Khi nàng LIẾM MÔI….
Khi đã “chung chăn chung gối”, những tưởng giữa hai người sẽ không còn điều gì phải giấu diếm. Thế nhưng, các nhà tâm lý cho biết đa số lời nói dối của các nàng đối với người đàn ông của họ đều liên quan đến chuyện chăn gối. Liếm môi là một trong những dấu hiệu nhận biết nàng đang nói dối bạn.
Chuyện muốn dối
Dưới đây là những điều nàng thường nói dối nhất khi liên quan đến chuyện chăn gối, theo khảo sát của các trang Askmen và Frisky:
1. Trinh tiết
Dù xã hội đã rất hiện đại và chuyện “ăn cơm trước kẻng” không còn là chuyện hiếm, đa số các chàng vẫn quan tâm đến chuyện trinh tiết khi lấy vợ. Nói chung, họ vẫn thích cưới một cô nàng “còn nguyên”. Theo một khảo sát thực tế, có khoảng hơn 80% trường hợp khi người phụ nữ thừa nhận đã đánh mất trinh tiết trước, tình yêu của họ tan vỡ, không đến được hôn nhân hoặc nếu đã kết hôn cũng khiến hôn nhân rơi vào tình trạng rất tệ hại. Vì vậy, với phương châm “an toàn là trên hết”, các nàng không bao giờ nói thật về việc chàng không phải là người đàn ông đầu tiên có “quan hệ” với mình.
Tương tự, xuất phát từ tâm lý đa số đàn ông đều muốn mình là người “đầu tiên và duy nhất”, các nàng rất e ngại khi thừa nhận chàng không phải là “mối tình đầu”, do đó thường có khuynh hướng nói dối về số “cựu” người yêu.
2. Thời điểm ham muốn
Khi bạn gợi ý nàng về “chuyện ấy”, đa phần phụ nữ thường nói dối, dù trong lòng “muốn lắm rồi” nhưng nàng cũng sẽ không nói thẳng. Họ sẽ giả vờ “làm cao” rằng chưa sẵn sàng, chưa muốn yêu ngay.
3. Vờ “lên đỉnh”
Theo khảo sát, hầu hết các nàng đều có ít nhất một lần giả vờ “lên đỉnh” vì không muốn anh chàng của mình cảm thấy tự ti về “bản lĩnh đàn ông”. Theo giới chuyên gia, việc đôi khi không thể lên đỉnh là chuyện bình thường đối với phụ nữ, nhưng nếu kéo dài, sẽ ảnh hưởng không tốt cho quan hệ giữa hai người. “Các bạn cần nhớ rằng không phải lúc nào chúng ta cũng đạt đỉnh khi ân ái nhưng đừng vì thế mà để việc giả vờ đó kéo dài, dù với mong muốn tránh cho bạn đời khỏi bị xấu hổ. Tốt hơn bạn nên nói chuyện thẳng thắn với đối phương” – một chuyên gia tâm lý giới tính cảnh báo.
4. Tỏ ra thích tư thế mới
Video đang HOT
Những anh chàng thường thích tỏ rõ “bản lĩnh đàn ông” của mình bằng cách tìm hiểu và thực hiện những tư thế mới với hy vọng sẽ khiến nàng “mê mệt” hơn. Theo các nhà tâm lý giới tính, thử nghiệm những tư thế mới có thể giúp chuyện chăn gối của vợ chồng thêm tuyệt vời và bớt nhàm chán. Tuy nhiên, bạn cần hiểu liệu tư thế đó có đem lại cảm giác thoải mái cho đối phương? Hãy nhớ, ở một số tư thế nhất định phụ nữ rất khó đạt được cực khoái. Thậm chí, có những tư thế khiến nàng khó chịu, nhưng vì muốn giữ “mặt mũi” cho bạn, nàng sẽ nói dối.
Đâu là sự thật?
Để biết nàng có thành thật trong những vấn đề “nhạy cảm” ở trên hay không, giới chuyên gia đã đưa ra năm cách giúp bạn nhận biết:
1. Liếm môi
Căng thẳng tâm lý khi nói dối sẽ khiến thực quản siết lại gây khó khăn cho việc nuốt nước bọt và tạo nước bọt, miệng sẽ bị khô đột ngột. Vì vậy, hãy để ý xem nàng có liếm môi trước khi nói hay gặp khó khăn khi nuốt nước bọt không. Nếu có, nhiều khả năng nàng đang nói dối.
2. Giấu đầu hở đuôi
Một lời nói dối sẽ có rất nhiều sai sót cho dù nàng đã chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Chắc chắn sẽ có một chi tiết đáng ngờ, thậm chí là vô lý. Vì vậy, hãy tìm cách hỏi thật chi tiết nếu bạn ngờ rằng nàng đang nói dối.
Ngoài ra, nếu đó là vấn đề nàng muốn giấu, có thể nàng sẽ phản ứng một cách gay gắt khi bị hỏi đến. Chẳng hạn, khi được hỏi về chuyện trinh tiết, nếu nàng gắt gỏng đại loại như “Anh không tin em sao?!” thì nhiều khả năng nàng không muốn nói sự thật.
3. Giọng nói
Giọng nói nàng run run, đứt quãng hay thậm chí chỉ khác thường trong phút chốc cũng phản ánh một lời nói dối. Hãy chú ý những chỗ ngưng giọng (nàng đang cố bịa ra một câu chuyện), những lúc ngắt âm đứt quãng hay đột nhiên nàng lại thỏ thẻ, nói nhẹ nhàng chậm rãi vì nàng đang cố bình tĩnh trong khi tinh thần rất căng thẳng.
