Khi Louis Vuitton, Burberry và Chanel đều bắt tay vào sản xuất khẩu trang
Các ông lớn thời trang như Louis Vuitton, Burberry và Chanel đang đặt cược xu hướng thời trang trong dịch bệnh bằng việc tung ra các sản phẩm khẩu trang mang thương hiệu.
Luôn đi đầu trong ngành thời trang đẳng cấp thế giới, Louis Vuitton, Burberry và Chanel là các thương hiệu luôn được tôn vinh bởi những chuyên gia thời trang thông qua các sản phẩm như túi xách, giày và váy.
Ảnh minh hoạ. Nguồn:CNN
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến toàn thế giới nói chung và ngành thời trang nói riêng, trong đó các ông lớn trong ngành dường như cũng đang phải tìm cách xoay xở tìm lối đi riêng. Hiện tại, Louis Vuitton, Burberry và Chanel đều đặt cược các cơ hội tăng trưởng kinh doanh thông qua các lô quần áo bảo hộ dành riêng cho những người ở tuyến đầu chống dịch. Đại học Johns Hopkins đã thống kê toàn thế giới lên tới 1.9 triệu người nhiễm Covid-19, trong đó ít nhất 119.000 người tử vong. Mức độ gia tăng các ca lây nhiễm virus đã diễn ra toàn cầu kể từ tháng 12. Các mặt hàng hỗ trợ y tế như khẩu trang, bao tay hay quần áo bảo hộ luôn là mặt hàng đắt khách trong suốt những tháng qua.
Thương hiệu thời trang đình đám của Pháp là Louis Vuitton cho biết, nhãn hiệu thời trang này đang chung ta nỗ lực toàn cầu nhằm cung ứng các mặt hàng bảo hộ y tế đến các bác sĩ và y tá trong bệnh viện. Thông qua tài khoản Instagram, công ty cho biết đã tái sử dụng một số xưởng sản xuất khắp nước Pháp để sản xuất hàng trăm nghìn khẩu trang cho các nhân viên y tế.
“Công ty thúc đẩy sáng kiến hỗ trợ các thiết bị bảo hộ y tế cần thiết cho những nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch. Thông qua hàng trăm nghìn nghệ nhân đã tình nguyện sáng tạo các khẩu trang cùng với nhiều người khác nỗ lực sản xuất ra loại khẩu trang để đối phó với đại dịch”, công ty cho biết.
Video đang HOT
Louis Vuitton đang sản xuất khẩu trang cho nhân viên y tế. Ảnh:CNN
Louis Vuitton cũng nói rằng, hàng nghìn quần áo bảo hộ bệnh viện sẽ chuyển đến 6 bệnh viện Paris trước yêu cầu của chính phủ về việc khẩn trưởng đảm bảo thiết bị bảo hộ cho các y bác sĩ.
Thương hiệu thời trang Anh – Burberry cũng làm điều tương tự. Công ty này đã dành một phần máy móc tập trung sản xuất khẩu trang.
Từ Louis Vuitton, Christian Dior đến Balenciaga: Ngành thời trang cao cấp bận rộn chuyển mình để chống chọi với dịch bệnh
Thương hiệu thời trang lớn nhất thế giới, chủ Louis Vuitton mua 40 triệu khẩu trang chống COVID-19 cho nước Pháp
Công ty cho biết đang sử dụng chuỗi cung ứng toàn cầu để bắt tay vào sản xuất và phân phối 100.000 khẩu trang cho Dịch vụ y tế quốc gia Anh hỗ trợ các nhân viên y tế.
Là biểu tượng thời trang thông qua những chiếc áo khoác choàng, Burberry cho biết họ sẽ tái sử dụng nhà máy sản xuất áo choàng ở Castleford Yorkshire để sản xuất khẩu trang, áo choàng cho các bệnh nhân ở cácbệnh viện Anh.
