Khi nào Mỹ “xuất tướng”, giúp hòa giải tranh cãi Đài Loan-Philippines?
Mỹ nên làm trung gian hòa giải cho tranh cãi giữa Đài Loan và Philippines vì lợi ích của chính Mỹ cũng như cho cả khu vực. Một thỏa thuận đánh bắt có thể trở thành hình mẫu cho việc giải quyết các vấn đề lớn hơn ở Biển Đông.
Tàu chiến và máy bay Đài Loan tập trận tại vùng biển gần Philippines hồi tháng này.
Nhà nghiên cứu Charles I-hsin Chen từ Trung tâm nghiên cứu các vấn đề Đài Loan, Trường nghiên cứu châu Phi và phương Đông tại Đại học London, mới đây đã có bài phân tích về vai trò của Mỹ trong tranh cãi giữa Đài Loan-Philippines. Dưới đây là lược dịch bài viết của ông.
Đài Bắc và Manila đã đi tới một “ngõ cụt” ngoại giao sau khi một ngư dân Đài Loan bị lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines bắn chết hôm 9/5 trong vùng biển mà hai bên đều tuyên bố chủ quyền.
Video đang HOT
Lời xin lỗi cá nhân của Tổng thống Philippines Benigno Aquino không được người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu chấp thuận vì cho rằng nó thiếu chân thành. Đài Bắc đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân trong vùng biển gần Philippines và áp đặt một loạt biện pháp cấm vận để hối thúc Manila phải đàm phán về một thỏa thuận đánh bắt, mà ở thời điểm hiện tại vẫn còn xa vời.
Đài Loan và Philippines đang tranh cãi về những gì thực sự xảy ra trong vùng biển tranh chấp. Phía Philippines khẳng định rằng cái chết của ngư dân là “không may và không cố ý” sau một hành động tự vệ trong đó lực lượng bảo vệ bờ biển cố gắng ngăn chặn 2 tàu cá Đài Loan đánh chìm tàu của họ.
Trong khi đó, Đài Loan thì gọi vụ việc là “vụ giết người máu lạnh” vì các binh sĩ Philippines đã nã hơn 50 phát đạn về phía một tàu không mang vũ khí và có kích cỡ chỉ bằng 1/6 tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines. “Đây là một vụ giết người không thể biện hộ trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”, ông Mã Anh Cửu nhấn mạnh.
Căng thẳng leo thang giữ 2 đồng minh thân cận của Mỹ đã khiến Washington bối rối. Một phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ đã hối thúc hai bên “kiềm chế, tránh các hành động khiêu khích” và “thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp để làm rõ những bất đồng và tránh lặp lại những vụ việc tương tự”. Trong khi đó, giống như trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ khác tại các vùng biển gần đó, Mỹ vẫn giữ lập trường không đứng về bên nào.
Lập trường này là không thỏa đáng. Người Mỹ nên hành động tích cực hơn nữa để giảm bớt căng thẳng cũng như thúc đẩy hòa bình, và đưa ra một hình mẫu khả thi cho các tranh chấp lãnh thổ khác ở biển Đông. Sự than thiệp của Mỹ lúc này mang lại lợi ích cho tất cả các bên.
Đối với Philippines, đó là cách duy nhất để thuyết phục Tổng thống Aquino thay đổi quan điểm. Nếu không có sự trợ giúp của Mỹ, bất kỳ sự nhượng bộ nào đối với Đài Loan dưới sức ép của các biện pháp trừng phạt cũng có thể phản tác dụng. Điều này là sự thật vào thời điểm khi Philippines vừa mất quyền kiểm soát đối với bãi cạn Scarborough về tay Trung Quốc sau cuộc đối đầu hải quân kéo dài hơn 9 tháng. Manila thiếu động lực và sự khích lệ để giải quyết cuộc tranh chấp này do thiếu vai trò của Mỹ.
Với Đài Loan, sự can thiệp của Mỹ có thể là lý do tốt nhất để Đài Bắc ngừng đưa ra thêm các lệnh trừng phạt vốn không gây nhiều đe dọa đối với Manila. Tâm lý chống Philippines đang dâng cao tại Trung Quốc đã buộc ông Ma Anh Cửu phải có lập trường cứng rắn hơn.
