Khi nào cần phẫu thuật điều trị ngủ ngáy?
Ngủ ngáy là tình trạng thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nặng, ngủ ngáy làm ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân gây ngủ ngáy
Ngủ ngáy là hiện tượng khi ngủ có tiếng kêu do đường dẫn khí từ ngoài qua hệ thống dẫn khí tới phổi bị hẹp lại, mức độ hẹp khác nhau ảnh hưởng tới mức độ tiếng ngáy và sự xuất hiện của cơn ngừng thở.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ngủ ngáy mà gây hẹp đường thở đó là:
Do mắc các bệnh lý như: viêm mũi xoang, các dị hình hốc mũi, các dị vật hốc mũi (các loại hạt, chất vô cơ, sỏi mũi….); do các khối u lành hoặc ác…
Nguyên nhân tại họng với các bệnh lý như: viêm VA – amiđan quá phát độ 3 hoặc 4; lưỡi gà dài; khối mỡ thành sau họng phát triển; phì đại cơ đáy lưỡi; các khối u vùng họng miệng như u amidan, u hạ họng – thanh quản.
Nguyên nhân hạ họng – thanh quản với các biểu hiện của các viêm nhiễm dẫn đến tình trạng phù nề niêm mạc, đặc biệt phù Quink trong dị ứng đồ uống. Các khối u vùng hạ họng thanh quản: u lành (u nang…), u ác tính (ung thư hạ họng, thanh quản…); tuyến giáp lạc chỗ xuống hạ họng…
Ngủ ngáy làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Video đang HOT
Ngủ ngáy có cần điều trị?
Ngủ ngáy có thể vô hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe cần điều trị, trong đó có hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA). Tình trạng này xảy ra khi đường hô hấp trên bị tắc nghẽn nhiều lần trong khi ngủ, làm giảm hoặc ngừng hoàn toàn luồng không khí đi vào phổi, gây giảm bão hòa oxy má.u. Thời gian ngưng thở hoặc giảm thở thường kéo dài trên 10 giây, sau đó là kích thích và thở gấp.
Ngủ ngáy do OSA được xem là sát thủ thầm lặng. Không chỉ gây suy giảm chất lượng cuộc sống, giảm hiệu suất công việc, mà tình trạng giảm oxy trong má.u có thể gây ra nhiều hệ lụy: mệt mỏi sau ngủ dậy, đau đầu, mất tập trung, giảm trí nhớ, suy giảm khả năng tìn.h dụ.c, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa và ung thư. Thậm chí, người mắc hội chứng này có thể bị đột tử trong đêm.
Khi nào cần phẫu thuật điều trị ngủ ngáy?
Nếu ngủ ngáy kéo dài có thể đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để xác định nguyên nhân. Bác sĩ có thể khám mũi, họng, nội soi vùng mũi họng để tìm nguyên nhân như: vẹo vách ngăn, viêm mũi xoang, viêm VA…, đồng thời kiểm tra bằng máy đo tiếng ngáy, xác định có bao nhiêu cơn ngưng thở khi ngủ.
Hiện nay có các phương pháp làm giảm ngủ ngáy liên quan đến nguyên nhân: do viêm VA hay amiđan cần nạo VA, cắt amiđan, cắt màn hầu (lưỡi gà); điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng; do vẹo vách ngăn thì chỉnh vách ngăn…
Nội soi vùng mũi họng để tìm nguyên nhân gây ngủ ngáy. Ảnh minh họa
Nếu các biện pháp không phẫu thuật không đem lại hiệu quả thì cân nhắc khả năng phẫu thuật. Các yếu tố xem xét trước phẫu thuật là đán.h giá toàn diện bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, chuyên gia giấc ngủ và các xét nghiệm cần thiết. Đán.h giá điều kiện sức khỏe tổng quát của bệnh nhân để đảm bảo an toàn phẫu thuật. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp cần sự tư vấn kỹ lưỡng từ các chuyên gia y tế, dựa trên tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.
Tuy nhiên không phải trường hợp nào sau phẫu thuật cũng hết ngủ ngáy, nên việc phẫu thuật điều trị các nguyên nhân là chính, còn nếu phẫu thuật chỉ để chữa cho hết ngáy thì nên cân nhắc thêm.
Đối với các nguyên nhân kèm theo như lạm dụng rượu bia, thuố.c lá… cần phải kiêng các loại chất kích thích này, hạn chế đồ uống lạnh, thức uống có gas. Nếu nguyên nhân do thừa cân, béo phì thì giảm cân, tập thể dục, ngủ đúng giờ, đủ giấc và tránh lạm dụng thuố.c ng.ủ, giảm stress, tránh tắm khuya, ăn khuya, điều chỉnh sinh hoạt hằng ngày phù hợp.
