể được ngăn ngừa bằng cách ăn súp lơ. Nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng thường cao hơn ở những phụ nữ không có con, đã mắc ung thư ruột kết và ung thư vú, đã sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone.
Theo VnExpress
Giảm ung thư thận vì ăn nhiều cà chua Nghiên cứu mới trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy, phụ nữ ăn nhiều cà chua hoặc trái cây, rau củ có chứa lycopene khác như dưa hấu, bưởi có khả năng giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư: ung thư thận, ung thư phổi và ung thư dạ dày. Ảnh minh...