Khi lãng mạn là “xa xỉ” sau hôn nhân
Hồng mua vé rủ chồng đi xem phim. Đến rạp, phim chiếu được 30 phút, Hồng quay ra Chung đã vẹo cổ ngủ gật từ bao giờ.
Ảnh minh họa
“Đàn gảy tai trâu”
Ngồi trong ánh đèn mờ lung linh, nghe tiếng nhạc du dương của một bản tình ca êm đềm, Hồng khẽ tựa đầu vào vai chồng, cảm giác hạnh phúc mơn man. Nhưng rồi… dòng xúc cảm đó bất chợt bị cắt đứt khi ngước lên thấy Chung – chồng cô đang nước mắt ngắn, nước mắt dài vì… ngáp. Hồng lườm xéo chồng: “Anh thật nhạt nhẽo!”. Mới 9h30 tối, họ bước ra khỏi quán cà phê, về nhà sớm so với dự định ban đầu của Hồng là “sẽ lãng mạn hết tối nay”. Vậy là sinh nhật của Chung qua đi trong buồn tẻ.
Đây không phải lần đầu tiên, Chung phá vỡ “kế hoạch lãng mạn” của vợ. Ví như có lần, Hồng mua vé rủ Chung đi xem phim. Đến rạp, phim chiếu được 30 phút, quay ra Chung đã vẹo cổ ngủ gật từ bao giờ. Trong khi các cặp đôi khác còn đang ngồi tình cảm bên nhau vừa ăn bỏng ngô, vừa nhỏ to bàn tán về bộ phim. Hồng lúc ấy chán nản thề rằng “không bao giờ bày vẽ đi chơi gì với chồng nữa!”. Thế mà chẳng hiểu sao hôm nay, cô lại “nổi hứng” muốn tổ chức một bữa tiệc sinh nhật “ romance” cho chồng, để rồi rước sự bực mình vào người. Hồng thầm nghĩ: “Đúng là lãng mạn với chồng như “đàn gảy tai trâu!”
Lãng mạn – bài toán khó trong tình yêu và càng trở nên hóc búa trong hôn nhân. Điều đó là nhận xét chung của các cặp vợ chồng, đặc biệt là các quí ông. Thông thường, chị em là người thích “bày vẽ” ra các “trò” để đi tìm lại cảm xúc yêu đương thuở nào. Hiểu điều đó, nhưng dường như sống thực tế, thực dụng lại là bản chất của nam giới. Vì thế, lãng mạn với đàn ông đôi khi chỉ là tình huống “bất khả kháng”, gượng ép nên không thể tạo ra hương vị ngọt ngào như các bà vợ mong muốn.
Lãng mạn sao mà khó quá!
Nói về chuyện này, hầu như các quí ông đều cùng một quan điểm: yêu nhau lâu còn chưa chắc đã duy trì được sự lãng mạn, huống hồ là cưới! Những lí do họ đưa ra rất thoả đáng.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Anh Bá Vinh (30 tuổi, nhân viên IT) nói: “Công việc của mình là cả ngày ngồi máy tính. Mỏi lưng, mỏi mắt, về đến nhà chỉ thèm được nằm. Nhưng vợ lại thích những thú vui lãng mạn như xem phim, nghe nhạc… Thử nghĩ xem, sau 8 tiếng ngồi im một chỗ trước màn hình, giờ lại phải chui vào một căn phòng ngồi như tượng chỉ để xem những thứ mà lẽ ra ở nhà cũng có thể xem được. Như thế có phải là ngang “tra tấn” nhau không?”
Còn Minh Thông (27 tuổi, Định Công) tâm sự: “Tôi cũng muốn lãng mạn lắm chứ! Song vào lúc nào? Một người làm công chức nhà nước, một người buôn bán bên ngoài. Thông thường, chín rưỡi tối tôi đóng cửa hàng, hai vợ chồng mới được gặp nhau. Thời gian dành cho nhau còn chẳng có, nói gì đến giây phút lãng mạn! Cũng như đợt 2-9 vừa rồi, vợ được nghỉ, tôi chiều ý vợ, định đóng cửa hàng một hôm đưa vợ đi chơi. Nhưng đứa con hơn một tuổi bỗng lăn ra ốm. Thế là kế hoạch bị “cancel”. Không việc này thì việc khác. Tóm lại, hoàn cảnh chưa cho phép lãng mạn”.