Các dấu hiệu nhận biết ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, nhồi má.u cơ tim, thậm chí đột quỵ, đột tử, vậy đâu là dấu hiệu nhận biết?
Theo TS.BS Phan Thanh Thủy, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, hội chứng ngưng thở khi ngủ được phân loại thành 3 nhóm: ngưng thở tắc nghẽn, ngưng thở trung ương và ngưng thở hỗn hợp.
Trong đó, hội chứng ngưng thở tắc nghẽn chiếm tỷ lệ chủ yếu, thường gặp ở nam giới, hút thuố.c l.á, thể trạng thừa cân, béo phì, cổ ngắn, hàm nhỏ, hoặc tiề.n sử gia đình có người ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ.
Các dấu hiệu gợi ý để nhận biết mắc ngưng thở gồm: Ngáy ngủ, ai đó phàn nàn về buồn ngủ ban ngày, mệt mỏi vào buổi sáng hoặc thậm chí mất ngủ. Người thức dậy trong đêm bởi các cơn ngưng thở, thở hổn hển hoặc cảm giác ngạt thở. Người ngủ cùng hoặc những người khác có thể ghi nhận người đó khi ngủ có ngáy thường xuyên, ngưng thở hoặc cả hai.
Người được chẩn đoán tăng huyết áp, rối loạn tâm trạng, rối loạn nhận thức, bệnh mạch vành, tai biến mạch não, suy tim sung huyết, rung nhĩ hoặc tiểu đường type 2 là nhóm cần tầm soát hội chứng ngưng thở khi ngủ nếu có ít nhất một trong ba triệu chứng ngủ ngáy, buồn ngủ ban ngày quá mức hoặc cơn ngưng thở được chứng kiến.
Để chẩn đoán chính xác, người bệnh cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa và được đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ để chẩn đoán.
Ngưng thở khi ngủ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. (Ảnh minh họa)
Theo bác sĩ, ngưng thở khi ngủ là bệnh lý gây ra nhiều hậu quả và biến chứng, thậm chí các bệnh lý nguy hiểm. Đầu tiên, do các phân mảnh giấc ngủ, người bệnh thường có biểu hiện buồn ngủ ban ngày quá mức dẫn đến gia tăng các ta.i nạ.n giao thông và ta.i nạ.n lao động. Nghiêm trọng hơn, tình trạng giảm chất lượng giấc ngủ do bệnh này cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Người bệnh có thể gặp tình trạng mệt mỏi, khó tập trung, lo âu, trầm cảm. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất làm việc của người bệnh, dễ trở nên cáu gắt và dễ bị kích động trong các tình huống không mong muốn. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến quan hệ xã hội và gia đình của người bệnh.
Hội chứng này còn có thể dẫn đến các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, rối loạn lipid má.u, các bệnh lý thần kinh như Alzheimer. Đặc biệt, ngưng thở khi ngủ cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng nguy cơ bệnh tim mạch như tăng huyết áp kháng trị, rối loạn nhịp tim, nhồi má.u cơ tim, đột quỵ.
Ngưng thở khi ngủ có thể gặp ở 35% các bệnh nhân tăng huyết áp, 50% ở những bệnh nhân có rung nhĩ, 50% bệnh nhân suy tim và lên tới 80% ở những bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị. Một phân tích tổng hợp trên các bệnh nhân đột quỵ ở châu Á cho thấy có đến 74% bệnh nhân đột quỵ có ngưng thở khi ngủ.
Một trong các biến chứng nguy hiểm nhất của hội chứng ngưng thở khi ngủ là đột tử trong đêm do độ bão hòa oxy má.u giảm thấp và rối loạn nhịp tim, nhồi má.u cơ tim cấp.
Tùy vào triệu chứng của người bệnh và mức độ nặng của ngưng thở khi ngủ mà bác sĩ quyết định lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp.
Các biện pháp chính để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm giảm cân, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện thể dục duy trì cân nặng lý tưởng với những trường hợp thừa cân, béo phì, điều trị bằng phẫu thuật với những trường hợp có bất thường đường hô hấp trên như: amydal quá phát, hàm nhỏ, tụt sau.
Người bệnh cũng có thể được chỉ định đeo dụng cụ đẩy hàm dưới ra trước, thở máy thông khí áp lực dương, kích thích dây thần kinh XII.
Đái dầm ở trẻ có cần điều trị? Đái dầm là bệnh tiểu tiện không tự chủ, hay gặp ở tr.ẻ e.m 5 - 6 tuổ.i, xảy ra thường xuyên vào ban đêm hoặc lúc ngủ trưa. Nhiều cha mẹ khi thấy trẻ đái dầm thường băn khoăn, lo lắng liệu con mình có bị ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển không? Đái dầm là hiện tượng không...