Khi nào mẹ bầu cần nói “không” với sex
“Chuyện ấy” khi mang thai luôn là vấn đề khó nói, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trong trường hợp của mình để được an toàn nhất.
Nếu bạn đang có một thai kỳ khỏe mạnh bình thường thì không có lý do gì bạn lại không tận hưởng đời sống tình dục ngọt ngào với ông xã của mình từ lúc thụ thai đến gần khi em bé chào đời. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bạn nên kiêng “chuyện ấy” để thai kỳ được khỏe mạnh và an toàn. Vậy đó là những trường hợp nào?
Có tiền sử sảy thai
Nếu bạn đã từ sảy thai một vài lần trước đó, bác sĩ có thể yêu cầu bạn phải kiêng “chuyện ấy” trong 3 tháng đầu mang thai cho đến khi bác sĩ khám và khẳng định thai nhi đã hoàn toàn an toàn.
Mẹ bầu có tiền sử sảy thai nên kiêng khem “sex”. (ảnh minh họa)
Có vấn đề ở cổ tử cung
Trong trường hợp bạn được chuẩn đoán cổ tử cung yếu, thường là do những ca sảy thai hoặc sinh nở trước để lại, cổ tử cung mở ra quá sớm… bạn có thể được khuyên kiêng khem “chuyện ấy” trong suốt thời gian mang bầu.
Video đang HOT
Có nguy cơ sinh non
Nếu bạn đã từng có một ca sinh non trong quá khứ hoặc bạn gặp phải các cơn co thắt ở tử cung trong thai kỳ, bạn nên kiêng “chuyện ấy” hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
Trong trường hợp có những bất thường ở thai kỳ như chảy máu âm đạo bất thường, chuột rút… thì có thể thai kỳ của bạn có vấn đề và bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và biết cách kiêng khem “chuyện ấy”.
Mắc bệnh nhau tiền đạo
Nếu chị em đang được chuẩn đoán bị bệnh nhau tiền đạo hoặc gặp bất cứ vấn đề gì ở nhau thai thì sẽ được bác sĩ chỉ định dừng việc quan hệ tình dục để làm giảm nguy cơ chảy máu nhau thai.
Trong trường hợp thai kỳ của bạn bị rò rỉ nước ối, điều này cảnh báo thai nhi không còn được bảo vệ để tránh nhiễm trùng trong túi nước ối nguyên vẹn. Vì vậy quan hệ tình dục trong trường hợp này khá nguy hiểm, dễ gây nhiễm trùng cho bé.
Theo Eva
Viêm âm đạo: Nguy cơ gây sinh non
Viêm âm đạo là bệnh phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và có chiều hướng gia tăng trong thời kỳ mang thai.
Bệnh tuy không khó điều trị nhưng nếu không đi khám sớm, không được điều trị triệt để thì sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của thai phụ và có nhiều nguy cơ sinh non, sẩy thai.
Các dạng viêm âm đạo
ThS-BS Đặng Lê Dung Hạnh, Trưởng khoa Khám bệnh A, Bệnh viện Hùng Vương cho biết, viêm âm đạo với những triệu chứng: khí hư ra nhiều và có mùi tanh, ngứa rát âm hộ - âm đạo, đặc biệt là sau khi giao hợp.
Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây viêm màng ối, nhiễm khuẩn ối, dọa sinh non và xấu nhất là khiến thai phụ sinh non, sẩy thai. Việc điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn khá đơn giản, bệnh có thể hết sau khoảng một-hai tuần dùng thuốc uống hoặc thuốc đặt tại chỗ mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên, bệnh lại có khả năng tái phát khi có điều kiện thuận lợi.
Bên cạnh tác nhân vi khuẩn, trùng roi cũng gây viêm âm đạo. Đây là một loại ký sinh trùng có khả năng lây truyền qua quan hệ tình dục và gây viêm nhiễm cho cả nam lẫn nữ. Tương tự với viêm do vi khuẩn, viêm do nhiễm trùng roi cũng khiến thai phụ dễ bị sẩy thai, sinh non. Khí hư ra nhiều, lỏng, có bọt và mùi hôi là những triệu chứng của bệnh này. Người bệnh bị ngứa, rát nhiều ở vùng âm đạo, âm hộ; bị đau rát khi giao hợp hoặc đi tiểu.
Khi điều trị, điều quan trọng là cần có sự phối hợp của cả thai phụ và người chồng, vì bệnh có thể lây ngược lại nếu chỉ điều trị một phía. Trong thời gian điều trị, cần tuyệt đối không giao hợp để hạn chế tối đa cơ hội lây truyền.
Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể gây viêm màng ối, nhiễm khuẩn ối, dọa sinh non và xấu nhất là khiến thai phụ sinh non, sẩy thai (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, viêm âm đạo còn có thể do nhiễm nấm. Bệnh có thể đã xuất hiện trước hoặc trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt khi mang thai, điều kiện môi trường âm đạo thay đổi, dịch tiết ra nhiều, lượng đường trong máu biến đổi... là cơ hội để nấm phát triển. Bệnh tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi nhưng gây ngứa rát, khó chịu cho mẹ. Vì vậy, nếu thấy huyết trắng ra nhiều, ngứa rát vùng âm đạo, thai phụ nên đi khám để được điều trị sớm. Thông thường, nếu ở những tháng đầu của thai kỳ, bác sĩ sẽ cho thai phụ dùng thuốc đặt, sau đó có thể dùng thuốc uống. Bệnh này khó điều trị dứt hẳn, dễ bị tái phát khi môi trường âm đạo bị biến đổi hoặc điều kiện vệ sinh kém.
Vệ sinh đúng cách
Ngoài nguyên nhân từ việc thay đổi nội tiết trong cơ thể, viêm âm đạo do nấm, do vi khuẩn thường bắt nguồn từ những thói quen xấu của phụ nữ. Nhiều phụ nữ thường có xu hướng vệ sinh quá mức như thụt rửa sâu hay bơm dung dịch vệ sinh vào âm đạo. Điều này sẽ làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. Thói quen sử dụng băng vệ sinh hàng ngày tưởng để giữ sạch vùng âm đạo, song vô tình lại khiến cho quần lót dày lên, kém khô thoáng và làm tăng khả năng viêm nhiễm âm đạo.
ThS-BS Dung Hạnh lưu ý, cách tốt nhất là nên vệ sinh thông thường, không thụt rửa, không lạm dụng dung dịch vệ sinh và băng vệ sinh hàng ngày; thường xuyên thay quần lót, mặc quần áo sạch, giữ cho "vùng kín" khô ráo. Phụ nữ có thai vẫn có thể tắm ngâm bồn nhưng phải dùng nước sạch. Không nên mặc quần chật, ẩm ướt và kém vệ sinh.
Nếu thấy khí hư ra nhiều cần đi khám chuyên khoa sớm. Uống hoặc đặt thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc theo toa cũ để uống hoặc mua thuốc theo truyền miệng.
Theo Eva
Bỏ thai nhưng không "kiêng" nổi 10 ngày Bình thường, sau mỗi lần phá bỏ thai, các bác sĩ đều khuyên người phụ nữ cần nghỉ ngơi, kiêng cữ 6 tháng mới nên có thai trở lại. Do một chút bất cẩn, vợ chồng tôi đã trót có thai ngoài ý muốn. Do điều kiện không cho phép nên chúng tôi không thể giữ em bé lại. Sau khi bỏ thai...