Khi làng văn hóa chuyển mình làm du lịch
Vẫn là ngôi làng với truyền thống cũ những sạch sẽ tinh tươm, vẫn nhiều câu chuyện kể tự ngày xưa, vẫn là nếp nhà lá dừa, vách nứa mộc mạc, gần gũi. Nhưng tất cả đều được mang một diện mạo mới hướng tới du lịch cộng đồng.
Mô hình du lịch cộng đồng, du lịch xanh tại Toom Sara vừa kết hợp tham quan, cùng với đó là hình thức nghỉ dưỡng homestay, trải nghiệm các loại hình truyền thống như dệt thổ cẩm; xem múa cồng chiêng, múa tung tung-da dá; thưởng thức đặc sản Cơ tu như rượu cần Phú Túc, thịt nướng, cơm lam, bánh sừng trâu…
Một góc làng truyền thống Cơ Tu Toom Sara.
Vẫn là ngôi làng với truyền thống cũ những sạch sẽ tinh tươm, vẫn nhiều câu chuyện kể tự ngày xưa, vẫn là nếp nhà lá dừa, vách nứa mộc mạc, gần gũi. Nhưng tất cả đều được mang một diện mạo mới hướng tới du lịch cộng đồng.
Lối vào làng Làng truyền thống Cơ tu mang tên Toom Sara.
Rất lạ, nhưng lại chẳng xa. Làng truyền thống Cơ tu mang tên Toom Sara nằm nép mình giữa núi rừng xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng), khi chỉ cách trung tâm thành phố khoảng chừng 30km. Toom Sara là tên vùng đất lâu đời của người dân tộc Cơ tu ở Hòa Phú. Trong tiếng Cơ tu, “Toom” có nghĩa là suối còn “sara” là tên một loại hoa. Nơi đây quanh năm đều có hoa nở, mỗi loài hoa là một vẻ đẹp riêng. Toom Sara là cái tên mà già làng Alăng Đợi đặt cho ngôi làng mới này. Sara là tên gọi nguyên thủy của con suối chảy dọc qua Suối Hoa ngày nay. Trong tiếng Cơ Tu nó là tên 1 loài hoa rừng – Loài hoa biểu tượng của Suối Hoa: hoa Rì Rừng.
Khoảng sân trước nhà Gươl có dựng cây nêu (x’nur), đây là vật linh thiêng của người Cơ tu, mang ý nghĩa kết nối với tổ tiên, thần linh.
Video đang HOT
Những ngày đầu hè này, khi dịch bệnh Covid-19 ùa về nhưng ngôi làng vẫn khoác lên mình màu xanh mơn mởn tràn đầy sức sống. Sáng sớm trong lành, chiều hạ nắng, còn đêm xuống mát mẻ, càng về đêm càng se lạnh, dễ chịu cho một giấc ngủ sâu. Một điều duy nhất mà ngôi làng vẫn giữ riêng cho mình, đó là vẻ trầm ngâm, nét an yên, khác xa với phố thị phồn hoa, đông đúc.
Làng truyền thống Cơ Tu Toom Sara sẽ không chỉ là nơi bảo tồn văn hóa, mà còn góp phần giúp phát triển kinh tế của người Cơ Tu.
Không gian bên trong nhà Gươl và các nhà Moong đều được xây dựng nguyên bản như nhiều nhà truyền thống khác của người Cơ tu. Xung quanh làng đặt những bức tượng gỗ được điêu khắc tỉ mỉ, mô tả hình ảnh đời sống người Cơ tu như: Điệu múa tung tung-da dá, con ma rừng, con trâu…
Cậu bé Cơ tu trong trang phục truyền thống và cũng góp phần làm du lịch cộng đồng.
Khoảng sân trước nhà Gươl có dựng cây nêu (x’nur), đây là vật linh thiêng của người Cơ tu, mang ý nghĩa kết nối với tổ tiên, thần linh, cầu cuộc sống bình an, mưa gió thuận hòa. Những mái nhà Moong nằm quây quần, được đặt theo tên của nghệ nhân đã làm ra chúng. Theo truyền thống của người Cơ tu, mỗi ngôi nhà được làm hoàn toàn từ mây, tranh, tre… này có nhiều vai trò: nơi nấu ăn, cất trữ lương thực, nghỉ ngơi…
Những người làng Cơ tu đã bắt nhịp được với cuộc sống du lịch đang ngày càng phát triển.
