Khi nào nên lấy cao răng?
Không nên đợi có cao răng mới đi lấy, vì khi cao răng hình thành thì đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả.
Sự nở rộ của các dịch vụ chăm sóc răng miệng đã làm “điên đầu” nhiều người khi hàng loạt các kỹ thuật lấy cao răng được quảng cáo rầm rộ kèm theo những lời khuyên rất khác nhau. Có nơi khuyên nên lấy hàng ngày, có nơi kêu hàng tuần, có nơi lại khuyên hàng năm. Nên ứng xử với cao răng như thế nào cho đúng cách?
Cao răng: ổ vi khuẩn
Sau khi ăn khoảng 15 phút sẽ có một lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng. Nếu màng này không được làm sạch, các vi khuẩn sẽ kéo đến và tích tụ ngày càng dày lên, gọi là mảng bám. Có một nghiên cứu cho thấy khoảng 70% trọng lượng mảng bám là vi khuẩn, tức trong 1mg mảng bám (bằng kích thước đầu tăm) chứa tới một tỉ vi khuẩn. Khi mảng bám còn mềm, có thể làm sạch khỏi bề mặt răng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi tồn tại lâu, mảng bám vôi hoá bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng), xác tế bào biểu mô, sự lắng đọng sắt của huyết thanh… trở nên cứng, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi, gọi là cao răng (vôi răng). Đến lúc này chỉ có nha sĩ mới có thể làm sạch bằng các dụng cụ chuyên dùng.
Cao răng có hai loại: cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường như đã mô tả ở trên. Khi cao răng thường gây viêm lợi, lợi ở vùng viêm sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ, lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh.
Đừng đợi có cao răng mới đi lấy
Nếu không lấy cao răng, độc tố của vi khuẩn trong cao răng sẽ gây ra viêm lợi với các biểu hiện răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Hoặc cũng có thể gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể lung lay và rụng. Cao răng còn gây ra viêm tuỷ ngược dòng. Vi khuẩn trong mảng cao răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh ở niêm mạc miệng: viêm niêm mạc miệng, lở miệng, viêm amidan, viêm họng… Do những ảnh hưởng này mà cao răng cần được lấy sạch. Tốt nhất nên kiểm tra các mảng bám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Không nên đợi có cao răng mới đi lấy, vì khi cao răng hình thành thì đã gây ra tổn thương và để lại hậu quả. Có nhiều phương pháp lấy cao răng, phổ biến nhất hiện nay là:
Lấy bằng máy thổi cát: tuy làm sạch cao răng khá tốt và hạn chế được lây nhiễm chéo nhưng lại dễ làm rỗ bề mặt răng do những hạt cát được phun ra trong quá trình làm sạch, khiến răng dễ nhiễm màu và tạo điều kiện cho mảng bám hình thành nhanh hơn.
Video đang HOT
Lấy bằng máy siêu âm: là phương pháp lấy cao răng triệt để với cảm giác êm ái. Với những bệnh nhân nhiều cao răng, nên sử dụng phương pháp này thay vì máy thổi cát (rất khó lấy cao răng dưới nướu).
Làm gì để phòng ngừa?
Trong quá trình lấy cao răng có thể bị chảy máu, nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể xảy ra. Do đó, để lấy cao răng an toàn, đòi hỏi các dụng cụ và thiết bị phải được tiệt trùng nghiêm ngặt. Tốt hơn hết, mỗi người nên tự giữ cho răng luôn sạch để hạn chế tổn thương, cũng như các thao tác kỹ thuật phải can thiệp vào răng.
Để ngăn ngừa cao răng, cần đánh răng đúng cách sau khi ăn, sử dụng chỉ nha khoa lấy sạch mảnh vụn thức ăn ở kẽ răng. Ngậm nước súc miệng hoặc nước muối pha loãng. Kiểm tra răng miệng định kỳ 3 – 6 tháng/lần, nhất là trẻ nhỏ rất cần khám răng định kỳ và lấy cao răng thường xuyên theo chỉ định của nha sĩ.
Không có thuốc bóc sạch cao răng Trên thị trường hiện có một số loại thuốc được quảng cáo là sản phẩm đặc trị cao răng. Chỉ cần dùng thuốc này là sạch cao răng mà không cần đến các cơ sở y tế. Về nguyên tắc, cao răng không thể dễ dàng lấy đi được bằng cách súc miệng và chải răng. Tất cả các sản phẩm răng miệng ra đời đều chỉ nhằm hạn chế sự hình thành chứ không thể loại bỏ được hoàn toàn cao răng. Vì vậy, khám răng định kỳ và làm sạch răng là khâu không thể bỏ qua hay thay thế bằng bất kỳ loại thuốc nào khác.
