Khi nàng lãng mạn thái quá…
Các nàng nghiện tiểu thuyết luôn đặt mình vào những tình huống lãng mạn như phim ảnh để rồi “hành hạ” chàng hoàng tử bạch mã ngoài đời.
Gò mình theo tiểu thuyết
Thu Trang (26 tuổi, Hà Nội), khi còn là sinh viên trường Đại học Công Đoàn cô có sở thích tuần nào cũng phải “nghiền” xong ít nhất 2 bộ truyện tiểu thuyết Quỳnh Dao. Hình ảnh cô nàng đang trong lớp học rồi chạy như bổ củi ra trước sân trường nhặt lá vàng rơi đưa lên mũi hít hít ban đầu còn khiến dân tình trong lớp há hốc mồm nhưng sau rồi lại quen. Trang được bình chọn là cô nàng lãng mạn nhất lớp.
Có những truyện cô đọc đi đọc lại không biết bao lần và cô tự nhủ: “sau này mình cũng sẽ có một tình yêu đẹp hơn thế”. Cứ như vậy, hàng ngày cô mong ngóng về hoàng tử bạch mã của đời mình xuất hiện.
Vì thế khi gặp Trung Đức, Trang cũng áp dụng những kiểu tình yêu như trong tiểu thuyết vào chuyện tình cảm của mình.
Ban đầu, Đức cảm thấy Trang rất tinh tế, một người con gái khá thú vị khi ngày sinh nhật mình, người yêu bỏ công đi tìm một nơi tuyệt đẹp để họ cùng ngắm sao trời, rồi những ngọn nến được thắp rất tỉ mỉ xung quanh.
Đến khi cô nàng bắt anh người yêu bỏ xe máy và đi bộ cùng nàng bất kể nắng mưa, đi bộ được 5-10 phút cô lại nhờ anh cõng vài cây số mặc gió, mưa bụi, tắc đường, mặc những ánh mắt người ngoài đường ái ngại hắt về anh, anh bắt đầu thấy cô nàng có vấn đề.
Không chỉ dừng lại đó, mỗi khi cãi nhau, Trang lại mất tích, tháo sim, tắt điện thoại, khoác balo trên vai bỏ đi xa. Lần đầu, chàng tá hỏa đi khắp nơi từ nhà đến công ty nàng hỏi, nhưng được chưa đầy ngày, cô người yêu liên lạc bảo đang ở bãi biển nọ. Chàng lại bắt xe đến đón. Cả ngày trời bỏ công bỏ việc, chàng bở hơi tai tìm người yêu.
Quá tam ba bận, ngán ngẩm những cách Trang thể hiện, rồi lại bận bịu với công việc, chàng không đi tìm nàng thì nàng lại hậm hực “ Anh là người khô khan, rô bốt, vô cảm” rồi khóc ngon lành. Người yêu Trang bắt đầu thấy chán nản và mệt mỏi, cuối cùng anh nói lời chia tay.
Video đang HOT
Trang muốn được người yêu cõng như phim Hàn Quốc (Ảnh minh họa)
Thanh Hằng cũng có thói quen tương tự, cô tuyên bố chỉ yêu chàng nào dám hy sinh bản thân giống như trong những mô típ người hùng cứu mỹ nhân. Mỗi lần có anh nào ngỏ lời, cô lại nhờ bạn bè thậm chí thuê người dàn dựng một vở kịch cướp giật, ghen tuông ngoài đường xem phản ứng của chàng như thế nào. Điều này khiến chàng nào cũng sợ xanh mặt bỏ chạy sau một thời gian tìm hiểu, chẳng ai dám yêu cô lâu dài.
Trường hợp của Hồng Thương lại khác, cô thích đọc tiểu thuyết tình yêu, và hay hình dung chàng trai của mình phải giống như nhân vật nam chính trong một cuốn sách mà cô yêu thích. Cô tự ép mình phải yếu đuối để chàng che chở, còn chàng sẽ tới bên cô như người hùng, khi nào cô cần chàng cũng sẵn sàng có mặt, ôm cô vào lòng, để cô gục đầu vào đôi vai vững chắc của chàng. Ban đầu, Kiên – chàng hoàng tử bạch mã còn thông cảm vì người yêu tính dịu dàng, khi người yêu gọi Kiên cũng đều có mặt thể hiện tình yêu của mình với nàng. Nhưng sau này, càng ngày Kiên càng mệt mỏi khi Thương nhắn “ em đang ở chỗ này, chỗ kia, anh tới bên em đi”". Thậm chí, có lần Thương còn giả vờ bị xe đâm để Kiên chạy đến đỡ mình (y như trong phim Hàn). Làm Kiên phát ngán với tiểu thư Hồng Thương.
