Khi nào cần kiêng chuyện ấy?
Viêm nhiễm âm đạo, u xơ tử cung, sau khi sảy thai…là những trường hợp phụ nữ tuyệt đối kiêng giao hợp.
Một trong những yếu tố góp phần giữ lửa hạnh phúc gia đình là tình dục. Song, khi cơ thể mắc phải những căn bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe thì không nên quan hệ tình dục.
Viêm nhiễm âm đạo
Không nên quan hệ tình dục trong trường hợp bị viêm nhiễm âm đạo. Bởi, vi trùng, nấm… khiến âm đạo đỏ tây, ngứa và đau rát. Quan hệ trong trường hợp này, vi khuẩn và nấm sẽ dễ lây lan dẫy tới lây nhiễm nhiễm nghiêm trọng.
Kiêng kị quan hệ tình dục khi bị viêm nhiễm âm đạo (Ảnh minh họa: Internet)
U xơ tử cung
Có khoảng 20% số phụ nữ trên 30 tuổi mắc u xơ tử cung. Căn bệnh này thường gây rối đau đớn và rối loạn kinh nguyệt. Để tránh tăng xuất huyết, không nên quan hệ khi gặp phải trường hợp này.
Sau khi sinh con
Khoảng thời gian từ 6-8 tháng sau khi sinh, phụ nữ không nên quan hệ tình dục. Việc quan hệ sau khi sinh có thể dẫn tới nhiều bệnh viêm nhiễm cổ tử cung.
Sau khi phá hoặc sảy thai
Video đang HOT
Khi bị sảy thay hoặc phá thai, không chỉ sức khỏe suy giảm mà tinh thần cũng bị ảnh hưởng nhiều. Do đó, phụ nữ cần danh thời gian để nghỉ ngơi trong khoảng 2 tháng.
Thai ngoài tử cung
Một trong những nguyên nhân dân tới hiện tượng thai ngoài tử cung là do viêm nhiễm vòi trứng khiến vòi trứng bị hẹp. Cần đi khám bác sĩ ngay sau khi phát hiện tình trạng trên.
Viêm cổ tử cung
Tránh quan hệ khi bị viêm cổ tử cung (Ảnh minh họa: Internet)
Nấm, lậu, nhiễm trùng mãn tính… đều là những nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm cổ tử cung. Nếu quan hệ tình dục trong trường hợp này sẽ khiến đau đớn, huyết trắng tăng nhiều, thấm trí gây xuất huyết…
Khi mắc bệnh lây qua đường tình dục
Tuyệt đối kiêng ‘chuyện ấy’ khi mắc phải những căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Viêm tiểu khung
Khi mắc bệnh này, âm đạo sẽ có nhiều bài tiết ra mủ, trường hợp nghiêm trọng sẽ dân tới vô sinh. Do đó, trong trường hợp này, nữ giới không nên quan hệ tình dục.
Theo SKĐS
5 bệnh gây triệu chứng khó chịu trong kì 'đèn đỏ'
Ngoài nguyên nhân do đặc điểm sinh lý, những khó chịu trong chu kì kinh nguyệt có thể xuất phát từ những nguyên do bệnh tật khác.
Những cơn đau trong chu kì kinh nguyệt là điều mà không chị em nào muốn gặp cho dù đôi khi nó là cảm giác khó chịu chứ không hẳn là những cơn đau. Nhưng nếu không may gặp phải tình trạng này, bạn cần nắm được các nguyên nhân có thể gặp để biết cách xử trí phù hợp và hiệu quả nhất.
