Khi nào cần thay đổi chiến lược kinh doanh?
Một suy nghĩ thường xuất hiện chính là: chiến thuật là trong thời gian ngắn, chiến lược sử dụng trong thời gian dài.
Không biết từ bao giờ, việc hoạch định chiến lược lại được gắn kết chặt chẽ với những khái niệm thời gian. Một suy nghĩ thường xuất hiện chính là: chiến thuật là trong thời gian ngắn, chiến lược sử dụng trong thời gian dài.
Vì vậy, người ta thường chỉ thay đổi chiến lược kinh doanh theo hằng năm, hoặc thậm chí đặt ra những chiến lược trong 3 – 5 năm và điều khiển công ty theo hướng đó. Ngay lập tức, những chiến lược này lại bị buộc chặt với các dự đoán ngân sách, mà ít khi quan tâm hoặc đề cập đến lý do từ khách hàng.
Các công ty, doanh nghiệp tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc, năng lực vào việc phát triển chiến lược. Chiến lược kinh doanh cần rõ ràng ở 2 điểm. Thứ nhất là những kỳ vọng của khách hàng và nhân viên đối với doanh nghiệp. Đó chính là những điều cơ bản nhất nhưng quan trọng nhất để khách hàng cân nhắc sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Yếu tố thứ hai cần được cụ thể hóa chính là liên tục đưa ra các lợi thế cạnh tranh đúng nghĩa. Yếu tố này không chỉ giúp doanh nghiệp của bạn tạo ra khác biệt với các doanh nghiệp khác, mà còn là tiền đề đem đến lợi nhuận về lâu về dài. Những lợi thế cạnh tranh này giúp khách hàng từ bỏ những sản phẩm khác và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Thực hiện chiến lược chính là thực hiện hai yếu tố kể trên, càng lâu càng tốt. Doanh nghiệp càng gắn kết với nhân viên và khách hàng, thì thành công đem lại càng vững chắc.
Chính vì vậy, chiến lược của một doanh nghiệp cần phải được cập nhật và cải tiến. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là, đâu là thời điểm để thay đổi chiến lược kinh doanh? Câu trả lời dựa vào bốn yếu tố dưới đây
Video đang HOT
1. Đối thủ
Nếu một hoặc nhiều đối thủ trên thị trường đang dần đạt đến những lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp đang có, thì khách hàng sẽ rất khó nhìn thấy ưu điểm của doanh nghiệp. Đây chính là bản chất tự nhiên của kinh doanh. Mọi công ty đều luôn tìm kiếm những lợi thế cho bản thân, và cách thường thấy chính là “cướp” lợi thế từ những đối thủ khác.
Ngoài ra, nếu có một đối thủ cạnh tranh mới tiến vào thị trường với những bước phát triển nhanh chóng, thì doanh nghiệp cũng nên thay đổi chiến lược của mình.
2. Luật pháp
Một sự thay đổi lớn trong luật pháp cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến những ưu điểm cạnh tranh của doanh nghiệp. Những thay đổi trong luật pháp thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nghiệp.
3. Công nghệ
Một sự thay đổi sâu sắc về công nghệ có khả năng ảnh hưởng đến chi phí và sự phát triển hoặc phân phối của sản phẩm và dịch vụ. Nếu một bước tiến công nghệ xảy ra ngoài thị trường, thì nó cũng rất có thể thay đổi thói quen mua sắm của khách hàng.
4. Môi trường xã hội
Khi hướng đi và suy nghĩ của xã hội thay đổi thì những chiến lược của các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Chẳng hạn, các động thái chủ nghĩa dân tộc khiến các những luật lệ được chấp nhận trước đây trở nên lỗi thời, hoặc các hoạt động vì sinh thái tác động đến cách thức sản xuất sản phẩm và gieo trồng mùa vụ, hay thậm chí phong trào #MeToo cũng đã “kéo” được rất nhiều công ty ra ngoài ánh sáng và buộc những công ty này phải thay đổi.
Một chiến lược gia kinh doanh cần phải biết liên tục theo dõi 4 yếu tố này và tìm ra những thay đổi có thể ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, cần phát triển các chỉ số hành động để nắm bắt được khi nào những thay đổi của các yếu tố kể trên có nguy cơ ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh.