Chuyện của Toàn (25 tuổi) thì có vẻ “uất ức” hơn. Toàn kể, 20 -10, ôm về một bó hoa to đẹp, hoành tráng, tưởng vợ sẽ mừng rơi nước mắt vì hành động ga lăng, lãng mạn này, ai ngờ… Vợ Toàn chưa một lời cảm ơn đã càu nhàu: “Chỉ lãng phí vớ vẩn! Ai khiến anh mua bó hoa vài trăm nghìn kia chứ!”. Đã lâu lắm rồi, Toàn mới có một cử chỉ đáng yêu đến vậy, thế mà thái độ của vợ khiến anh như bị dội gáo nước lạnh. Toàn bức xúc nói: “Đàn bà thật khó hiểu, khó chiều! Cái gì cũng muốn. Muốn lãng mạn nhưng không mất tiền!”.
Nhưng có thực sự là “nhiệm vụ bất khả thi”?
Nói như vậy, không lẽ lãng mạn trong hôn nhân là điều không tưởng? Hay người ta phải đợi đến lúc giàu sang, phú quý, thảnh thơi mới mua được giây phút lãng mạn bên nhau? Thực chất, chìa khoá nằm ở những điều bình dị nhất trong cuộc sống hàng ngày.
Ảnh minh họa
Chị Phượng chia sẻ: “Kỉ niệm 5 năm ngày cưới lại đúng hôm chồng tôi đi công tác, đồng thời đợt ấy chúng tôi đang “chiến tranh lạnh”. Tưởng anh ấy quên hoặc cố tình quên, tôi hơi buồn song không trách. Nhưng đến tối, chồng tôi gọi điện về nói: “Anh xin lỗi vì không ở cạnh được em trong ngày hôm nay”. Lúc ấy, tôi đã vui suýt khóc, cảm giác hạnh phúc như ngày đầu mới yêu. Với tôi, đó là kỉ niệm lãng mạn nhất!”.
Cũng nhiều phụ nữ như chị Phượng tâm sự, chỉ mong chờ những điều lãng mạn thật giản dị. Có khi chỉ là một bông hoa ngày 8-3, một viên kẹo nhỏ xíu ngày Valentine hay một cái hôn nhẹ lên má của chồng vào buổi sáng hoặc đơn giản hơn chỉ là một cú điện thoại của chồng nói rằng: “anh nhớ vợ quá” vào giữa giờ làm… Đâu xa xỉ, đâu tốn kém và quá khó khăn?
Phải chăng, phụ nữ luôn thấy hôn nhân tẻ nhạt và nhàm chán vì thiếu vắng thái độ quan tâm, ân cần ở người đàn ông? Có lẽ, nếu cảm nhận được tình yêu của chồng, họ sẽ không bao giờ cần tới những quán cà phê, những bãi biển hay những buổi hòa nhạc để khơi dậy kỉ niệm yêu đương lãng mạn thuở nào?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Thư gửi vợ!
Anh thèm được một lần, khi buổi sáng tỉnh dậy, em giục anh tắm rửa rồi xuống ăn sáng... cho dù bữa sáng đó chỉ là một gói mỳ tôm em úp bằng nước sôi.
Vân à!
Mấy bữa nữa là đến ngày kỷ niệm ngày cưới của vợ chồng mình. Sau 9 năm chung sống, sắp có hai mặt con, vậy mà dường như chúng ta chẳng hiểu về nhau. Cả anh và em, trước khi lấy nhau đều chẳng chuẩn bị gì về tâm lý cho cuộc sống hôn nhân, đặc biệt là vai trò của mỗi người trong gia đình. Âu cũng là do hoàn cảnh.
