Khi mang thai các mẹ bầu sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nguy hiểm này về răng miệng
Mang thai cơ thể không chỉ mệt mỏi, đau nhức mà kéo theo đấy là hàng loạt vấn đề về răng miệng.
Khi gặp vấn đề về răng miệng, có một số điều các mẹ bầu cần phải lưu ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
1. Viêm nướu
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ gia tăng hormone estrogen và progesterone, đây là yếu tố gây sự nhạy cảm đối với nướu. Viêm nướu là bệnh thường thấy ở phụ nữ mang thai, biểu hiện là nướu đỏ, sưng, ra máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
Nếu máu chảy ít, chảy một lát liền ngừng, các mẹ chỉ cần đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì tình hình sẽ được cải thiện. Nếu máu chảy nhiều và kéo dài, các mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra để loại trừ những yếu tố gây bệnh, chẳng hạn bệnh rối loạn đông máu.
2. Viêm nha chu
Theo nghiên cứu, viêm nha chu là một trong những yếu tố gây ra tình trạng sinh non ở thai phụ.
Bệnh viêm nha chu nghiêm trọng hơn so với viêm nướu. Theo nghiên cứu, viêm nha chu là một trong những yếu tố gây ra tình trạng sinh non ở thai phụ. Nếu các mẹ mắc viêm nha chu trước khi mang thai, thì trong giai đoạn thai kỳ viêm nha chu rất dễ tái phát.
Bởi vậy các mẹ cần thận trọng khi có biểu hiện viêm nha chu và cần đến bệnh viện điều trị kịp thời. Khi quá trình mang thai bước vào giai đoạn ổn định, các mẹ nên điều trị bệnh viêm nha chu theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu các mẹ không có triệu chứng của bệnh viêm nha chu, nhưng có khả năng sẽ có dấu hiệu răng lung lay (giai đoạn đầu của bệnh viêm nha chu), bởi hormone estrogen và progesterone gia tăng sẽ ảnh hưởng đến các mô xung quanh răng.
Khi có biểu hiện răng lung lay cũng không nên quá lo lắng, bởi những dấu hiệu này chỉ là tạm thời. Sau khi các mẹ sinh con, tình trạng răng lung lay sẽ được cải thiện, bởi khi đó nồng độ hormone trong cơ thể sẽ trở về mức ổn định.
3. U nướu thai nghén
U nướu răng có thể gây ra tình trạng chảu máu nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống thường ngày.
Video đang HOT
Một số mẹ trước khi mang thai hoặc trong thai kỳ, trên nướu sẽ xuất hiện một khối u mềm, có màu hồng. Bình thường nếu không có tác nhân động chạm sẽ không có cảm giác, nhưng nếu bất cẩn chạm vào u nướu sẽ có biểu hiện ra máu.
Nếu u nướu không có biểu hiện rõ ràng thì các mẹ cần quan sát thêm. Sau khi các mẹ sinh con, u nướu có thể từ từ nhỏ lại và mất hẳn.
Nếu u nướu gây ra tình trạng xuất huyết nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống thường ngày, hoặc sau khi các mẹ sinh con, u nướu không có biểu hiện teo nhỏ thì các mẹ nên đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành loại bỏ u nướu.
4. Sâu răng
Do quá trình trao đổi chất và hormone trong cơ thể mẹ bầu biến đổi, cộng thêm sự thay đổi chế độ ăn, ăn nhiều bữa, ăn nhiều thực phẩm chua ngọt làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh sâu răng ở các mẹ mang thai.
Lời khuyên dành cho các mẹ là cần tiến hành điều trị sâu răng càng sớm càng tốt, để phòng tránh tình trạng đau răng kịch liệt có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Trong quá trình điều trị bệnh sâu răng, các mẹ cần tránh căng thẳng bởi có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
5. Răng khôn
Nhắc đến răng khôn, nhiều người liền toát mồ hôi hột, huống gì là các mẹ mang thai. Nỗi đau mọc răng khôn là ngủ không yên, nhai nuốt khó khăn, nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm xung quanh tổ chức răng.
Về nguyên tắc, trong giai đoạn thai kỳ, các mẹ bầu không nên nhổ bỏ răng khôn. Nhưng trong trường hợp đặc biệt, khi thai nhi được 4 – 6 tháng, dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ có thể tiến hành nhổ bỏ răng khôn cho thai phụ.
Nhiều mẹ thường lo lắng vấn đề an toàn khi điều trị bệnh răng miệng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, do đó họ thường chọn im lặng và nhẫn nhịn. Thật ra, các mẹ có thể thông báo cho bác sĩ biết tình hình cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị và sử dụng thuốc an toàn nhất cho mẹ và thai nhi. Chẳng hạn thuốc amoxicillin, clindamycin là những loại thuốc mẹ bầu có thể sử dụng, và thường được bác sĩ kê đơn khi điều trị bệnh viêm nướu.
Những lưu ý giúp mẹ bầu phòng tránh bệnh răng miệng:
- Các mẹ nên tiến hành khám răng miệng định kỳ, xử lý răng sâu, vấn đề hôi miệng, cạo vôi răng trước khi mang thai.
- Nếu kiểm tra có răng sâu, cần nhanh chóng điều trị, đồng thời loại bỏ thói quen không tốt như ăn cay, nên sử dụng chỉ nha khoa và chải răng đúng cách.
