Khi nào DOC có kết luận cuối cùng về điều tra chống bán phá giá mật ong Việt Nam?
Bộ Công Thương lưu ý các doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ quy định, tập quán của các nước nhập khẩu, chú trọng nâng cao chất lượng và không phá giá.
Người dân lấy cầu đựng ong ra khỏi thùng mang đi lấy mật. Ảnh: Đinh Tuấn – TTXVN
Liên quan đến việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá đối với mật ong Việt Nam, trao đổi với phóng viên TTXVN, đại diện Bộ Công Thương cho biết: Dự kiến kết luận cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) sẽ ban hành vào cuối tháng 4 năm 2022.
Bởi vậy, Bộ Công Thương khuyến nghị Hiệp hội và các doanh nghiệp xuất khẩu mật ong trong nước tích cực phối hợp với DOC và bày tỏ quan điểm trong giai đoạn điều tra tiếp theo; đồng thời nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tăng cường tiêu thụ nội địa và đa dạng hóa mặt hàng, thị trường xuất khẩu trong dài hạn.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng lưu ý các doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ quy định, tập quán của các nước nhập khẩu, chú trọng nâng cao chất lượng và không phá giá dẫn đến nguy cơ tiếp tục bị điều tra phòng vệ thương mại.
Trước đó, ngày 17/11/2021, DOC đã ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong của Việt Nam và đã áp thuế chống bán phá giá mật ong Việt Nam từ 410,93% đến 413,99%.
Video đang HOT
Hiện nay, ngành nuôi ong mang lại việc làm cho khoảng hơn 35 vạn hộ nông dân và tạo ra sản lượng mật hàng năm khoảng 70.000 tấn; trong đó, 90% sản lượng được xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Trên thực tế, mật ong đã được Bộ Công Thương đưa vào Danh sách cảnh báo các sản phẩm có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại từ năm 2020 và gửi cho các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh để phối hợp theo dõi.
Từ tháng 3/2021, khi nhận được thông tin về khả năng Hoa Kỳ điều tra vụ việc, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các buổi họp với Hội Nuôi Ong và các doanh nghiệp xuất khẩu mật ong sang Hoa Kỳ để chuẩn bị ứng phó.
Ngay khi DOC khởi xướng vụ việc, Lãnh đạo Bộ Công Thương đã trao đổi vụ việc với các cơ quan liên quan của Hoa Kỳ trong các cuộc tiếp xúc song phương.
Mặt khác, Bộ Công Thương cũng thảo luận với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các phương án ứng phó và hỗ trợ ngành nuôi ong. Trong quá trình điều tra, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam đã chủ động phối hợp với nhà nhập khẩu Hoa Kỳ và luật sư tư vấn để hỗ trợ trả lời bản câu hỏi điều tra và hợp tác với DOC.
Thế nhưng, do Hoa Kỳ chưa công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam và sử dụng dữ liệu thay thế bất lợi của Ấn Độ dẫn đến các doanh nghiệp phải chịu mức thuế rất cao.
Đáng lưu ý, trong quá trình Hoa Kỳ điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều đã có thư gửi các cơ quan liên quan của Hoa Kỳ như DOC, Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ nhằm phản đối phương pháp tính thuế của Hoa Kỳ.
Hơn nữa, tại các cuộc họp giữa Bộ Công Thương và các đoàn công tác của Hoa Kỳ như Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam…, Bộ Công Thương đều đề nghị phía Hoa Kỳ xem lại vụ việc, đánh giá một cách khách quan, công bằng theo đúng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, đảm bảo quyền lợi chính đáng của ngành mật ong
Việt Nam.
Theo đại diện Bộ Công Thương, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Hiệp hội và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mật ong theo dõi sát sao vụ việc.