Cả gia đình ông bà nội, và ông bà ngoại chưa bao giờ nói với chúng ta về cuộc sống hôn nhân, về trách nhiệm, vai trò của người chồng, người vợ trong gia đình. Chúng ta lấy nhau, tạo dựng nên một gia đình, đơn giản là vì chúng ta yêu nhau rồi lấy nhau, đứa làm vợ, đứa làm chồng, thật đơn giản phài không em?
Chúng ta đem những khái niệm, những thói quen cư xử với nhau trong lúc còn yêu nhau vào một không gian mới rộng hơn, với nhiều mối quan hệ, sự ràng buộc về trách nhiệm, nghĩa vụ. Chính sự thay đổi đó đã gây ra nhiều xáo trộn và thường thì những xáo trộn này mang chiều hướng tiêu cực.
Đã có giai đoạn, quan hệ vợ chồng khủng hoảng, tưởng như bị đổ vỡ vì những chuyện rất nhỏ nhặt, chẳng hạn như việc đi ngủ, nấu cơm, chăm sóc con hoặc như chuyện đối xử với người này, người kia bên nội, bên ngoại như thế nào. Và cũng lại do hoàn cảnh, cả hai vợ chồng mình trước khi yêu nhau đều là bạn thân của nhau, hai bên gia đình lại cùng làng, cùng xã. Với đặc điểm này, cả anh và em đều công nhận, mặt thuận thì rất nhiều nhưng mặt nghịch cũng không phải là ít.
Chúng ta bị ít nhiều chi phối bởi mối quan hệ phức tạp, dựa trên cái tôi, cái ta, bên tôi, bên ông với nền tảng là phân bì, so sánh cao thấp, hơn thiệt theo kiểu ti tiện, hiềm khích của người nhà quê. Thành thật mà nói rằng, những quan hệ đó đã len lỏi vào cuộc sống gia đình. Chẳng hạn như tết năm nay biếu người bên nội nhiều hơn, sao không biếu người bên kia như thế? Hoặc như, đến nhà ông này chơi sao không vào nhà bác nọ thăm v.v... Có những lần về quê, chỉ vì những chuyện như vậy mà vợ chồng tiếng bấc, tiềng chì, giận hờn cả vài tuần sau khi từ quê lên.
Cả hai vợ chồng mình trước khi yêu nhau đều là bạn thân của nhau! (Ảnh minh họa)
Anh còn nhớ có một lần, cả nhà vào thăm gia đình anh Hoàng trong Nam, chẳng biết lúc cao hứng, anh nói lỡ điều gì vậy mà em hậm hực, để đến mức vợ chồng cãi nhau trong đó, anh phải đặt vé sớm để ra ngoài này. Cho dù việc anh quay lại Bắc sớm đã không xảy ra nhưng từ đó, anh đã nhận ra một điều, dù anh có là chồng em nhưng chưa bao giờ anh được em coi là người quan trọng nhất trong cuộc đời em. Lúc đó, anh thấy chua xót lắm!
Đến tận cả hôm nay, ngồi viết cho em những dòng này, nghĩ đến điều này lại thấy tủi thân, hổ thẹn trong lòng. Việc chúng ta bằng tuổi nhau, là bạn, dẫn đến một điều là cách tiếp cận và xử lý mối quan hệ giữa vợ và chồng không còn thuần khiết là vợ - chồng nữa. Anh có cảm giác như có lúc quan hệ giữa chúng ta như kiều hai người khác giới vừa là bạn, lại vừa là người họ hàng. Bên cạnh đó, cả anh và em đều coi trọng cái tôi của mình nên mối quan hệ chồng - vợ cứ nhờ nhờ chẳng phải chồng, cũng chẳng còn phải là vợ.