- Sau khi ói hoặc ợ chua, các mẹ nên súc miệng để làm loãng axit, giảm tình trạng mòn răng, và 30 phút sau mới đánh răng.
- Điều trị tận gốc bệnh viêm nướu, viêm nha chu trước khi mang thai sẽ giúp các mẹ giảm thiểu biến chứng thai kỳ.
Theo Sohu/Helino
5 mẹo đơn giản 'thổi bay' chứng đau nhức răng thường gặp ở bà bầu
Sử dụng 5 nguyên liệu phổ biến trong nhà dưới đây sẽ giúp bà bầu làm giảm cơn đau răng hiệu quả trong suốt thai kỳ.
Sức khỏe răng miệng của bà bầu bị ảnh hưởng không ít trong thời kỳ mang thai. Quá trình thay đổi nội tiết tố có thể khiến cơ thể bà bầu mắc các bệnh răng miệng thường gặp như sưng nướu, ra máu chân răng, đau răng, sâu răng.
Khi bị đau răng, bà bầu thường có cảm giác đau buốt, khó chịu, chán ăn. Tình trạng này kéo dài có thể ngăn cản quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ bầu, ảnh hưởng đến thai nhi. Việc sử dụng các thuốc giảm đau cũng cần hạn chế để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Quá trình thay đổi nội tiết tố khiến bà bầu thường xuyên đối mặt với tình trạng đau răng - Ảnh minh họa: Internet
Do đó, không ít các bà bầu đều thắc mắc nên làm thế nào khi bị đau răng. Để giúp chị em khắc phục tình trạng này, trang Parenting đã gợi ý 5 cách giảm đau răng từ nguyên liệu tự nhiên hiệu quả trong thai kỳ.
Bà bầu bị đau răng nên làm thế nào?
Uống nước ép quả lựu
Đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ của quả lựu thường được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa mảng bám xuất hiện ở phụ nữ có thai.
Nước ép quả lựu sẽ giúp bà bầu làm giảm cơn đau răng - Ảnh minh họa: Internet
Khi có hiện tượng sâu răng, bà bầu dùng khoảng 30ml nước ép quả lựu súc miệng hàng ngày để giảm đau và loại bỏ mảng bám trên răng. Mẹo chữa sâu răng cho bà bầu bằng nước ép lựu còn giúp làm giảm những cơn đau liên tục xuất hiện trong những tam cá nguyệt sau.
Nha đam
Thành phần nước trong nha đam chiếm đến 99%. Nha đam có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, là một trong những nguyên liệu thích hợp giúp bà bầu làm giảm những cơn đau răng khó chịu trong thai kỳ.
Bà bầu có thể dùng nước súc miệng chiết xuất từ nha đam để trị đau răng - Ảnh minh họa: Internet
Bà bầu có thể uống nước ép nha đam, ăn chè nha đam hoặc sử dụng nước súc miệng có thành phần chiết xuất từ nha đam để giảm cảm giác vùng răng bị đau buốt.
Tỏi tươi
Bà bầu bị đau răng có thể sử dụng tỏi tươi thay vì sử dụng thuốc kháng sinh gây hại cho thai nhi. Chữa đau răng bằng tỏi tươi là phương pháp lâu đời ở nhiều nước trên thế giới.
Tính kháng khuẩn của tỏi tươi có tác dụng cực kỳ hiệu quả trong việc giảm cơn đau răng ở bà bầu - Ảnh minh họa: Internet
Khi bị đau răng, việc cần thiết bà bầu nên làm là đắp tỏi tươi tại vùng răng bị đau nhức. Thành phần kháng sinh tự nhiên allicin trong tỏi tươi sẽ có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau nhanh chóng mà không cần sử dụng thuốc giảm đau.
Sữa
Uống sữa bổ sung lượng canxi nhất định, giúp bà bầu có hàm răng chắc khỏe - Ảnh minh họa: Internet
Uống ít nhất 2 ly sữa bầu mỗi ngày cũng là giải pháp hiệu quả cho bà bầu khi bị đau răng hoặc bị sưng nướu. Vitamin K và canxi trong sữa sẽ giúp bà bầu có hàm răng chắc khỏe trong thời kỳ mang thai.
Bột baking soda
Đánh răng hoặc súc miệng bằng nước pha bột baking soda cũng giúp bà bầu giảm cảm giác đau răng - Ảnh minh họa: Internet
Nguyên liệu phổ biến trong mọi căn bếp này có tác dụng trong việc trung hòa các axit ảnh hưởng không tốt đến men răng.
Khi đánh răng, bà bầu hãy nhúng bàn chải đã làm ướt vào bột baking soda hoặc súc miệng bằng bột baking soda pha nước. Thực hiện từ 2 - 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn sẽ làm giảm tình trạng sưng viêm nướu răng khó chịu ở bà bầu.
Theo phunusuckhoe
Sức khỏe răng miệng thay đổi thế nào khi chúng ta già đi? Tin tốt là các vấn đề nha khoa bạn có thể gặp phải khi già đi thường có thể khắc phục được miễn là bạn vẫn cam kết đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Chăm sóc răng miệng thường được xem là lĩnh vực của giới trẻ. Trẻ em được khuyên chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên,...