Cùng với đó, hỗ trợ Hiệp hội và doanh nghiệp xuất khẩu mật ong ở giai đoạn điều tra tiếp theo và tranh thủ sự ủng hộ của các bên liên quan; đẩy mạnh đối thoại với Hoa Kỳ ở các cấp, đồng thời tiếp tục cung cấp thông tin và các lập luận về mặt pháp lý, kỹ thuật cho phía Hoa Kỳ.
Đặc biệt, sau khi đánh giá thị trường nội địa và một số thị trường khác vẫn còn dư địa tăng trưởng, Bộ Công Thương đang hướng dẫn các địa phương, Hiệp hội, doanh nghiệp tăng cường tiêu thụ mật ong tại thị trường trong nước.
Ngoài ra, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu mật ong, nhất là với những đối tác mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do./.
Hải quan Quảng Ninh triển khai đo thời gian giải phóng hàng năm 2022
Nhằm tiếp tục tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác cải cách hành chính tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động XNK trên địa bàn, Cục Hải quan Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch đo thời gian thông quan, giải phóng hàng năm 2022.
Công chức Hải quan Quảng Ninh thực hiện nghiệp vụ tại khâu Kiểm tra giám sát hàng hóa
Theo đó, Cục Hải quan Quảng Ninh sẽ chính thức tổ chức đo giải phóng hàng 2 lần trong năm 2022, cụ thể: lần thứ nhất vào quý II/2022, dự kiến thời gian đo từ ngày 11 đến ngày 16/5/2022.
Lần thứ hai vào quý III (thời gian đo theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan) đối với 100% tờ khai hải quan thực hiện đăng ký chính thức trong vòng 6 ngày làm việc liên tục (từ thứ 2 đến hết thứ 7 tuần đo) của tất cả các loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu (rừ các loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại) tại 5/6 Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan Quảng Ninh (trừ Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Vạn Gia do lượng tờ khai phát sinh ít, không đủ mẫu đo).
Kết quả đo trong năm 2022 sẽ được so sánh với kết quả đo giải phóng hàng tương ứng của năm 2021. Trên cơ sở đó, lãnh đạo Cục Hải quan Quảng Ninh sẽ phân tích, đánh giá, xác định những khó khăn, bất cập trong các khoảng thời gian tác nghiệp cụ thể trong quy trình thủ tục của cơ quan Hải quan và thời gian tác nghiệp của các cơ quan kiểm tra chuyên ngành có liên quan phát sinh trong khoảng thời gian kể từ khi đăng ký tờ khai hải quan đến khi quyết định thông quan lô hàng, từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục, điều chỉnh cho phù hợp.
Đặc biệt, kết quả đo giải phóng hàng sẽ được Cục Hải quan Quảng Ninh sử dụng làm một trong những căn cứ đánh giá mức độ chuyên nghiệp, chuyên sâu của từng cán bộ, công chức hải quan tại mỗi khâu nghiệp vụ cũng như sự phối hợp giữa các đơn vị trong cơ quan hải quan. Từ đó, đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng trong hoạt động nghiệp vụ tại mỗi đơn vị thuộc và trực thuộc trong toàn Cục.
Từ năm 2016 đến nay, công tác đo thời gian giải phóng hàng luôn được Cục Hải quan Quảng Ninh quan tâm và thực hiện đều đặn từ 2-3 lần/ năm, đây được coi là một trong những công cụ hữu hiệu để Cục Hải quan Quảng Ninh tiếp tục đưa ra những giải pháp mới, kịp thời và đủ mạnh để tiếp tục rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi đáng kể cho hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn.
Đồng Tháp: Nâng cao chất lượng công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 Liên tục 10 ngày đầu năm 2022, số ca tử vong do COVID-19 ở tỉnh Đồng Tháp tăng cao, ngày đầu năm có 12 ca tử vong và cho đến nay mỗi ngày có hơn 10 ca tử vong, đa số ca tử vong là người trên 50 tuổi, có bệnh nền. Riêng ngày 10/1 có 16 ca tử vong. Tiêm liều vaccine...