Đặt sách xuống và ngẫm cách yêu
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Lý (Trung tâm tư vấn Tâm lý Hôn nhân & Gia đình), duy trì lãng mạn là tốt nhưng không nên coi quá nặng chuyện này. Tình yêu hay hôn nhân cũng như một món canh, vừa gia vị, đủ nguyên liệu, đúng công thức thì ngon ngược lại, thành ra dở.
Những gì xảy ra trong suy nghĩ người phụ nữ khi xem phim hay đọc một truyện tình cảm lãng mạn không khác gì cảm xúc của người đàn ông khi xem sách báo khiêu dâm. Khi xem loạt hình ảnh này cơ thể người đàn ông sẽ sản sinh ra một loại hooc môn khiến họ luôn cảm thấy bứt rứt phấn khích. Nếu lượng hooc môn này vượt quá lượng kiểm soát, họ sẽ có những hành vi không kiểm soát được.
Tình yêu sẽ đẹp hơn khi lãng mạn, song không nên quá mức kẻo thành “bội thực” (Ảnh minh họa)
Phản ứng này cũng xảy ra tương tự ở chị em phụ nữ trong lúc xem phim hoặc đọc những câu truyện tình cảm ướt át. Điều gì sẽ xảy ra nếu cô gái tin vào câu chuyện hoàn toàn tưởng tượng trên tiểu thuyết lãng mạn kia? Hệ lụy là họ sẽ áp đặt các tình tiết trong tiểu thuyết vào tình yêu thực của mình và khiến họ trở nên bí bách, tự trách mình “Tại sao tình yêu của mình không đẹp như trên phim”, “Sao anh ý không hôn chào tạm biệt mình”…
Theo các chuyên gia tâm lý, nếu chị em muốn lãng mạn, tránh chọn cách bất ngờ đến choáng váng. Cũng đừng ép người yêu hay bạn đời phải làm thế này, thế kia mới thỏa mãn.
Nếu một ngày chàng “ếch” của bạn đang chở bạn đi dạo dưới trời mưa, bỗng nói một câu “Về nhà thôi, ốm đấy em à!” liệu có khiến bạn cụt hứng! Nếu bạn trả lời “Có” cũng đừng vội buồn nhé!
Phụ nữ hầu hết ai cũng đều thích xem phim Hàn, rồi “chết mê chết mệt” với những cảnh quay lãng mạn trong phim khi đôi uyên ương tay trong tay nhau cùng nhau đi dạo trên tuyết, chàng trai cõng cô gái với những lời yêu thương ngọt ngào cùng hàng ngàn cử chỉ âu yếm dịu dàng, đáng yêu khác.
Nhưng, sự thật thì cuộc sống không giống như phim ảnh, vì những gì trình chiếu trên phim chỉ là lát cắt cuộc sống, mà lát cắt có bao giờ đầy đủ.
Phút giây lãng mạn giữa các nhân vật trong phim khiến người xem thích thú trôi theo cảm xúc của họ. Tuy nhiên, nhiều bạn gái để cho tâm hồn mình “trôi” quá nên thành ra lúc nào cũng mong muốn cuộc sống giống y như trên phim.
Lãng mạn có khi là những điều bất ngờ trong cuộc sống, không trải qua sắp đặt mà vẫn thú vị và khiến người ta phải nhớ mãi. Thực tế, đa phần con trai tính lãng mạn trong người tồn tại rất ít, nhưng con gái biết “mở đường” thì con trai sẽ rất tinh tế. Còn nếu lãng mạn mà bắt mọi thứ theo ý mình sẽ không còn lãng mạn nữa, đó chỉ là ” lãng xẹt ” mà thôi.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tôi cũng có một "âm mưu" với chồng
Tôi cay đắng nuốt nỗi tủi hổ vào lòng tự nhủ chờ đứa trẻ ra đời rồi tôi sẽ tự nuôi con. Chỉ cần anh để con được khai sinh đàng hoàng mà thôi.
