Khi mẹ chồng cử giúp việc đến giám sát
Việc bạn cần suy tính và thực hiện ngay không phải là “trị” bà giúp việc mà là ứng xử với mẹ chồng. Bởi bác giúp việc không phải tự nhiên mà có “sức mạnh” như vậy…
Ai gặp phải tình huống như bạn chắc cũng đều bức xúc, khi cuộc sống vợ chồng bị soi mói bởi chính bà giúp việc và nuôi bà ấy trong nhà nhưng không thể theo ý mình.
Tuy nhiên việc bạn cần suy tính và thực hiện ngay không phải là “trị” bà giúp việc mà là ứng xử mẹ chồng. Bởi bác giúp việc không phải tự nhiên mà có “sức mạnh” như vậy. Nếu không phải được mẹ chồng bạn “bảo kê” thì có cho tiền cũng không giúp việc nào dám có thái độ kì quặc và hống hách thế.
Ảnh minh họa: Getty Images
Vì mẹ chồng bạn trả tiền thuê giúp việc nên tất nhiên bác ấy sẽ nghe lời mẹ chồng bạn trước tiên. Tôi không thấy bạn đề cập đến khả năng tài chính của hai vợ chồng bạn nên không biết bạn có đủ sức thuê giúp việc không.
Nếu tiền thuê giúp việc không phải là vấn đề, bạn có thể nói chuyện khéo léo với mẹ chồng và đề nghị tự thuê giúp việc, tìm một người khác phù hợp hơn.
Video đang HOT
Nếu tài chính không cho phép, bạn có thể cân nhắc giữa hai lựa chọn: hai vợ chồng tự xoay xở hoặc đề nghị mẹ chồng bạn hạn chế việc điều khiển và bênh vực vô lý người giúp việc, đồng thời góp ý thẳng thắn với bác giúp việc những điều bác cần sửa đổi.
Dù là cách nào đi chăng nữa, cũng cần phải cố gắng rất nhiều trong việc thay đổi thói quen kiểm soát của mẹ chồng bạn. Tôi cũng từng trải qua tình huống tương tự, nhưng với tôi là mẹ chồng đến ở cùng để chăm cháu luôn.
Mẹ muốn quyết định mọi thứ từ việc chăm cháu thế nào, thực đơn gia đình ra sao. Mẹ cũng áp đặt tư tưởng gia trưởng, trọng nội khinh ngoại lên chúng tôi. Với bên nội thì yêu cầu tôi phải tận tụy, nhưng với bên ngoại thì gây khó khăn khi tôi về thăm hay gia đình tôi lên thăm. Câu nói quen thuộc của mẹ là “thuyền theo lái, gái theo chồng”.
Tôi không dại dột “bật” mẹ chồng trực tiếp mà để chồng tôi giải quyết. May mắn chồng tôi cũng là người văn minh, hiểu chuyện, những việc mẹ chồng tôi làm cũng khiến anh thấy bực mình. Nên anh đã quyết liệt góp ý với mẹ anh.
Nhưng mẹ chồng tôi cũng không vừa, bảo chồng tôi bị vợ dắt mũi và liên tục nói xấu con dâu. Chồng tôi thấy không khí gia đình căng thẳng, đã gọi điện xin nhà ngoại đưa hai mẹ con về bên ấy một thời gian cho thoải mái.
Bố mẹ tôi tất nhiên vui mừng chào đón con gái và cháu ngoại. Còn mẹ chồng thì rất buồn bã, vì bà rất yêu cháu, xa cháu vài ngày là đã nhớ, cuống quýt gọi điện thuyết phục tôi đưa con về. Nhưng tôi vẫn xin ở lại ngoại đến 3 tháng. Tôi tâm sự thật với mẹ là nhiều khi sự áp đặt, kiểm soát của mẹ khiến tôi buồn và căng thẳng, dẫn đến mất sữa, về bên này tôi được thoải mái hơn nên sữa về ào ạt, con không phải uống sữa ngoài nữa, hai mẹ con cũng ăn ngủ tốt hơn.
Mẹ chồng dù có chút buồn và giận nhưng cũng phải nhìn lại chính mình. Sau đó bà đã thay đổi nhiều cách ứng xử với con dâu. Tôi hy vọng những chia sẻ của tôi có thể phần nào cho bạn hướng giải quyết êm đẹp.