Ngoài ra, việc giám sát và theo dõi những lợi thế cạnh tranh để biết chúng còn giá trị hay không cũng quan trọng không kém. Nếu những lợi thế cạnh tranh này vẫn còn giá trị, thì hãy tập trung tất cả nguồn lực vào tất cả nhân viên để họ tiếp tục thực hiện những chiến lược này. Tuy nhiên, nếu những thay đổi bên ngoài ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh, thì đã đến lúc nên kiểm tra lại, thậm chí xây dựng lại chiến lược của cả doanh nghiệp.
Và luôn nhớ rằng, chiến lược phải được giữ ổn định càng lâu càng tốt.
Hải Vy
Theo enternews.vn
FLC thoát lỗ trong quý IV/2019 nhờ thoái vốn tại Bamboo Airways?
Tại thời điểm kết thúc năm 2019, tỷ lệ sở hữu của FLC tại hãng hàng không Bamboo Airways (mã BAV), giảm giảm về còn 51,11%.
Công ty CP Tập đoàn FLC (Mã cổ phiếu: FLC - HOSE) đã công bố báo cáo tài chính quý IV và kết quả kinh doanh cả năm 2019.
Doanh thu hợp nhất Quý 4/2019 đạt 5.008 tỷ đồng, tăng 22,7%. Tuy nhiên, công ty bất ngờ ghi nhận lợi nhuận gộp âm 368,2 tỷ đồng, so với mức lãi 463 tỷ quý IV/2018. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế hợp nhất lại bất ngờ tăng gấp đôi, lên 590 tỷ đồng.
Kết thúc năm tài khóa 2019, FLC ghi nhận doanh thu đạt 16,4 nghìn tỷ, tăng trưởng 38%. Tuy vậy, đây cũng là năm đầu tiên FLC ghi nhận lỗ gộp từ hoạt động kinh doanh là 341 tỷ, so với mức lãi 1.223 tỷ năm 2018. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế vẫn đạt 840 tỷ đồng, tăng trưởng 19,3%.
Cứu cánh khoản lỗ gộp từ hoạt động kinh doanh là doanh thu từ hoạt động tài chính (từ lãi tiền gửi và cho vay, lãi từ bán các khoản đầu tư) lên đến hơn 3.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tỷ lệ sở hữu của FLC tại hãng hàng không Bamboo Airways (mã BAV) tại thời điểm kết thúc năm 2019 bất ngờ giảm về còn 51,11% (so với tỷ lệ sở hữu 100% từ BCTC Q3/2019). Thông tin về đối tác chuyển nhượng không được tiết lộ. Doanh thu tài chính quý IV/2019 (1.481 tỷ đồng) tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2018 (419 tỷ đồng) có lẽ phần lớn là do hoạt động chuyển nhượng cổ phiếu BAV.
Bamboo Airways được thành lập vào ngày 31/05/2017 với số vốn điều lệ chỉ 700 tỷ đồng và tập đoàn FLC góp 100% vốn. Hiện vốn điều lệ Bamboo tăng chóng mặt thông qua 3 đợt tăng vốn lên 1.300 tỷ vào tháng 7/2018, lên 2.200 tỷ và 4.050 tỷ chỉ trong tháng 11/2019.
Trong bài phỏng vấn với Bloomberg mới đây, CEO Đặng Tất Thắng cho biết lợi nhuận trước thuế của Bamboo Airways trong năm 2019 ước đạt 303 tỷ đồng, dự kiến tăng lên 1.000 tỷ đồng vào năm 2020. Đồng thời, Bamboo Airways cũng muốn tăng vốn lên 8.300 tỷ trong 2-3 năm tới để vận hành khai thác tổng cộng 30 tàu bày. Hãng hàng không này cũng dự kiến niêm yết 400 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh vào Quý II/2020.
Theo Nhịp cầu đầu tư
Kinh tế nhiều nước bị ảnh hưởng mạnh do dịch bệnh viêm phổi Dịch viêm phổi do chủng virus corona mới có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng hơn đối với kinh tế toàn cầu, vì Trung Quốc đang chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế thế giới. Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt hành khách tại bệnh viện trung tâm Seoul, Hàn Quốc ngày 27/1/2020. (Ảnh: YONHAP/TTXVN) Đài phát thanh và...