Khi nào nên thay má phanh ô tô?
Ai sở hữu xế hộp đều nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo dưỡng ô tô và chú ý đến việc thay thế các bộ phận, trong đó có hệ thống phanh.
Má phanh (hay còn gọi là bố thắng) là một bộ phận quan trọng trong hệ thống phanh ô tô. Má phanh có nhiệm vụ tiếp xúc với phần quay của phanh, tạo ra lực ma sát để giúp giảm tốc độ quay của bánh xe.
Trong quá trình hoạt động, do má phanh phải chịu lực ma sát liên tục nên sẽ bị mòn theo thời gian. Vì thế, các nhà sản xuất ô tô luôn khuyến cáo cần kiểm tra và thay má phanh định kỳ. Tuy nhiên, nếu sử dụng phanh không đúng cách hoặc hệ thống phanh xảy ra lỗi không được khắc phục sớm cũng sẽ khiến má phanh nhanh mòn hơn bình thường.
Ảnh minh họa.
Khi nào nên thay má phanh ô tô?
Điều đầu tiên, thời gian sử dụng của má phanh không liên quan gì đến quãng đường đi được của xe. Nếu một số chủ xe sử dụng má phanh đúng cách, tuổi thọ của má phanh thậm chí có thể lên tới 100.000 km. Nói cách khác, bao lâu thì thay má phanh phụ thuộc hoàn toàn vào thói quen lái xe của chủ xe và môi trường, điều kiện đường sá lưu thông.
Video đang HOT
Ngoài ra, đối với những xe ô tô sử dụng hàng ngày, chủ xe nên quan tâm hơn đến độ dày của má phanh, khi má phanh sau mòn đến mức nhìn thấy vẫn còn 3mm thì cần phải thay mới.
Hầu hết các má phanh đều có “âm thanh báo động”. Nếu tiếng kêu xèo xèo của tiếng “sắt cọp” kèm theo tiếng gõ nhẹ vào phanh thì bạn cần xem xét má phanh có mòn đến mức giới hạn hay không.
Khi má phanh bị mòn đến vị trí cực hạn, tấm sắt chịu trách nhiệm cảnh báo mòn sẽ tiếp xúc với đĩa phanh và tạo ra tiếng rít liên tục.
Ảnh minh họa.
Các chuyên gia ô tô khuyến cáo, sau khoảng 80.000km quãng đường xe di chuyển hoặc sau 2 năm vận hành xe, các tài xế hãy kiểm tra và thay thế má phanh mới.
Ngoài ra, trên thị trường cũng có một số loại má phanh như má phanh hữu cơ được làm từ các sợi hữu cơ phi kim, ít gây tiếng ồn nhưng nhanh bị ăn mòn. Má phanh kim loại hoạt động tốt ở nhiệt độ cao nhờ được làm từ vật liệu kết hợp giữa hữu cơ và kim loại; má phanh gốm được tọa thành từ sợi ceramic và sợi đồng trộn lẫn với nhau, đây là loại má phanh đắt tiền nên cũng tốt và bền bỉ hơn.
Tuy nhiên, chủ xe cũng cần lưu ý rằng má phanh có thể tự kiểm tra, không nên tự thay vì điều này đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn và dụng cụ chuyên nghiệp nhất định
Bên cạnh đó, chủ xe cần hình thành thói quen lái xe tốt. Khi dừng đèn đỏ, bạn có thể nhả ga để trượt, giảm tốc độ và đạp nhẹ phanh khi sắp dừng. Điều này có thể làm giảm sự mài mòn của má phanh một cách hiệu quả.
Khi đổ đèo trên những cung đường dốc, việc rà phanh cũng khiến nhiệt độ phanh tăng cao. Nếu để nhiệt độ lên 600 – 700 độ C có thể gây ra hiện tượng mất phanh, dẫn đến các vụ tai nạn đáng tiếc. Do đó, các tài xế hãy chuyển về mức số thấp để hãm tốc độ trôi xe, cũng như tránh hiện tượng mất phanh.
Khi nào cần phải thay má phanh ô tô để đảm bảo an toàn?
Má phanh là bộ phận rất quan trọng đảm bảo sự an toàn của phương tiện. Nếu má phanh bị mòn sẽ gây ảnh hưởng đến việc giảm tốc độ, dừng xe.
Má phanh là bộ phận cần thay thế định kỳ
Hỏi:
Tôi đang sử dụng chiếc Volkswagen Scirocco 2010. Dạo gần đây khi đạp phanh thấy bàn đạp sâu hơn hồi mới mua. Xin hỏi có phải đó là dấu hiệu mòn má phanh và phải thay má phanh mới?
Lê Huyền Chi (Thanh Xuân, Hà Nội)
Trả lời:
Dựa vào những tình trạng theo mô tả ban đầu, có thể dự đoán má phanh của chiếc xe đã mòn và đến lúc cần phải thay thế để đảm bảo an toàn. Đối với phương tiện, má phanh là bộ phận rất quan trọng trong việc giảm tốc độ của xe, đảm bảo sự an toàn. Nếu má phanh bị mòn sâu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm tốc độ hoặc dừng xe.
Độ mòn của má phanh nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cách chạy của mỗi người. Tuy nhiên má phanh sẽ mòn nhanh hơn khi thường sử dụng xe ở những thành phố đông đúc, nơi luôn đạp phanh, rà phanh liên tục do tắc đường. Ngược lại, nếu hay đi đường thoáng, rộng, ít phải sử dụng đến phanh, má phanh sẽ lâu mòn hơn.
Một số biểu hiện nhận biết má phanh mòn như: Đạp phanh thường chạm sàn, khi phanh có hiện tượng xe hoặc tay lái bị rung lắc, tiếng kêu rít hoặc âm thanh kim loại va vào nhau do lớp bố thắng bị mòn... Bên cạnh đó, có thể nhận biết thông qua đèn cảnh báo phanh sáng lên trên bảng điều khiển.
Theo khuyến cáo, má phanh là bộ phận cần thay thế định kỳ, thông thường với xe ô tô là 2 năm hoặc 50.000km tuỳ theo điều kiện nào đến trước. Nếu thường xuyên rà phanh hay di chuyển liên tục ở điều kiện đường đông thì thời gian thay thế bộ phận này sẽ sớm hơn.
Tuy nhiên, vì hệ thống an toàn rất quan trọng nên khi có những dấu hiệu lạ liên quan đến hệ thống phanh, tốt nhất nên đưa xe tới ngay các trung tâm bảo hành, bảo dưỡng chính hãng hoặc garage uy tín để được kiểm tra và khắc phục sớm nhất.
10 lưu ý khi ô tô 'nghỉ dịch' dài ngày mà chủ xe cần làm ngay Ô tô không được sử dụng trong thời gian dài do "nghỉ dịch" có thể dẫn đến những hư hỏng, hao mòn nên chủ xe cần lưu ý bảo quản. Động cơ Theo các chuyên gia, nếu đỗ xe dài ngày bạn phải khởi động cho động cơ nổ máy trong khoảng 15 phút cứ sau 2 tuần. Điều này có tác dụng...