Khi nào chúng ta lên Sao Hoả sống?
Tưởng chừng chỉ tồn tại trên phim ảnh, giờ đây ý tưởng biến một hành tinh thành nơi con người có thể sống được đưa vào thảo luận ngày càng nhiều tại các chương trình khoa học.
Hỏa tinh thực sự là “ông hàng xóm khó ở”.
Hành tinh này có kích thước bằng khoảng 70% Trái Đất, bầu khí quyển chủ yếu là carbon dioxide (CO2), nhiệt độ trung bình -62 độ C. Vì bầu khí quyển quá mỏng (mỏng hơn Trái Đất gần 100 lần) không đủ để che chắn nên Hỏa tinh hầu như hứng toàn bộ bức xạ từ ánh sáng Mặt Trời.
Con người khó có thể sinh sống lâu dài dưới những điều kiện khắc nghiệt này. Để đặt nền móng sự sống ở đây, chúng ta phải cải tạo khí quyển của “người hàng xóm” dày lên, đồng thời tăng áp suất, thậm chí tạo ra bầu không khí có thể thở được.
Hỏa tinh có phải là nhà trong tương lai của chúng ta? Ảnh: Cnet.Từ va đập hành tinh đến nổ bom nguyên tử
Bên cạnh đó, để đảm bảo sự sống, cư dân Hỏa tinh phải có khả năng tự cung tự cấp nhu yếu phẩm và nước. Đồng nghĩa, các vùng đất tại đây phải được cải tạo để ít nhất trồng được thực vật.
“Nếu thực sự nghiêm túc về khả năng sinh sống lâu dài của nhân loại trên Hỏa tinh, ít nhất chúng ta cũng đừng biến nó thành trailer park (những khu nhà di động, chi phí thấp tại Mỹ)”, Giám đốc khoa sinh vật học tại Đại học Columbia Caleb Scharf cho biết.
Hầu hết ý tưởng hiện nay xoay quanh việc chúng ta sẽ phải đưa rất nhiều khí nhà kính vào khí quyển Hỏa tinh bằng cách giải phóng chúng từ đất và băng của hành tinh.
Năm 1993, hai nhà nghiên cứu Robert Zubrin và Chris McKay đã đưa ra vài giả thuyết về khả năng làm sống hành tinh đỏ. Một trong số đó là xây dựng những chiếc gương quỹ đạo khổng lồ phản chiếu ánh sáng Mặt Trời đến Hỏa tinh. Điều này giúp tăng nhiệt độ hành tinh, tan chảy các lớp băng, từ đó giải phóng CO2 vào khí quyển.
Ngoài ra, con người có thể xây dựng các nhà máy bơm khí nhà kính nhân tạo vào khí quyển hành tinh. Chúng ta cũng có thể khai thác các tiểu hành tinh giàu amoniac bằng cách điều chỉnh chúng va thẳng vào Hỏa tinh.
Elon Musk là một trong những cái tên nổi bật với ý tưởng cải tạo Hỏa tinh. Ảnh: Cnet.
Những ý tưởng táo bạo chưa dừng ở đó. Người sáng lập SpaceX Elon Musk từng công khai tuyên bố trên Twitter: “Nuke Mars”. Ông cho rằng nếu kích nổ những quả bom hạt nhân đặt khắp hai cực của hành tinh sẽ làm tan các tảng băng, giải phóng đủ lượng CO2 vào không khí, mang đến sự sống.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, biến Hỏa tinh thành nơi có sự sống vẫn là điều chưa thể. Rất nhiều khúc mắc vẫn chưa trả lời được: Làm thế nào để xây được “tấm gương khổng lồ” trong không gian? Làm thế nào để tiếp cận và chuyển hướng hàng nghìn tiểu hành tinh va vào Hỏa tinh? Làm thế nào để xây dựng được nhà máy trên hành tinh đỏ? Điều gì xảy ra khi chúng ta làm nổ các tảng băng trong khi khí sẽ đóng băng lại ngay lập tức?
Mong chờ công nghệ tương lai
Khi những câu hỏi trên dần đi vào ngõ cụt, NASA chuyển hướng tập trung vào những nhiệm vụ khác. Giới khoa học vẫn không ngừng tìm kiếm những phương thức khả quan nhất về việc đưa sự sống đến hành tinh này.
Video đang HOT