Tôi đọc bài của hai vợ chồng bạn mà nước mắt chảy như sự thể là của mình. Tôi và chồng tôi cũng có một tình trạng gần như của 2 bạn. Tôi nhận ra mình mang bầu không lâu sau khi tôi không còn lý do gì nữa để tiếp tục cuộc tình cay đắng của mình. Anh là người đã có vợ và hôn nhân đó cũng vì có một đứa trẻ sắp ra đời. Nhưng 2 cá tính trái ngược trông chờ ở nhau sự thay đổi khi "có gia đình" đã bất thành. Quá nhiều lần xé giấy kết hôn, nhiều lần viết đơn ly hôn. Rồi tôi xuất hiện.
Anh tiến đến tôi từ từ là một người đồng nghiệp, người bạn, người anh rồi người yêu. Tôi nhận ra tình cảm cả 2 cùng cố cưỡng nhưng... tôi không biết nói thế nào. Sự ghen tuông điên cuồng của người vợ trước của anh lại ép chúng tôi lại gần nhau hơn. Anh lo bao bọc tôi, còn tôi nép vào anh để sợ hãi và chúng tôi tranh đấu, sợ hãi lẫn nhau.
Tôi thì bẽ bàng, ê chề, tan tác vì thế giới eo xèo quanh tôi, vì chính tôi tự quay cuồng tìm lối thoát thực sự cho cuộc đời mình. Còn anh, phải công nhận rằng đứa trẻ thực sự dày vò tâm can anh, khiến anh trở thành một "kẻ điên". Và không ai ngoài tôi, người kề cận anh hứng lấy những cơn điên loạn tự tranh đấu ấy. Nhưng rồi cái gì cần xảy ra đã xảy ra. Anh li hôn với vợ cũ của anh. Và sau đó không lâu cũng là lời chấm hết hoang tàn giữa tôi và anh.
Tôi biết mình mang bầu và tôi quyết giữ cho đứa con được ra đời. Tôi cầu xin gia đình anh, gia đình tôi và cả cầu xin anh nữa. Anh vẫn mang theo cơn điên đó thậm chí vào những giây phút quan trọng như lúc làm đăng ký kết hôn, lúc chúng tôi tổ chức đám cưới. Tôi cay đắng nuốt nỗi tủi hổ vào lòng. Tự nhủ chờ đứa trẻ ra đời rồi tôi sẽ tự nuôi con. Chỉ cần anh để con được khai sinh đàng hoàng mà thôi.
Về ở bên nhau, tôi lại càng nín nhịn, vậy mà những lần xung đột, anh cho phép mình lồng lộn lên chửi bới vung tay vung chân như thể quên trong tôi đang có một thai nhi chỉ 1, 2 tháng nữa là ra đời. Anh vẫn chưa đi làm, từ lâu lắm rồi, anh chỉ thỉnh thoảng lướt qua lớp dạy thêm gọi là. Rồi thì còn nghỉ Tết, nghỉ hè, coi như thu nhập chỉ trông chờ vào lương của tôi.
Tôi nhờ anh vai trò là người cầm tiền, tôi chỉ cần hàng ngày anh đưa cho tôi tiền đi chợ (chúng tôi ở cùng bố mẹ và em chồng tôi). Tôi thiết nghĩ, anh còn khoản bất khả kháng mỗi tháng phải đưa cho mẹ đứa trẻ (vợ cũ của anh) để nuôi con. Vì thế lẽ nào để anh phải ái ngại hỏi tôi đưa tiền nên thôi thì tôi đưa anh cầm và anh chủ động trích ra cho tế nhị.
Phải nói rằng, không ai bắt tôi phải chi tiêu eo hẹp. Nhưng vì tự eo hẹp chi tiêu mà nhiều khi nghén ngẩm thèm ăn tôi cũng không dám ăn. Cần mua thuốc sắt, canxi, tôi tự AQ rằng, chế độ ăn đầy đủ là được (mặc dù tự cơ thể tôi đã thiếu trầm trọng canxi dẫn đến đau vai, gáy, ngón tay ngay từ trước khi mang bầu). Giai đoan mang bầu, tôi bắt con buồn, bắt con khóc cùng tôi nhiều quá thay vì tươi vui, thay vì những lời hát yêu đời.
