Khi nam giới cũng chịu ngày ‘đèn đỏ’ giống phụ nữ vào kỳ kinh nguyệt
Giống phụ nữ vào kỳ kinh nguyệt, nam giới cũng có ngày ‘đèn đỏ’ khi hormone testosterone giảm. Điều này dẫn tới những hệ lụy bi hài cho nam giới, mệt mỏi, lo âu, rối loạn tâm lý…
Hội chứng khó chịu ở nam giới
Theo BS Hà Ngọc Mạnh (Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ) cho biết, nếu ở nữ giới, nội tiết thay đổi đều đặn hằng tháng, dễ thấy là kỳ kinh nguyệt, còn nam giới, sự thay đổi nội tiết này có nhưng ngắn hơn, theo ngày. Vào buổi sáng, mức testosterone của một người đàn ông tăng và giảm vào buổi tối. Thay đổi mức testosterone này có thể gây ra những biểu hiện về chức năng cơ thể giống như nữ giới khi sắp đến kỳ kinh nguyệt. Đó là biểu hiện mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, cáu kỉnh, giảm ham muốn tình dục… Đây là nguyên nhân khiến nhiều người cho rằng nam giới cũng có “ngày đèn đỏ”.
Một khảo sát trên 2400 người ở Anh, trong đó có một nửa là nam giới về những triệu chứng tiền kinh nguyệt gồm mệt mỏi, tăng nhạy cảm, chuột rút. Kết quả cho thấy, 26% nam giới có trải nghiệm biểu hiện này. 12% thú nhận lúc đó họ trở nên nhạy cảm về vấn đề cân nặng, 5% cảm thấy như “đau bụng kinh”, 9% thì luôn cảm thấy đói…
Trong cuốn sách ‘Hội chứng khó chịu ở nam giới’, nhà tâm lý trị liệu, TS.Jed Diamond đã đưa ra mô tả những thay đổi nội tiết tố ở nam giới và các triệu chứng mà nội tiết tố gây ra. Nam giới cũng trải qua các biểu hiện giống như phụ nữ có khi nội tiết tố giảm hay vào chu kỳ kinh nguyệt. Theo đó, các hormone testosterone ở nam giới khi đến thời kỳ sẽ giảm, dẫn đến các triệu chứng bất thường về tâm lý. Nhưng ở nam giới khác là không tuân theo bất kỳ mô hình sinh lý nào, không thường xuyên và đều đặn hàng tháng như ở nữ giới.
Nội tiết tố thay đổi do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như tuổi tác, thay đổi giờ giấc sinh hoạt, rối loạn ăn uống, giấc ngủ… Một người đàn ông thường giảm mức testosterone bắt đầu sớm nhất là 30 tuổi, ảnh hưởng đến tâm lý. Với đàn ông trung niên càng dễ gặp phải tình trạng này hơn vì mức testosterone tự nhiên của họ giảm hơn. Tình trạng này được gọi là Andropause – thời kỳ mãn dục ở nam giới, cơ thể mất dần khả năng điều tiết hormone.
Ảnh minh họa
Chuyên gia nam khoa cho rằng, sự thay đổi nồng độ testosterone trong ngày là hiện tượng sinh lý đảm bảo cho quá trình hoạt động cơ thể và hoạt động tình dục của nam giới diễn ra bình thường. Ở nữ giới, hết ‘đèn đỏ’ là thể trạng có thể trở về như ban đầu. Nhưng cũng có trường hợp sức chịu đựng của cơ thể yếu, ít vận động… mà có những biểu hiện nặng hơn và kéo dài. Nếu nam giới thường xuyên bị lo âu, căng thẳng, rối loạn về tâm lý, giảm ham muốn tình dục cần phải đi khám chuyên khoa tránh hệ lụy đáng tiếc và biết cách giảm thiểu sự khó chịu.
Video đang HOT
Cách để giảm hội chứng khó chịu ở nam giới
Chuyên gia nam khoa cho rằng, testosterone đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của nam giới. Mức độ testosterone quá thấp có thể gây ra các vấn đề về giảm ham muốn tình dục, các vấn đề về hành vi, tâm lý phiền muộn. Nếu đàn ông thường xuyên gặp triệu chứng khó chịu ở trên nên đi khám để được điều trị, vì rất có thể đây là kết quả của mức độ testosterone thấp.
Để phòng chống hội chứng khó chịu khi ‘đến kỳ’, nam giới có thể áp dụng bằng nhiều cách. Theo đó, việc tạo lập chế độ làm việc khoa học; có chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh và tránh xa chất kích thích… Ăn uống thức ăn thanh đạm, ít chất béo, nhất là mỡ động vật sẽ giúp nam giới hạn chế được tối đa lượng mỡ dư thừa không tốt cho sức khỏe. Cùng với, tích cực luyện tập thể dục, thể thao để tăng testosterone một cách tự nhiên. Việc bổ sung testosterone – hormone tổng hợp cũng có tác dụng nhưng trước khi bổ sung, nam giới cần có tư vấn từ chuyên gia y tế.
Ngoài ra, chị em nên hỗ trợ các anh các vấn đề tâm lý như tạo không khí vui vẻ, lạc quan trong mối quan hệ, đời sống tình dục của hai người…
Đối phó với những khó chịu ngày 'đèn đỏ'
Trước và trong ngày 'đèn đỏ', không ít chị em có những trục trặc về sức khỏe.Tuy không phải là vấn đề lớn nhưng gây khó chịu, chị em cần biết cách đề phòng và đối phó.