Theo Cnet, một nhà nghiên cứu đang tìm hiểu việc sử dụng aerogel tương tự cách sử dụng khí nhà kính. Aerogel là chất rắn có mật độ siêu thấp, siêu nhẹ và xốp, 99% là không khí. Đây cũng là chất cách điện tốt, NASA đã sử dụng hợp chất này cho các robot nghiên cứu Hỏa tinh. Một vài thí nghiệm cho nhiều tín hiệu lạc quan về chất rắn mới lạ này, tuy nhiên Aerogel cần thêm nhiều thời gian, cải tiến mới có thể đáp ứng được sứ mệnh chinh phục Hỏa tinh.
Aerogel lần đầu tiên được Samuel Stephens Kistler tạo ra vào năm 1931, kết quả của vụ đặt cược với Charles Learned về việc ai có thể thay thế chất lỏng trong “thạch” bằng chất khí mà không làm cho nó bị co rút lại.
Bên cạnh đó, xét đến khía cạnh đạo đức, liệu chúng ta thực sự có quyền làm điều đó? Thực tế, con người có thể phá hủy cả một hành tinh. Nhưng đó cũng là thứ làm nhân loại hủy diệt hầu hết sự sống trên Hỏa tinh mà loài người chưa có cơ hội lẫn khả năng khám phá, thậm chí nhiều di chỉ địa chất quan trọng của Hệ Mặt Trời cũng sẽ gặp thảm cảnh tương tự.
Nhà nghiên cứu Robert Zubrin dẫn chứng những gì xảy ra trong cuốn sách của Jules Verne “Từ Trái Đất đến Mặt Trăng” (1865) và “Bay vòng quanh Mặt Trăng” (1870), mô tả một con tàu được phóng lên Mặt Trăng. Thực tế, sự kiện tương tự đã diễn ra 100 năm sau – tàu vũ trụ Apollo 11 được phóng lên không gian vào ngày 16/7/1969, dấu mốc lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt Trăng.
Zubrin nhận định thực tế bất kỳ ai cũng có thể hiện thực hóa các giả thuyết về quá trình biến Hỏa tinh thành vùng đất sống được trong tương lai. Ông tin rằng trong 100 năm nữa, con người sẽ sở hữu những thành tựu công nghệ vượt bậc, tạo ra nhiều bước nhảy vọt về công nghệ sinh học, nanorobotics – những loài thực vật sinh học nhân tạo thải ra nhiều oxy hơn hết thảy sinh vật bình thường trên Trái Đất.
“Họ sẽ làm được”, Zubrin nói.
Theo news.zing.vn
Công cụ vĩ đại của loài người: Hành trình từ vị thần khổng lồ đến tên lửa mạnh nhất hành tinh
Từ thuở hồng hoang đến thời đại của những tên lửa vũ trụ khổng lồ tiến vào không gian đều không thể thiếu lửa và sự cháy của nó.
Khi quẹt một que diêm, ma sát giữa đầu que diêm và thân hộp biến phốt pho đỏ (ở hộp diêm) thành màu trắng, và chỉ cần 30 độ C để phốt pho trắng đốt cháy là bạn có thể cầm trên tay ngọn lửa nhỏ.
Lửa làm bùng lên phản ứng giữa nhôm và Amoni peclorat (NH4ClO4) biến nhiên liệu tên lửa rắn thành động lực của du hành vũ trụ (tên lửa đẩy của NASA đạt 2.760 độ C trong khi phóng). Khi lửa được sử dụng để chưng cất rượu (bốc hơi ở nhiệt độ 78 độ C), chúng ta cũng tìm ra cách chưng cất loại rượu thượng hạng bourbon Four Roses Single Barrel và Blanton's Original khác tinh tế hơn.
Dù là khi chúng ta ngắm nhìn ngọn lửa trại nhảy nhót trong đêm hay chứng kiến dòng lửa khổng lồ thoát ra từ tên lửa đẩy khi nó đốt cháy 1,8 triệu lít nhiên liệu để đưa tàu con thoi rời khỏi bệ phóng thì phần lớn chúng ta đều mặc định: Sự tồn tại của lửa là điều hiển nhiên.
Hệ thống tên lửa đẩy Saturn V của Mỹ đến nay vẫn giữ "ngôi vương" là tên lửa đẩy mạnh nhất lịch sử. Ảnh ngày phóng đầu tiên của Saturn V tháng 9/1967.
Lửa hiển nhiên như chính cái cách nó (trực tiếp hay gián tiếp) gây ra những thảm họa cháy rừng khủng khiếp ở Mỹ, ở Brazil, ở Australia... hay gây ra vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon, biến thảm họa này trở thành sự cố môi trường lớn nhất lịch sử Mỹ.
Dẫu vậy, nếu quay ngược thời gian về hàng nghìn năm trước, chính lửa đã bảo vệ và giúp loài người chúng ta tồn tại, phát triển.