Khoảng trống cho sự hòa giải đã giảm đi sau khi Đài Loan quyết định áp đặt 11 biện pháp trừng phạt trong khi 2 bên đang cố gắng đàm phán một thỏa thuận. Các biện pháp trừng phạt bao gồm triệu đại diện, đóng băng nhập khẩu lao động, ngừng các trao đổi và hợp tác với Philippines. Các biện pháp này được đưa ra cùng với một tuyên bố sẽ điều tàu chiến và tàu tuần duyên tới các vùng biển tranh chấp một cách thường xuyên.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của Đài Bắc có thể đã giảm dần, trong khi Manila vẫn không cảm thấy bị ảnh hưởng. Một chính sách ngoại giao con thoi thích hợp và đúng thời điểm của Washington sẽ được Đài Bắc chào đón.
Một vai trò tích cực của Mỹ trong cuộc tranh chấp này sẽ thúc đẩy cuộc đàm phán hiệu quả, có thể mang lại lợi ích cho chính nước Mỹ. Với sức ảnh hưởng to lớn đối với Đài Loan và Philippines, cái giá để Mỹ làm trung gian cho một thỏa thuận là rất thấp – thấp hơn nhiều việc làm trung gian hòa giải cho các tranh chấp lãnh thổ ở tây Thái Bình Dương.
Washington đang tìm kiếm nhưng chưa thành công về một quy tắc ứng xử chung cho các quốc gia liên quan ở Biển Đông. Hình mẫu cho một thỏa thuận giữa Đài Loan và Philippines về quyền đánh bắt tại các vùng biển chồng lấn có thể được xem là một phiên bản nhỏ của một cơ chế hàng hải lớn hớn. Ít nhất, Mỹ có thể xắn tay áo ngay lúc này và vào cuộc.
Đề xuất về một “hiệp ước hợp tác và hữu nghị mở rộng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, được Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nêu ra gần đây, có thể là nền tảng cho một hiệp ước nhằm chấm dứt vòng luẩn quẩn căng thẳng chủ quyền không chỉ ảnh hưởng tới Đài Loan và Philippines, mà còn cả các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương khác. Hiệp ước có thể mở đường hơn nữa cho “chiếc lược xoay trục sang châu Á” của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Theo Dantri
Cá cược giới tính con của công nương Kate
Chỉ còn vài tháng nữa công nương Anh sẽ lâm bồn, những người thân của cặp đôi hoàng gia Anh đang rộ lên đồn đoán về giới tính đứa bé sắp chào đời, trong khi dân cá cược đang đặt hết vận may vào tên của đứa bé.
Hãng cá cược quốc tế Ladbrokes đặt cược 10 USD theo tỷ lệ 1.000 ăn một nếu con của Kate được đặt tên là Rylan. "Đây dễ dàng là sự kiện cá cược đặc biệt hấp dẫn nhất trong lịch sử. Nó đã thu hút cả đất nước và dường như rất nhiều người đang đặt cược vào tên của vị vua hoặc nữ hoàng tương lai", Jess Bridge, phát ngôn viên nhà cái Ladbrokes cho biết.
Các cửa đặt cao hiện nay gồm Alexandra, Elizabeth, Diana (5 ăn một), Victoria (6 ăn một), Frances (8 ăn một), Mary (10 ăn một), Anne, Alice (12 ăn một), George, Charles (14 ăn một), Catherine, Grace (16 ăn một), John, James, Phillip, Edward, Jessica, Phillipa (20 ăn một), Richard, Louis, Carole, Caroline, Charlotte (25 ăn một).
Theo ANTD
Thời trang ấn tượng của các vị Giáo hoàng Chiếc áo choàng nhung đỏ được diện với mũ nồi cùng tông màu, chiếc mũ miện nạm đá quý, hay thậm chí có Giáo hoàng còn đi giày Prada... Lịch sử cho thấy, nhiều vị Giáo hoàng rất am hiểu thời trang. Giày lười màu đỏ son của Giáo hoàng Benedict XVI Giáo hoàng Benedict XVI (tại vị: 2005-2013) có niềm yêu thích...