Đau bụng
Đau bụng là một trong những vấn đề phổ biến nhất của kinh nguyệt. Đau bụng kinh là những cơn đau, co thắt, đau quặn ở vùng bụng dưới do sự co bóp của tử cung, thường xuất hiện ngay trước và trong khi hành kinh .
Nếu tình trạng đau bụng kèm theo buồn nôn, đi ngoài phân lỏng kéo dài thì có thể coi đau bụng kinh là mộttriệu chứng bệnh lý.
Đau bụng là một trong những vấn đề phổ biến nhất của kinh nguyệt. Ảnh minh họa
Tình trạng này thường xảy ra trong ngày trước và 2 ngày đầu tiên của kỳ kinh, có người thì xuyên suốt kỳ kinh. Cơn đau sẽ tỷ lệ thuận với hoạt động co bóp của tử cung, tử cung co bóp càng nhiều thì sẽ càng đau. Đau có thể lan xuống vùng thắt lưng và cả vùng đùi. Ngoài ra còn gặp các biểu hiệu như: Buồn nôn, khó tiêu, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi
Lời khuyên: bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chứa axit béo Omega 3 trong chế độ ăn uống hàng ngày. Axit béo Omega 3 (có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, quả óc chó, đậu nành...) có thể làm giảm tiết hormon sinh dục nữ, hormone này là tác nhân chủ yếu gây ra các cơn co thắt tử cung ở giai đoạn kinh nguyệt dẫn đến đau vùng bụng dưới.
Mất ngủ hoặc ngủ kém
Càng gần ngày đèn đỏ, giấc ngủ của bạn càng chập chờn và không ngon, ngủ không đủ giấc. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần của người bệnh. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, sinh hoạt hàng ngày của phụ nữ. Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như: giảm nồng độ serotinin, malatonin. Hàm lượng sắt và đường trong máu giảm.
Lời khuyên: Bạn nên thư giãn nhẹ nhàng trước khi ngủ, nên ăn nhiều thịt bò, chuối, đậu phộng, hạt sen, gạo, thịt gà tây, bí đỏ, có chứa tryptophan rất dồi dào giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Tập thể dục giúp thúc đẩy giai đoạn ngủ sâu cũng như thư giãn các cơ dạ dày. Khi tập thể dục, cơ thể cũng giải phóng endorphin giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.Khi cơ thể được thư giãn sau tập thể dục, bạn sẽ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Mụn trứng cá
Sắp đến kỳ kinh, nhiều chị em bị nổi mụn trứng cá trên mặt, làm mất tự tin và không ít phiền toái.
Lời khuyên: Nên ăn thực phẩm giàu chất kẽm (bí đỏ, tôm, thịt bò, thịt gà, hải sản, nấm...). Kẽm có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của các enzyme, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài ra, kẽm còn có thể kiểm soát tiết dầu của khuôn mặt, làm giảm nhiễm trùng, loại bỏ mụn trứng cá.
Căng và tức ngực
Căng, nặng và tưng tức ngực là một hiện tượng nhiều chị em phụ nữ gặp phải khi gần ngày kinh nguyệt. Thông thường, trong những ngày này, cơ thể giữ một lượng nước khá nhiều gây ứ đọng ở vú và núm vú. Hiện tượng này kéo dài suốt những ngày đèn đỏ và có thể hết sau khi sạch kinh. Đây là dấu hiệu bình thường, lặp đi lặp lại hàng tháng, nhưng đó cũng biểu hiện cơ thể của chúng ta đang thiếu hụt một số yếu tố.
Lời khuyên: Chị em nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin E (dầu thực vật, cải bó xôi, các loại ngũ cốc...) có thể làm giảm những cơn đau tức ngực kỳ kinh nguyệt. Thực tế cho thấy những bạn gái hấp thu đủ vitamin E, bất ổn ở vùng ngực sẽ giảm 11%.
Trước kỳ kinh, một số chị em dễ cáu bẳn, bực bội hay nóng giận hơn bình thường, trầm cảm và thậm chí nổi nóng không rõ nguyên cớ.
Dễ cáu giận
Trước kỳ kinh, một số chị em dễ cáu bẳn, bực bội hay nóng giận hơn bình thường, trầm cảm và thậm chí nổi nóng không rõ nguyên cớ. Những trường hợp trên đều bị chứng căng thẳng trước kỳ kinh hay còn gọi là rối loạn tiền kinh nguyệt. Đây là một hiện tượng phổ biến ở hầu hết phụ nữ, tuy mức độ biểu hiện khác nhau.
Lời khuyên: Việc bổ sung vitamin B6 (chuối, súp lơ, cà rốt...) có thể có thể cải thiện tình trạng này do tác động tốt tới chất dẫn truyền thần kinh. Ngoài ra, nếu bổ sung vitamin B6 và magiê cùng lúc có thể giúp chị em giảm bớt sự lo lắng ở giai đoạn tiền kinh nguyệt.
Giảm khó chịu bị đau ngực trước ngày 'đèn đỏ' Đau ngực là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trước kỳ kinh nguyệt. Dù hiện tượng này chỉ kéo dài vài ngày nhưng nó có thể gây ra cảm giác vô cùng khó chịu. Các thay đổi cơ thể trước kỳ "đèn đỏ" biểu hiện khác nhau ở mỗi phụ nữ, nhưng phổ biến là đau nhức ở ngực, nặng, sưng và...