... là tựa bài viết trên tạp chí khoa học Mỹ Popular Mechanics, tại sao vậy?
Phần lớn các nền văn hóa cổ xưa đều kể những câu chuyện khác nhau về cách con người tìm ra lửa. Từ vị thần khổng lồ Prometheus lấy cắp ngọn lửa của thần Zeus và trao nó cho nhân loại trong thần thoại Hy Lạp đến truyền thuyết của tộc người Polynesia ở Châu Đại Dương về á thần Maui đã đi tìm nữ thần lửa Mahuika và học cách tạo ra lửa cho dân làng bằng cách chà xát các thanh gỗ khô vào nhau.
Trong buổi bình minh của nhân loại, lửa là công cụ quý giá nhất của chúng. Không dễ để biết chính xác thời điểm lửa được tạo ra trên Trái Đất, nhưng công dụng nguyên thủy nhất của lửa chính là làm chín thức ăn, sưởi ấm và xua đuổi thú dữ.
"Chỉ cần có lửa thôi, ít nhất con người có thể tự làm ấm và nấu chín thức ăn, và sau một thời gian, họ có thể học cách chế tạo công cụ và tự xây nhà. Không có lửa, loài người còn tệ hơn cả những con thú" - đó là lời tự nhủ của Prometheus trước khi lấy cắp ngọn lửa của thần Zeus trên đỉnh Olympus.
Không có lửa và sự cháy, nhân loại sẽ không có Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS), du lịch hàng không hay những tòa nhà chọc trời, rượu bourbon thượng hạng và những miếng bò bít-tết tái thơm ngon. Trải qua hàng chục nghìn năm, lửa đã "tiến hóa", mang đến cho con người vô số thành tựu công nghiệp và công nghệ vĩ đại nhất.
GS. TS. Richard Wrangham - nhà nguyên thủy học thuộc trường Đại học Harvard (Mỹ) cho biết: Hệ tiêu hóa ở con người đã tiến hóa để thích ứng với việc ăn chín uống sôi. Ruột người gồm có 56% là ruột non và 17% là đại tràng (ruột già), trong khi tỷ lệ ở loài tinh tinh thì ngược lại: 23% ruột non - 52% đại tràng. Ruột của tinh tinh có khả năng phá vỡ sợi thực vật và collagen trọng thịt so với người. Chúng ta cần chế biến, nghiền và làm mềm thức ăn để giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất thuận lợi nhất.
Khoảng năm 10000 trước Công nguyên, tổ tiên của chúng ta bắt đầu từ bỏ việc săn bắn và hái lượm để thích ứng với đời sống nông nghiệp và sử dụng lửa đa dạng hơn (nướng bánh, bảo vệ vùng đất khỏi những bầy thú săn mồi, nung gốm...).
Thời tiền sử, lửa cung cấp nguồn ấm, bảo vệ trước thú dữ và giúp nấu chín thức ăn. Ảnh: Tranh về người tiền sử Homo erectus kiểm soát lửa sớm nhất, tại Bảo tàng Quốc gia Mông Cổ ở Ulaanbaatar, Mongolia / Wikipedia
Khi gỗ đạt đến điểm chớp cháy (flashpoint), nhiệt sẽ loại bỏ các tạp chất như hơi nước, hợp chất lưu huỳnh và hợp chất nitơ, để lại than nguyên chất (than củi). Than củi đốt nóng hơn gỗ bình thường và lịch sử đã chứng minh, con người đã tạo ra nhiều công nghệ tốt hơn khi biết cách tạo ra lượng nhiệt cao hơn.
Người Hittite là một trong những tốc người cổ đại chế tạo sắt phong phú nhất thời đại đồ đồng (3300-1200 TCN). Bằng chứng cho thấy họ là một trong những đế chế cổ đại đầu tiên phát minh ra cách ngăn chặn công cụ và vũ khí bị rỉ sét bằng cách rèn thép từ sắt và than. Khi than kết hợp với quặng sắt, nó hoạt động như một chất khử, loại bỏ oxy ra khỏi kim loại. Nó cũng làm giảm điểm nóng chảy của sắt. Ngưỡng nhiệt thấp hơn này cho phép người Hittite chế tạo vũ khí sắt bền hơn trên quy mô lớn. Nó cũng giúp họ có được đòn bẩy thương mại trong thế kỷ 13 trước Công nguyên.
Không có hình ảnh nào ghi lại sự giao thoa giữa lửa và công nghiệp hiện đại tốt hơn lò hơi đốt dầu.