Bác giúp việc như 'mẹ thiên hạ' nhưng không thể đuổi
Mẹ chồng tôi là người thương con quý cháu nhưng tính kiểm soát cao. Tôi sinh con đầu lòng, bà đang đi làm không thể đến chăm nên đã tự bỏ tiền thuê bác họ từ quê lên làm giúp việc cho nhà tôi.
Ảnh minh họa
Bác cũng hay lam hay làm nhưng tính tình, cách hành xử có nhiều điểm khiến vợ chồng tôi khó chịu. Không biết mẹ chồng tôi có trả thêm tiền công cho bác ghi nhớ và tường thuật nhật ký của gia đình tôi không mà tối nào bác ấy cũng gọi điện cho mẹ hơn 30 phút, kể rành rọt hôm nay nhà tôi ăn gì, con dâu cho cháu bà ti bao nhiêu lần, thằng bé đi phân rắn hay lỏng, chồng tôi đi làm về mấy giờ.
Những chuyện bình thường thì bác ấy nói giọng đủ nghe nhưng có những chuyện tế nhị thì bác ấy tự dưng cất giọng cao vóng lên để mở đầu "bà có biết hôm nay", rồi hạ xuống nói thầm thì vào điện thoại.
Tôi rất ghét tật mách lẻo đó. Dù không nghe rành rọt, tôi thừa biết bác ấy đang kể chuyện vợ chồng tôi cãi nhau, hay chồng tôi bóp chân, massage cho vợ, hay "vợ chồng nó tập cho con ngủ cũi, mặc cho thằng bé gào khản cổ".
Chồng tôi có lần bực quá góp ý bác đừng tối nào cũng nói thầm nói thì với mẹ cháu, bọn cháu nghe hết đấy. Bà có vẻ sợ. Nhưng hôm sau dường như được mẹ chồng tôi tiếp thêm động lực, sức mạnh gì đó, bác giúp việc còn mắng lại vợ chồng tôi là láo toét, người lớn nói chuyện mà ý kiến.
Bác ấy nấu ăn cũng không hợp khẩu vị hai vợ chồng. Bác nấu mặn và ít thức ăn dù chúng tôi đưa tiền đi chợ đều đặn. Kể từ khi chồng tôi tự đi mua sắm lấy thì tủ lạnh luôn đầy. Cũng vì thế bác hay kiếm cớ mời h ọ hàng lên ăn uống để "dọn tủ lạnh". Bác bảo người thân của bác thì cũng là anh chị em họ của bố chồng chúng mày chứ có ai xa lạ.
Mẹ con tôi đang ở cữ, cần yên tĩnh và nghỉ ngơi thế mà cứ dăm bữa nửa tháng bác lại đón tiếp một vài vị khách từ quê lên rồi bày biện ăn uống ồn ào. Tôi có nhắc bác thì còn bị dọa ngược lại là sẽ về kể cho họ hàn g dưới quê về "lòng hiếu khách" của nàng dâu.
Vậy mà lúc bố mẹ và chị gái của tôi đến thăm, bác chỉ nấu vài món đơn giản, lèo tèo, nhìn đi ngó lại chẳng biết gắp cái gì. Tôi giận quá, đợi lúc người nhà ra về thì trách bác ấy không biết ý, người nhà mình lên thì bày cỗ bàn ê hề, bố mẹ ruột tôi đến thăm lại nấu không đủ ăn. Thế là bác khóc bù lu bù loa lên, dọn đồ đòi về.
Vợ chồng tôi thấy thế thì mừng quá, biếu bác ấy thêm 500 nghìn đi đường rồi mời bác về luôn nhưng không biết bác lại tỉ tê gì với mẹ chồng tôi mà mẹ gọi điện mắng chúng tôi là hỗn láo.
Thế rồi mẹ chồng đến tận nơi khuyên bác ấy ở lại và còn động viên "vợ chồng nó mà làm gì không phải với bác thì bác cứ gọi tôi".
Tôi thật không biết làm cách nào "trị" được bà giúp việc đặc biệt này.
Nhà có giúp việc, chồng vẫn bắt vợ dậy nấu cơm từ 5 rưỡi sáng Cuộc sống hôn nhân của tôi từ yêu nhau trở thành chán nhau bởi vì càng ở với nhau chúng tôi càng bất hòa và tôi thực sự muốn ly hôn. Hai vợ chồng tôi đã cưới nhau được 15 năm, thời gian không phải quá dài nhưng cũng không quá ngắn cho một cuộc hôn nhân. Chồng tôi là con một, anh...