Nhà Gươl là trung tâm sinh hoạt của cả buôn làng, là linh hồn và biểu tượng văn hóa của người Cơ tu. Theo ông A Lăng Đợi – già làng ở Toom Sara, các nghệ nhân và thanh niên đã bỏ công sức phục dựng lại nhà Gươl tại đây từ ngôi nhà Gươl lâu đời ở thôn Arơh (xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam). Toom Sara được các nghệ nhân người Cơ tu ở địa phương phục dựng đúng theo mô hình một ngôi làng Cơ tu truyền thống, với nhà Gươl và nhiều nhà Moong xung quanh.
Toom Sara được các nghệ nhân người Cơ tu ở địa phương phục dựng đúng theo mô hình một ngôi làng Cơ tu truyền thống.
Ông A Lăng Đợi – già làng ở Toom Sara cho biết: “Đồng bào Cơ Tu sống quây quần thành từng làng nhỏ, nhà này cách nhà kia 5 – 7m, được xếp thành hình tròn, hình bầu dục,… tạo thành một vòng khép kín san sát. Mỗi làng của người Cơ Tu có một ranh giới nhất định, tách biệt với các làng khác. Ranh giới giữa các làng thường là một khu rừng, cây cổ thụ, hay con suối lớn. Và giữa Làng, trước nhà hay trước cổng Làng, sẽ có những tượng gỗ được chạm trổ, điêu khắc thủ công đẹp mắt bố trí quanh khu vực trong Làng với những ý nghĩa thiêng liêng bao đời lưu giữ”.
Niềm tin của đồng bào vùng cao cầu mong sự an lành, sự bảo hộ của thiên nhiên được thể hiện rõ nét qua truyền thống điêu khắc gỗ, đặt tượng giữ làng. Bên cạnh đó, tượng điêu khắc của đồng bào Cơ Tu còn được quan niệm có khả năng nhìn được cái tâm sáng, tâm thiện lương của cư dân trong làng. Giữ nguyên nét kiến trúc độc đáo với nhiều cột phụ xung quanh (không có cột cái), Nhà Moong tại Toom Sara được làm từ nhiều loại vật liệu như mây, gỗ, tre nứa, lồ ô, lá nón, lá mây…; có 1 hoặc 2 cửa nhỏ, vách bằng tấm phên lồ ô. Cũng vì thế, nhà Moong truyền thống của đồng bào Cơ Tu mang lại cảm giác mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông rất đặc biệt.
Người làng đã thỏa ước nguyện xây dựng một làng truyền thống văn hóa và làm du lịch.
Với tâm huyết mang lại một ngôi làng truyền thống chân thật nhất, Toom Sara đã gìn giữ và truyền tải nét của hoang sơ, mộc mạc lối kiến trúc xây nhà, lợp mái truyền thống, cách trang trí nội thất với các loại nhạc cụ đồng bào, các tác phẩm điêu khắc gỗ Cơ Tu và những tấm vải dệt thổ cẩm tinh tế được người phụ nữ vùng cao đan dệt, tất cả tạo nên trải nghiệm lưu trú độc nhất, đáng nhớ tại Toom Sara.
Thổ cẩm Cơ tu được chính phụ nữ trong làng dệt ra.
Mô hình du lịch cộng đồng, du lịch xanh tại Toom Sara vừa kết hợp tham quan, cùng với đó là hình thức nghỉ dưỡng homestay, trải nghiệm các loại hình truyền thống như dệt thổ cẩm; xem múa cồng chiêng, múa tung tung-da dá; thưởng thức đặc sản Cơ tu như rượu cần Phú Túc, thịt nướng, cơm lam, bánh sừng trâu…
Rượu cần, thổ cẩm Cơ Tu mang lại nguồn lợi không nhỏ cho người dân của làng.