Bé sinh ra trộm vía đủ tháng ngày nên đảm bảo cân nặng trung bình, tuy nhiên do bị thiếu canxi dẫn đến rất nhiều vấn đề và vì thế mà bé khá khó tính, khó nuôi. Đó là lỗi ở tôi, khi chọn cho mình một người chồng chưa bình thường. Nhưng điều tôi buồn tê tái khiến giờ đây tôi cũng có một "âm mưu" là chờ tôi đi làm ổn định trở lại, hoặc chờ con tôi 3 tuổi vững thêm chút nữa, tôi sẽ ký sẵn tờ đơn ly hôn rồi đưa anh.
Lý do lại là việc anh quát tháo (chửi), đánh đập (ném, quăng) đứa con đỏ hỏn chưa đầy 1 tuổi của tôi không ít lần với câu lý giải hết sức ngây ngô rằng: nó còn nhỏ, nói với nó nó cũng không hiểu. Trời ạ, trẻ nhỏ không hiểu nhưng nó cảm nhận được thế nào là yêu thương mà! Chính anh từng có lần nói với tôi câu đó. Hơn nữa, trẻ càng nhỏ thì càng mỏng manh.
Mẹ chồng tôi còn từng nói: "Cẩn thận kẻo đẻ còn lành, nuôi con què". Tôi không nhớ hoàn cảnh bà nói, nhưng chắc chắn, những điều bà tận mắt chứng kiến lúc ấy chỉ là rất nhỏ so với những gì diễn ra ở nhà mẹ đẻ tôi.
Lại thêm vào là những lần cãi nhau mà anh kết luận là "vì tiền", là "không được như cái T", là "cái T nó nói đúng về mày" (T là vợ cũ của anh). Tôi không hiểu tôi vì tiền đến độ nào mà lại yêu dai dẳng rồi liều thân lấy một người đàn ông không những hoàn toàn trắng tay mà còn bệnh tật về tâm hồn. Anh bảo anh vẫn chưa "khỏi" chuyện trước. Anh buồn lo vô cùng vì người mẹ đó (vợ cũ) hoàn toàn không làm anh yên tâm để nuôi, chăm và dạy con.
Tôi thương nên đồng hành tằn tiện sống, tằn tiện nuôi con. Nhưng mỗi dịp rằm trung thu, tôi mua quà tặng con của bạn anh, và tặng con chồng, tôi có mua thêm cho con chúng tôi một món quà thì bị anh quy kết đủ kiểu (rất rắc rối và mâu thuẫn). Rồi tôi thấy cảnh cứ tiêu một chút gì đó lại hỏi xin chồng tiền. Rồi từ hồi sinh con tôi nghỉ làm luôn để ở nhà trông con, tôi liền bị anh đánh giá không ra gì.
Tôi thấy tôi bị xúc phạm vào sự tế nhị trong quyết định trước đây của mình, bị xúc phạm vào nhân phẩm của mình. Tôi tin không có nhiều người ở vai trò của tôi làm được những điều như tôi đã làm, vậy mà lại có sự so sánh khập khiễng cho hoàn cảnh sống hoàn toàn khác nhau giữa tôi và người đàn bà trước đó của chồng. Trong cuộc sống hàng ngày, tôi cố gắng nhẫn nhịn, mỉm cười bao nhiêu, chồng tôi lấn át, cáu kỉnh bấy nhiêu. Tôi đã từng tuyệt vọng và giờ đang chờ thời gian trôi qua...
Tôi đã và vẫn đang tranh đấu với chính mình về việc thế nào là mang lại hạnh phúc thực sự cho con của mình: ở cạnh ông bố như vậy, hay cuộc sống bớt bị tổn thương, bớt những ảnh hưởng xấu từ bố nhưng chỉ có mình tôi?
Nói thật là tôi cũng chỉ dám viết ở mục comment, vì như vậy sẽ ít có cơ hội để chồng tôi nhận ra "âm mưu" của tôi. Dù gì cũng rất chúc mừng 2 vợ chồng bạn vì đã không muộn nhận ra hạnh phúc thực sự của mình. Hãy làm lại từ đầu với tất cả tình yêu thương 2 bạn đang và sẽ còn có thêm với nhau, với con.
Theo Bưu Điện Việt Nam
'Bắt cá hai tay' phải làm sao? Mình luôn coi thường những người bắt cá hai tay và tự nhủ không bao giờ mình gặp phải trường hợp như vậy. Thế nhưng... Mình gặp và yêu anh tròn hai năm. Bên anh mình thấy rất hạnh phúc nhưng cũng thật nhiều sóng gió. Trước đây anh với mình có nhiều điểm khác biệt, nhưng anh đã thay đổi qua rất...