Nếu nàng bỗng dưng dùng nhiều từ ngữ quá kiểu cách hoặc nói chuyện gần như đang diễn thuyết, nhiều khả năng nàng đang muốn che đậy một điều gì đó, giống như các chính trị gia!
4. Bàn tay
Tay có thể phản ánh tâm trạng khi đang đối thoại, vì thế một người nói dối có xu hướng giấu tay mình đi, có thể là kẹp dưới nách hoặc để tay ra sau lưng. Nhưng nếu nàng muốn lời nói dối của mình đáng tin hơn thì nàng sẽ cố gắng để tay một cách không tự nhiên bên cạnh người hoặc để thẳng lên bàn.
5. Ánh mắt
Có một dấu hiệu mà một kẻ nói dối bậc thầy cũng không che giấu được. Hãy kiểm tra đồng tử. Đây là một phản ứng sinh lý học, khi lo lắng và nói dối thì đồng tử ở con ngươi mắt giãn to hơn bình thường.
Người nói dối sẽ rất ít khi dám nhìn thẳng vào mắt bạn mà sẽ nhìn lảng đi nơi khác. Các chuyên gia còn cho rằng nếu nàng chỉ nhìn về bên trái của bạn khi nói chuyện, nhiều khả năng nàng đang nói dối.
Theo VNE
Những thói quen có hại...cần tránh
Những biểu hiện mỗi khi chúng ta căng thẳng thường gây khó chịu cho người xung quanh. Nhưng lại có một số thói quen thực sự gây tổn hại cho sức khỏe của chính mình.
Không nên biến hàm răng thành cái bấm móng tay - Ảnh: Shutterstock
Cắn móng tay
Sẽ không phải là chuyện lớn khi bạn cắn móng tay khi xem phim kinh dị, nhưng nếu nó trở thành thói quen thường xuyên, nó có thể gây tổn hại cả móng tay lẫn vùng da xung quanh chúng. Vi trùng từ miệng bạn được chuyển sang da tay và ngược lại. Vi khuẩn dưới móng có thể "di cư" sang miệng, gây nhiễm trùng nướu và cổ họng.
Xoắn và bứt tóc
Dùng ngón tay xoắn và bứt hết một mảng tóc sẽ gây tổn thương đến gốc tóc qua thời gian. Điều này tạo ra những khu vực rụng tóc tạm thời hoặc lâu dài cũng như nhiễm trùng. Hành động bứt tóc liên tục có thể là dấu hiệu của chứng nghiện bứt tóc - vốn cần được điều trị bằng liệu pháp tâm lý và thuốc men.
Bẻ cổ
Bẻ cổ kêu cái "rắc" có thể tạo cảm giác tốt cho bạn, nhưng việc lặp đi lặp lại hành động này sẽ khiến những dây chằng xung quanh cổ trở nên cơ động quá mức và dễ bị thương hơn. Ngoài ra, hành động bẻ cổ gây hao mòn khớp xương và dẫn đến bệnh viêm khớp qua thời gian. Trong những trường hợp hiếm hoi, bẻ cổ có thể kích hoạt một cơn đột quỵ.
Nghiến răng
Cứ luôn nghiến răng khi căng thẳng sẽ gây thảm họa cho sức khỏe răng miệng. Nghiến răng khiến răng nứt và gãy, thậm chí có thể gây tổn thương khớp hàm dưới dạng rối loạn khớp thái dương - hàm.
Mút và nhai kẹo
Mút kẹo cứng khiến răng bạn "ngập" đường, dẫn đến sâu răng. Vi khuẩn sống khỏe bằng đường từ kẹo, qua đó tăng cường khả năng phá hoại răng. Ngoài ra, việc nhai kẹo cứng có thể gây hỏng răng hoặc khiến bạn phải tìm đến nha sĩ để chỉnh sửa "cái gốc con người" của mình.
Liếm hoặc cắn môi
Việc liếm môi lúc căng thẳng khiến chúng bị "phơi nhiễm" các enzyme tiêu hóa. Những enzyme này gặm mòn da, gây viêm da và viêm môi, khiến chúng khô và nứt nẻ. Cắn môi khi căng thẳng có thể dẫn đến sự hình thành các bướu thịt cần phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ.
Gặm phần trong của má
Giống như cắn móng tay, gặm má trở thành một thói quen khi căng thẳng. Phần trong của má thường phồng lên nên dễ bị gặm. Lặp đi lặp lại hành động này sẽ gây viêm mãn tính, thậm chí xuất huyết.
Cắn bút
Tương tự như cắn móng tay, việc cắn bút khi căng thẳng sẽ tạo điều kiện để vi trùng và vi rút xâm nhập cơ thể và gây bệnh, chẳng hạn như cảm lạnh. Ngoài ra, hành động cắn bút còn gây tổn hại cho răng cũng như đe dọa phần mô mềm và nướu răng.
Theo tapchilamdep
Môi mềm không hẳn nhờ son dưỡng Thời tiết lạnh khiến môi của bạn cần độ ẩm. Hãy giữ chúng mềm mại bằng cách bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể cũng như lựa chọn son dưỡng môi một cách cẩn thận. Sau đây là những lời khuyên đơn giản để đảm bảo bạn sẽ có đôi môi mềm mại và căng mọng trong mùa đông. - Uống nhiều...