Khi nào nên mổ u xơ tuyến vú?
U xơ tuyến vú là một trong những khối u vú lành tính phổ biến nhất ở phụ nữ trẻ từ 20-50 tuổi .
U xơ tuyến vú là khối u cứng, bề mặt nhẵn, ranh giới rõ ràng và không đau, xuất phát từ các cấu trúc cơ thượng mô nằm gần ống sữa, bên ngoài các tiểu thùy tuyến vú.
Người phụ nữ có thể có một hay nhiều u xơ ở một bên hoặc cả hai vú. Khối u có thể thu nhỏ kích thước khi đến tuổi mãn kinh do sự sản xuất các hormone oestrogen và progestoge suy giảm.
Hầu hết các u xơ tuyến vú lành tính, chỉ có khoảng 2% trường hợp u xơ tiến triển thành ác tính. (Ảnh minh họa)
Có nhiều loại ung thư tuyến vú:
U xơ tuyến vú đơn giản có đặc điểm là kích thước nhỏ hơn 3 cm, tròn, bờ rõ, mịn màng, sờ di động dễ, ấn không đau.
U xơ tuyến vú phức tạp có nhiều đặc điểm bất thường như: sự phát triển quá mức của các tế bào , vôi hóa, chuyển sản bất sản, kèm các nang lớn hơn 3 mm.
U xơ thanh thiếu niên, là loại u vú phổ biến nhất ở các bé gái và thanh thiếu niên từ 10-18 tuổi. Những u xơ này có thể phát triển lớn nhanh, nhưng hầu hết co lại theo thời gian hoặc biến mất.
U xơ khổng lồ có thể lớn hơn 5 cm, gây bất cân xứng 2 vú, loại u này cần được phẫu thuật.
U phyllodes thường lành tính, một số khối u có thể trở thành ung thư (ác tính). Do vậy, dạng u này cần được phẫu thuật.
Hầu hết các u xơ tuyến vú lành tính, chỉ có khoảng 2% trường hợp u xơ tiến triển thành ác tính. Tuy nhiên, nguy cơ ung thư vú cao hơn đối với dạng u xơ phức tạp, u vú khổng lồ hoặc khối u phyllodes.
Video đang HOT
5 bất thường hay gặp ở 'núi đôi'
Đôi gò bồng đảo luôn là vũ khí lợi hại của chị em. Thế nhưng khi gặp bất thường về nó, chị em lại hay chủ quan, dễ bỏ qua hoặc đợi xảy ra những hậu quả mới tá hỏa đi khám.
Có lẽ bạn không rõ nhưng "núi đôi" săn chắc hay chảy xệ, nhũ hoa màu hồng nhạt hay nâu sẫm... cho biết khá nhiều điều về sức khỏe của chính bạn đấy. Hãy cùng xem vẻ ngoài của "bộ đôi năng động" tiết lộ điều gì nhé!
1. Cấu tạo vú của phụ nữ trưởng thành
Cấu tạo vú là do mô liên kết, mô mỡ và dây chằng cooper. Vú bao gồm có cấu tạo ngoài và trong vú:
Cấu tạo ngoài của vú bao gồm: Núm vú (có hình dẹt, hình nón, trụ. Màu sắc phụ thuộc vào sắc tố da và độ mỏng của da. Có khoảng 15-25 ống dẫn sữa và xoang chạy xuyên qua núm vú và mở ra ở đầu vú). Quầng vú (đó là vùng da sậm có đường kính 2 - 6cm ở đầu vú. Da của quầng vú có nhiều nốt nhỏ, phía dưới là các tuyến nhờn Montgomery). Da (vùng da mỏng bao quanh các mô tuyến của ngực. Vùng da này yếu và thường dễ biến dạng, đặc biệt là sau thời gian cho con bú).Cấu tạo trong của vú bao gồm: Lớp mỡ dưới da (chiếm tới 90% thể tích bầu ngực và định hình dáng và độ mềm mại của bầu vú). Thùy tuyến vú (2 bên vú được chia thành các thùy thuộc mô tuyến, nơi sản xuất sữa, và mỗi một thùy này chứa 15-25 ống dẫn sữa). Ống dẫn sữa (các ống này chạy tới núm vú. Mỗi ống dẫn sẽ mở rộng ra thành những túi tập hợp sữa ngay phía sau núm vú).Cơ ngực lớn ( nằm ngay trước xương sườn và nó như một lớp đệm cho bầu ngực của người phụ nữ).
Vú của phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc tiết sữa nuôi con. Nó cũng góp phần quan trọng về thẩm mỹ và tình dục.
2. Các bất thường hay gặp ở vú
Vú của phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc tiết sữa nuôi con. Nó cũng góp phần quan trọng về thẩm mỹ và tình dục. Việc thi thoảng xuất hiện những bất thường ở vú khiến chị em đau đầu.
Xin được liệt kê 5 bất thường hay gặp như sau:
Tiết dịch núm núm vú
Đây là bất thường hay gặp nhất ở phụ nữ lứa tuổi sinh sản. Sự tiết dịch núm vú tự nhiên một bên bất kể màu sắc, được coi là bất thường.
Tiết dịch núm vú có thể là huyết thanh, nhầy, sữa, có máu hay lẫn máu, mủ. Sự tiết dịch này có thể xảy ra tự nhiên hoặc chỉ khi ấn tay vào vú.