Theo TS.BS Lương Hải Minh
hội răng hàm mặt Việt Nam
SGTT
Ba sai lầm lớn trong chăm sóc răng miệng
Để có hàm răng khỏe mạnh, ngoài việc chăm sóc răng miệng đúng cách, bạn cũng cần tránh những sai lầm lớn sau đây:
1. Khi răng đau mới tìm đến nha sĩ
Thông thường, khi bị đau răng mọi người mới nghĩ tới việc đến nha sĩ, mà không có ý thức chăm sóc răng miệng thường xuyên và khám răng định kỳ.
Ở nước ngoài, trẻ em đã được chăm sóc răng từ lúc lên 2 tuổi rưỡi, khi răng đã mọc đầy đủ, sau 4 tuổi lại được khám và chăm sóc răng định kỳ.
Các bệnh về răng miệng nên được điều trị từ khi bệnh còn ở giai đoạn đầu, bởi vậy việc khám răng định kỳ là quan trọng nhất. Khi răng bắt đầu có vấn đề, chỉ cần chải răng đúng cách trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần là có thể giải quyết về cơ bản, nhưng nếu để bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, thì việc điều trị vừa khó khăn lại tốn kém.
2. Xem nhẹ bệnh nha chu
Tiêu chuẩn của một hàm răng khỏe mạnh là: thứ nhất: răng sạch sẽ; thứ hai: không bị sâu; thứ ba: không đau nhức; thứ 4: men răng bình thường, không chảy máu răng. Theo tiêu chuẩn này, thì sâu răng chỉ là một phần trong bốn tiêu chuẩn trên, còn "không đau nhức; men răng bình thường, không chảy máu răng" mới tạo ra một môi trường thuận lợi cho răng phát triển mạnh khỏe. Thế nhưng, trong suy nghĩ của nhiều người, khi nhắc đến việc chăm sóc răng miệng, họ chỉ nghĩ đến vấn đề phòng ngừa sâu răng mà thôi.
Theo các chuyên gia về răng miệng, viêm nha chu có thể ảnh hưởng lên chức năng của các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể như tim, phổi, thận... Người bị bệnh nha chu dễ mắc các bệnh về thần kinh, bệnh tiểu đường và bệnh lý về mạch máu não hơn những người có hàm răng khỏe mạnh.
Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh nha chu là do vi khuẩn và cao răng. Vi khuẩn và mảng bám cao răng làm cho nướu bị viêm, phá hỏng men răng, làm răng bị lung lay, thậm chí tự rụng.
3. Chọn kem đánh răng theo quảng cáo
Theo kết quả cuộc điều tra về ý thức chăm sóc sức khỏe răng miệng của Trung Quốc, 90% người được phỏng vấn đều cho biết họ thường chọn mua kem đánh răng theo quảng cáo.
Việc phòng bệnh là rất quan trọng, do đó người tiêu dùng nên dựa vào nhu cầu thực tế về sức khỏe răng miệng của mình mà lựa chọn sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp, không nên chỉ tin vào quảng cáo.
Hiện nay các sản phẩm về chăm sóc răng miệng trên thị trường rất phong phú, ngoài việc làm sạch răng miệng, nhiều loại sản phẩm còn được thêm vào những tính năng đặc biệt khác. Nếu chọn kem đánh răng không đúng, chúng ta sẽ bỏ lỡ giai đoạn phòng bệnh. Ví dụ, kem chống sâu răng sẽ không phát huy tác dụng trong việc phòng bệnh nha chu và viêm lợi. Do đó, người tiêu dùng phải phân biệt rõ, để tránh sai lầm khi quá tin vào quảng cáo.
Ngoài ra, việc tập thói quen chăm sóc răng miệng thường xuyên, chải răng đúng cách, cũng có thể giúp chúng ta phòng được các bệnh về răng miệng một cách hữu hiệu.
Theo Thi Giang
PNO
"Thủ phạm" gây cao răng Do nhiều nguyên nhân, các mảng bám (tạo thành bởi thức ăn) cứ tích tụ, dần dần cứng lại, tạo thành cao răng. Nếu không đi lấy sẽ dẫn tới các bệnh ở nướu lợi. Lúc đầu, các mảng bám (tạo thành bởi thức ăn) rất dễ vỡ, có thể loại bỏ dễ dàng khi đánh răng. Nhưng do nhiều nguyên nhân, các...