Ông Nguyễn Ngọc Hải, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Phú cho biết: “Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái là một trong những chiến lược thu hút du khách trong năm 2021 của TP. Đà Nẵng. Chúng tôi muốn du lịch văn hóa cộng đồng của đồng bào Cơ Tu sẽ là điểm chính để phát triển du lịch tại đây. Vừa gìn giữ bản sắc dân tộc cho đồng bào Cơ Tu, vừa tạo ra công việc, thu nhập cho đồng bào. Những mô hình phát triển du lịch như thế này không những góp phần tạo nên những chương trình du lịch đặc sắc, thu hút lượng lớn du khách đến tham quan, trải nghiệm mà còn góp phần gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc. Bên cạnh đó cũng tạo ra nguồn sinh kế bền vững cho đồng bào miền núi phía Tây, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế, an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.
Những mô hình phát triển du lịch như thế này vừa tạo nên những chương trình du lịch đặc sắc, góp phần gìn giữ những nét văn hóa truyền thống.
Với những nỗ lực miệt mài của hiện tại, hy vọng rằng làng truyền thống Cơ Tu Toom Sara sẽ không chỉ góp phần giúp phát triển kinh tế người Cơ Tu mà còn là điểm đến hấp dẫn dành cho du khách gần xa. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nên những ngày này Toom Sara ngày vắng những người đến, nhưng nắng vẫn vàng ươm, hoa vẫn nở rộ, làng vẫn đẹp an yên, nhẹ nhàng.
Tuần Du lịch Văn hóa "Lai Châu-Kỳ vĩ và bản sắc"
Với chủ đề "Lai Châu - Kỳ vĩ và bản sắc", Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu dự kiến tổ chức vào tháng 11-2021 tại thành phố Lai Châu, huyện Phong Thổ và huyện Tam Đường với nhiều hoạt động đặc sắc.
Theo Kế hoạch số 1545/KH-UBND do Phó Chủ tịch Tống Thanh Hải ký ngày 3-6, Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2021 nhằm giới thiệu, quảng bá du lịch Lai Châu, góp phần thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh trong năm 2021 và những năm tiếp theo, mở rộng liên kết du lịch giữa các địa phương, tạo điều kiện để các doanh nghiệp lữ hành mở rộng thị trường, xây dựng sản phẩm mới.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khó lường, Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu 2021 sẽ bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Nhằm thực hiện mục tiêu kép, khôi phục lại hoạt động du lịch sau ảnh hưởng của dịch Covid -19, các hoạt động được tổ chức bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, có sự gắn kết hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
Theo đó, Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu 2021 sẽ diễn ra trong ba ngày với nhiều hoạt động đặc sắc. Lễ khai mạc sẽ diễn ra tại Quảng trường nhân dân tỉnh Lai Châu; Lễ hội đường phố (Carnaval) với các hoạt động trình diễn trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc, các làn điệu dân ca, dân vũ từ sân khấu Quảng trường nhân dân tỉnh Lai Châu đến chợ đêm San Thàng; Giải dù lượn đường trường Putaleng 2021 sẽ diễn ra tại Bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường; Cuộc đua xe đạp đường trường với nhiều chặng đua xuất phát từ TP Lai Châu; Không gian trưng bày 30 gian hàng giới thiệu các loại hoa lan, sản phẩm nông sản OCOP; Không gian giới thiệu du lịch và ảnh nghệ thuật để quảng bá vẻ đẹp Lai Châu tới du khách; giới thiệu ẩm thực Lai Châu.
Ngoài ra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu cũng phát động cuộc thi ảnh đẹp du lịch Lai Châu từ tháng 1 đến tháng 11-2021. Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm nay sẽ có nhiều hoạt động quảng bá du lịch tại các điểm đến nổi tiếng như: Chợ đêm San Thàng, điểm du lịch Gia Khâu, khu du lịch cầu kính Rồng Mây, khu du lịch Ô Quy Hồ, bản Sì Thâu Chải, bản Lao Chải 1, bản Thẳm...
Imereti: Sức hấp dẫn của thiên nhiên và văn hóa Nằm ở phía tây đất nước Georgia, Imereti hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp thanh bình của tự nhiên và một nền văn hóa lâu đời. Những dấu tích vinh quang của thời cổ đại, những tòa lâu đài cổ kính, nhà thờ huyền bí... sẽ đưa bạn vào một hành trình thú vị. Nhà thờ Katskhi nằm chót vót trên một...