Tiết dịch núm vú có thể là biểu hiện của các bệnh: Ung thư ; rối loạn ống lành tính; rối loạn nội tiết; áp xe hoặc nhiễm trùng vú, hoặc sử dụng một số loại thuốc nhất định.
Tụt núm vú
Tụt núm vú là do sự kết dính ở gốc núm vú gắn kết da với mô bên dưới. Núm vú có thể chỉ bị tụt một bên, tụt tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Phụ nữ có thể bị tụt núm vú khi sinh. Phụ nữ sau cai sữa dễ bị hơn vì các ống sữa có thể đã bị hư hỏng hoặc trở nên xơ chai, co lại.
Núm vú bị tụt do da vú có thể chùng xuống và da xung quanh núm vú có thể trở nên lỏng lẻo
Bạn bị nhiễm trùng ở vú có thể gây viêm, kết quả là mô sẹo xơ kéo núm vú vào trong.
Nứt đầu nhũ hoa
Đó là tình trạng làm xuất hiện những vết nứt trên da nhũ hoa và quầng vú. Chủ yếu gặp ở phụ nữ có thai và đang cho con bú . Bởi vì khi mang thai nội tiết thay đổi ngực bạn to, căng hơn khiến vùng da núm vú và quầng vú bị kéo căng quá mức, làm xuất hiện các vết nứt.
Khi bú, trẻ ngậm ti không đúng cách, vùng da nhạy cảm ở nhũ hoa và quầng vú có thể bị kích ứng và trầy xước, gây nứt đầu ti.
Khi nhũ hoa bị nứt bạn cảm thấy đau, nhất là mùa hanh khô. Đầu ti khô, nứt, cháy máu. Da bong tróc, đóng vảy quanh núm vú và quầng vú
Hạt Montgomery
Đó là những nốt sần nhỏ li ti hoặc những hạt trắng xuất hiện ở quầng vú. Hạt Montgomery là một dạng tuyến bã chuyên sản sinh dầu. Chúng hoạt động mạnh mẽ và nở lớn hơn khi mang thai.
Hình dạng và kích cỡ hạt không giống nhau và sẽ thay đổi khi người phụ nữ có thai và cho con bú. Những hạt này có nhiệm vụ sản sinh dầu, giúp bôi trơn núm vú, ngăn ngừa khô da và kháng khuẩn, mùi hương của của nó có thể thu hút trẻ sơ sinh tìm đến vú mẹ. Thế nên nhiều bạn thấy chúng sưng to lại cậy ra khiến bị nhiễm trùng. Khi thấy các hạt xung quanh quầng vú có dấu hiệu sưng đỏ, gây đau hãy gặp bác sĩ và có hướng xử trí kịp thời.
U xơ tuyến vú
U xơ tuyến vú là những khối u vô hại của mô tuyến và mô sợi. Có 2 nguyên nhân chính gây u xơ tuyến vú đó là nội tiết tố và gen.
U xơ tuyến vú thường phát triển trong thời kỳ mang thai và có xu hướng nhỏ lại trong thời kỳ mãn kinh. Là một khối cứng, chắc, mịn.
Bệnh này thường không đau nhưng có có dấu hiệu căng ngực, khó chịu và đau khi đến kỳ kinh. U xơ tuyến vú có thể bị nhầm lẫn với u nang vú, ung thư vú di căn, xơ nang vú, ung thư hạch vú...
Để chẩn đoán được loại u vú của bạn, bác sĩ tiến hành thăm khám bằng cách hỏi vị trí, sờ nắn để đánh giá kết cấu, kích thước, tính di động và tính nhất quán của khối u. Sau đó hỏi về thời gian mà khối u tồn tại, sự thay đổi về kích thước của nó trong thời gian qua, nó có thể phụ thuộc vào hành kinh hay không, bạn có cơn đau vú kèm theo, bị tiết dịch hay có các triệu chứng khác không...
Ngực của phụ nữ là vùng nhạy cảm và cần được chăm sóc thường xuyên bởi bác sĩ chuyên khoa.
3. Lời khuyên của bác sĩ
Ngực của phụ nữ là vùng nhạy cảm và cần được chăm sóc thường xuyên theo bác sĩ chuyên môn. Bạn hãy nâng niu, chăm sóc đôi gò bồng đảo của mình bằng cách:
-Bổ sung các loại đậu đặc biệt là đậu nành, đậu xanh... vào thực đơn ăn hằng ngày để tăng kích thước vòng 1. Bạn có thể uống nước hoặc các chế phẩm từ đó: sữa đậu nành, mầm đậu nành, sữa đậu xanh, giá đỗ, đậu hũ, tào phớ... -Bổ sung các vitamin A, C, E để tăng độ đàn hồi và săn chắc cho da, giảm chảy xệ và xóa mờ các nếp nhăn trên da. Đồng thời, bồi bổ thể trạng, tăng cường miễn dịch để ngăn ngừa bệnh tật. -Nên mặc áo ngực rộng rãi và thoải mái, chất liệu thấm hút mồ hôi, đẹm lót không nên dày quá.-Nên vệ sinh ngực hằng ngày. Nếu cho con bú thì cần vệ sinh ngực trước và ngay sau khi cho em bé ti. -Vệ sinh ngực và núm vú với nước ấm và dùng khăn mềm để loại bỏ tế bào chết tích tụ trên núm vú.
Ung thư vú tiến triển như thế nào? Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị. Ung thư vú xảy ra khi...