Sau khi Edwin Drake (1819-1880) khoan giếng dầu mỏ đầu tiên ở bang Pennsylvania (Mỹ) vào năm 1859, người ta bắt đầu tinh chế dầu đó qua lửa và chưng cất nó thành các sản phẩm mà ngày nay vẫn dùng như dầu hỏa, dầu diesel và xăng.
Photo: BETTMANN / GETTY IMAGES
Từ rất sớm, người Mỹ đã sử dụng những tài nguyên này chủ yếu để chiếu sáng các thành phố và nhà cửa, nhưng vào giữa thế kỷ 19, xăng đã trở thành nhiên liệu cho mục đích thú vị hơn: Giúp chúng ta đi xa và đi nhanh hơn bằng động cơ đốt trong đốt nóng hỗn hợp không khí và nhiên liệu, lượng nhiệt lớn giúp tạo ra áp suất tác dụng lên một piston, đẩy piston này di chuyển.
Nhờ động cơ đốt trong, chúng ta đã dần tạo nên cuộc cách mạng của hệ thống giao thông hiện đại, từ chiếc máy bay đầu tiên của anh em nhà Wright cho đến chiếc xe đua Challenger 2 đạt tốc độ kỷ lục 721 km/giờ năm 2018; hay tàu container qua kênh đào Panama sử dụng động cơ diesel 2.300 tấn.
Alan Rocke - Tiến sĩ, Giáo sư danh dự Khoa lịch sử khoa học và công nghệ tại Đại học Case Western Reserve (bang Ohio, Mỹ) - cho biết: Xăng có nhiều ưu điểm hơn rất nhiều so với điện hoặc khí gas, về năng lượng riêng, trọng lượng và thể tích."
Năm 1900, chỉ 22% ô tô Mỹ được cung cấp năng lượng bằng khí đốt; nhưng nhờ các phương pháp sản xuất hàng loạt của Henry Ford, phát minh ra hệ thống đánh lửa tự khởi động vào năm 1912 và nhu cầu mới về tốc độ của con người, mà động cơ đốt trong đã đạt được ưu thế trong thế giới ô tô. Lửa đã tiếp sức cho chúng ta hướng tới cuộc sống hiện đại.
Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó...
Sự phát triển hiện đại hóa từ lửa và sự cháy đã khiến con người không ít lần gặp nạn.
Đầu những năm 1900, người ta chứng kiến đầy rẫy những thảm họa liên quan đến đến lửa gây tử vong hàng loạt và thiệt hại rất lớn về của:
Vụ hỏa hoạn nhà hát Iroquois ở Chicago (Mỹ) vào năm 1903 đã giết chết hơn 600 người; vụ cháy rừng trên diện rộng "Big Blowup" ở 3 bang của Mỹ là Idaho, Washington, Montana khiến ít nhất 85 người thiệt mạng, biến 3 triệu mẫu Anh rừng thành tro tàn. Sau các thảm họa này, người ta phát minh ra hệ thống cửa và thang thoát hiểm; hay công nghệ ngăn chặn đám cháy lây lan.
Photo: KEITH LANCE / Popular Mechanics
Cho đến nay, những tiến bộ liên quan đến lửa và sự cháy vẫn không ngừng phát triển. Năng lượng hạt nhân, năng lượng Mặt Trời/gió đều từ sự cháy mà sinh ra. Nhìn về phía trước, con người sẽ thấy được những bước tiến hóa vượt bậc từ ngọn lửa nguyên thủy đến ngày hôm nay.
Theo thời gian, sự đốt cháy nguyên thủy đã truyền cảm hứng cho loài người phát triển rất nhiều thành tựu, phục vụ đời sống của chính chúng ta, đưa chúng ta đến những chân trời kiến thức mới. "Lửa mãi mãi là nguyên tố tồn tại bất diệt trong cuộc sống của con người".
Nguồn: Popular Mechanics
Theo Trí Thức Trẻ
Những cuốn sách dự báo trước tương lai chính xác đến khó tin Trí tưởng tượng của nhà văn là vô hạn nhưng đôi khi các chi tiết trong các tác phẩm từ nhiều năm trước thành sự thật khiến người ta không khỏi ngạc nhiên Tiểu thuyết "The Eyes of Darkness" (tạm dịch là "Đôi mắt của bóng tối") của nhà văn Dean Koontz năm 1981 đã nhắc đến một loại virus chết người được...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những kế hoạch khó tin, đáng sợ của các tỷ phú công nghệ