Nguyên nhân đau bụng, khó chịu trong chu kì kinh nguyệt có thể xuất phát từ yếu tố di truyền nhưng cũng có thể là do sự căng thẳng hoặc các yếu tố tâm sinh lý khác gây ra. Một số chị em có thể gặp triệu chứng chuột rút, đau lưng hoặc đau bụng trong khi những người khác lại kèm theo cả triệu chứng đầy hơi, buồn nôn, khó thở... Trong một số trường hợp nghiêm trọng, các cơn đau có thể khiến chị em bị tê vùng bụng, kinh nguyệt ra nhiều mệt mỏi đến kiệt sức... Nếu gặp tình trạng này thì chị em phải đến bệnh viện để được chăm sóc sức khỏe thích hợp. Chẩn đoán sớm và chính xác nguyên nhân sẽ giúp việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Hãy cùng tìm hiểu xem những nguyên nào gây ra tình trạng này ở chị em nhé:
Những cơn đau trong chu kì kinh nguyệt là điều mà không chị em nào muốn gặp (Ảnh minh họa: Internet)
Lạc nội mạc tử cung
Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc trong tử cung. Nội mạc tử cung có thể bong ra và chảy ngược vào trong, bám vào các vùng trong cơ quan sinh sản và gây viêm mãn tính, chảy máu trong và gây ra các cơn đau ở vùng chậu. Do vậy, vào những ngày có 'đèn đỏ', đây cũng có thể là một trong những những lý do chính khiến nhiều chị em đau vùng chậu.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là bệnh rất phổ biến và nhiều chị em gặp phải. Tuy nhiên, bệnh này lại không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu nên nhiều chị em không biết mình bị bệnh. U xơ tử cung có thể ảnh hưởng tới dòng chảy của kinh nguyệt hàng tháng và khiến không ít phụ nữ cảm thấy đau đớn, thậm chí trở thành ác mộng của không ít chị em.
Vòng tránh thai
Vòng tránh thai là một công cụ tránh thai có tác dụng tạm thời và không liên quan đến nội tiết tố trong cơ thể. Vòng tránh thai được đặt trong tử cung và có thể có những tác dụng phụ, ví dụ như khiến dòng chảy kinh nguyệt nhiều hơn, chu kì kinh nguyệt thay đổi, kéo dài hơn hoặc có gây ra những triệu chứng khi có kinh như đau bụng, đầy bụng, đầy hơi... Những tác dụng phụ này thường xuất hiện rõ nhất trong thời gian đầu mới đặt vòng. Nó cũng có thể tái phát sau đó nhiều năm.
Ngoài nguyên nhân do đặc điểm sinh lý, những khó chịu trong chu kì kinh nguyệt có thể xuất phát từ những nguyên do bệnh tật khác (Ảnh minh họa: Internet)
Các bệnh vùng chậu
Các bệnh vùng chậu, đặc biệt là nhiễm trùng vùng chậu cũng được coi là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng khó chịu trong kì kinh nguyệt. Nhiễm trùng vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng về đường sinh dục nữ và có thể xuất phát từ tình trạng lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục mà không được điều trị thích hợp.
Bệnh nhiễm trùng này có thể gây ra các vết sẹo gần khung xương chậu. Trong thời gian kinh nguyệt, các kích thích tố sẽ ảnh hưởng đến tử cung, các mô sẹo và gây đau, khó chịu.
Ung thư biểu mô
Ung thư biểu mô cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều chị em đau đớn trong ngày có kinh nguyệt. Bệnh ung thư biểu mô cũng có thể gây vô sinh hoặc đau khi giao hợp. Rất khó để tự chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng kì kinh nguyệt có phải do ung thư biểu mô gây ra hay không, bệnh này chỉ có thể phát hiện thông qua thăm khám cụ thể.
Vì vậy, nếu muốn biết chính xác nguyên nhân, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để được khám và điều trị kịp thời.
Theo Afamily
Học hỏi 'chuyện ấy' ở gái mại dâm khiến vợ chồng vô sinh Trước ngày cưới, do sợ không làm tròn nghĩa vụ, anh chồng trẻ đã tìm đến gái mại dâm để 'học hỏi kinh nghiệm'. Chuẩn bị cho trăng mật, chồng 'cẩn thận' quan hệ i dâm Bác sĩ Trịnh Hồng Quân, phòng khám Nam khoa Hoa Hồng, quận Đống Đa, Hà Nội lần giở bệnh án của các bệnh nhân và chỉ cho...