Còn huyền thoại thời trang Pháp khác là Chanel cùng lên tiếng sẽ nỗ lực để sản xuất khẩu trang trong dịch bệnh.
Vào tháng trước, công ty này cho biết đang tìm kiếm nguồn vải và thiết kế mẫu, trong đó các chuyên gia thời trang có thể bắt đầu chuẩn bị cho công tác làm khẩu trang và áo bảo hộ bệnh viện.
Hồng Nhung
Gucci, Cartier, Hermès và Dior đang làm gì để chống Covid-19?
"Đại gia hàng hiệu" Pháp LVMH - chủ sở hữu của Louis Vuitton, Christian Dior, Givenchy, Bulgari, Tiffany & Co. và Mot & Chandon - đã quyên góp 2,2 triệu đô la Mỹ cho Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc. Những đại gia hàng hiệu khác đang làm gì?
Các cửa hàng sang trọng ở Tsim Sha Tsui, Hồng Kông.
LVMH - "đại gia hàng hiệu" của Pháp, chủ sở hữu của Louis Vuitton, Christian Dior, Givenchy, Bulgari, Tiffany & Co., Mot & Chandon và chuỗi khách sạn Belmond, đã tuyên bố quyên góp 16 triệu nhân dân tệ (2,2 triệu USD) cho Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc để chống dịch Covid-19.
"Đại gia hàng hiệu" khác là Richemont Thụy Sĩ đã quyên góp 10 triệu nhân dân tệ. Richemont sở hữu một danh mục hàng xa xỉ nổi tiếng, từ các nhãn hiệu đồng hồ và trang sức hàng đầu như Cartier, Van Cleef & Arpels đến nhãn hiệu thời trang Chloe và Dunhill.
Một trung tâm mua sắm vắng vẻ ở Hong Kong trong những ngày dịch Covid-19 bùng nổ.
Kering - công ty mẹ của Gucci, Yves Saint Laurent, Balenciaga, Alexander McQueen, Bottega Veneta và Boucheron đã quyên góp 7,5 triệu nhân dân tệ.
Hermès Pháp đã cam kết quyên góp 5 triệu nhân dân tệ cho Quỹ Soong Ching Ling của Trung Quốc để vinh danh các chuyên gia y tế đang chiến đấu chống Covid-19.
Công ty Versace của Ý đã quyên góp 1 triệu nhân dân tệ. Trong khi đó, PVH (Phillips-Van Heusen), công ty mẹ của Calvin Klein và Tommy Hilfiger, đã đóng góp 2 triệu nhân dân tệ.
Cửa hàng bán lẻ xa xỉ Louis Vuitton ở Quảng trường Thời đại, Vịnh Causeway, sẽ đóng cửa sau khi chủ sở hữu Công ty Đầu tư Bất động sản Wharf (Wharf REIC) từ chối yêu cầu từ tập đoàn xa xỉ LVMH về việc cắt giảm tiền thuê do ảnh hưởng của biểu tình ở Hong Kong. Ảnh: Winson Wong
Nhà thiết kế Đài Loan Shiatzy Chen đã chọn quyên góp 5% doanh thu tháng 2 của mình, đồng thời tặng khối lượng hàng hóa và vật liệu trị giá 3,07 triệu nhân dân tệ cho các bệnh viện ở Vũ Hán.
Bách Nguyễn (t/h)
Theo baophapluat.vn
Vì sao hàng tồn của những thương hiệu xa xỉ nhất quyết không hạ giá? Từ lâu bán giảm giá đã trở thành chiêu giải phóng hàng tồn quen thuộc trên thị trường. Tuy nhiên, những thưu xa xỉ lại không bao giờ làm vậy. Với thưu xa xỉ Hermes, khoảng chục trong số 10.000 nhân viên của hãng được đưa tới trước một lò đốt rác tại Saint-Ouen, Seine-Saint-Denis, ngoại ô phía Bắc Paris để chứng kiến...