Học sinh hoảng loạn khi thấy rắn hổ mang chúa bò trên sân trường

Khám phá vẻ đẹp và sinh cảnh của các loài sếu trên thế giới

Chuyến bay bị hoãn lâu nhất thế giới vì lý do không tưởng

Đang đánh golf, người đàn ông bỗng hét lớn, nhân viên chạy ra chứng kiến cảnh tượng "suýt chết đứng"

9 triệu người theo dõi 1 sự kiện kéo dài 500 tiếng đồng hồ: Hơn 30 camera nhưng không quay một bóng người nào cả

Giới khoa học chấn động khi tìm thấy loài cá 'hiếm nhất thế giới' sau 85 năm được cho là đã tuyệt chủng

Cá heo sông Amazon: Huyền thoại hồng giữa lòng rừng rậm

Bé 2 tuổi đi lạc vào khu vực hoang dã, được giúp đỡ bởi một chú chó lạ

Gia đình chia sẻ đoạn video con vật bị thương ở bên đường, dân mạng băn khoăn không biết đây là con gì

Lão nông phát hiện "tảng đá mọc tóc trắng", chuyên gia lập tức phong tỏa cả ngôi làng: Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh xuất hiện

Phát hiện khối vàng nguyên chất trị giá 2,4 tỷ đồng dưới gốc cây
Có thể bạn quan tâm

Ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày thì 'chuẩn bài'?
Sức khỏe
14:18:25 25/04/2025
Xôn xao visual em gái "chân dài" của Đặng Văn Lâm, 18 tuổi cao gần 1m80, nhan sắc xinh đẹp hết nấc
Sao thể thao
14:13:52 25/04/2025
Đóng tiền mạng tháng 4/2025 chỉ để theo dõi "concert quốc gia" và cảnh không-có-trên-tivi đỉnh chóp thế này!
Netizen
14:12:03 25/04/2025
Mỹ nhân Việt có cát-xê khủng 10 cây vàng: Nhận cú sốc trong lễ đính hôn, âm thầm biến mất khỏi showbiz
Sao việt
13:50:24 25/04/2025
Sử dụng giấy phép lái xe giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Pháp luật
13:44:29 25/04/2025
Xem trực thăng kéo cờ, tiêm kích xé gió trên bầu trời TPHCM
Tin nổi bật
13:40:58 25/04/2025
Việt Nam có 10 khách sạn lọt top tốt nhất thế giới
Du lịch
13:12:16 25/04/2025
Bức ảnh hé lộ sự thật về concert ế vé của siêu sao một thời
Nhạc quốc tế
12:41:30 25/04/2025
Cặp đôi đẹp nhất Vbiz hiện tại: Nhan sắc thắng đời tuyệt đối, chỉ nhìn nhau cũng bùng nổ chemistry
Hậu trường phim
12:30:49 25/04/2025
Ngoại trưởng Nga lên tiếng về việc đạt được thỏa thuận với Mỹ trong vấn đề Ukraine
Thế giới
12:14:13 25/04/2025