Tất cả những điều đó làm cho quan hệ gia đình mình càng ngày càng thấy tẻ nhạt, bế tắc. Nhiều lúc anh tự hỏi: anh là ai, em là ai và chính xác ra, chúng ta là gì của nhau nhỉ? Một điều không may mắn nữa là không ai chia sẻ cho em về kinh nghiệm quan hệ hôn nhân. Những gì sau 10 năm em thấy đều quanh quẩn là những người bạn của em ở công ty, những người mà theo em nói, là họ không thể có sự hiểu biết, tư duy giống như vợ chồng mình. Chúng ta trong con mắt của một số người nào đó, đều là những người thành đạt. Bản thân anh và em đều cho rằng, chúng ta gặp nhiều may mắn. Thành thật mà nói rằng, em thành công hơn anh và do vậy em cũng chịu vất vả nhiều hơn so với anh. Tuy nhiên, nó cũng là điều không may cho quan hệ vợ chồng. Anh có lần đã nói với em rằng, "Trong không gian gia đình, nhà này chẳng có ai làm Sếp". Có thể anh nói hơi quá nhưng đó cùng là ước vọng của anh.
Chúng ta đều mải mê theo công việc và sau 9 năm, dường như cả hai đứa mình đã quên mất chúng ta là ai? Đã khi nào em tự hỏi: "Có phải em đang làm vợ không nhỉ?". Tất nhiên, anh cũng thẳng thắn thừa nhận rằng, anh chưa thực sự làm hết trách nhiệm của người chồng. Em biết không, những lần về nhà chơi cùng hai mẹ con, anh thèm được một lần, khi buổi sáng tỉnh dậy, em giục anh tắm rửa rồi xuống ăn sáng, cho dù bữa sáng đó chỉ là một gói mỳ tôm em úp bằng nước sôi, thay vì cả nhà kéo nhau ra ngoài tiệm ăn. Hoặc chỉ là một bữa ăn thường mà em và anh cùng đi chợ, cùng nấu vào một ngày anh về thăm nhà.
Phải chăng em đã quên hết bổn phận làm vợ của mình? (Ảnh minh họa)
Anh cũng không chắc, em biết anh có bao nhiêu cái quần, bao nhiêu cái áo trong tủ, cái nào lành, cái nào rách, cái nào tuột cúc, sổ chỉ. Có khi, ngay cả khi nhìn thấy người giúp việc khâu vá cho anh, em cũng chẳng thèm bận tâm. Lần về nước trước đó, sau khi từ quê lên, em chỉ đôi tất màu xám tro để trong giỏ xe máy và nói rằng: "Cho anh đôi tất". Anh thấy ngạc nhiên và buồn vô cùng! Ngạc nhiên vì em vẫn còn nhớ đến bản năng làm vợ, còn buồn là vì không biết vợ mình mua cho mình đôi tất gần nhất cách đây bao nhiêu năm rồi nhỉ? Có thể nói những người như em rất bận rộn và vất vả và đó là lí do viện ra để giải thích cho tất cả nhưng nếu em tinh ý, đã có một lần, anh kể cho em một câu chuyện nhỏ về bà Thát - chơ, cựu thủ tướng Anh quốc. Bà ấy nói rằng, bà ấy có một thói quen là vào buổi sáng, trước khi đi làm đều cố pha cho chồng bà một ly cà phê. Và cũng có một điều anh thắc mắc rằng, trước khi cái Sáu rời khỏi nhà mình, nó nói một câu đại ý là: "Cháu mà còn ở lại thì sẽ làm hại chú".
Tình dục là một phần của quan hệ vợ chồng nhưng đời sống đó của vợ chồng mình như thế nào nhỉ? Trừ lần đi Boracay (philippines), dường như chúng ta chưa bao giờ thấy thực sự thỏa mãn. Em ngại ngùng khi âu yếm anh, thậm chí em cũng chẳng biết cách làm nũng anh. Nhưng em biết đó, người chồng sẽ cảm thấy hạnh phúc như thế nào khi cô vợ nũng nịu đòi yêu thương? Dường như, đời sống riêng tư của chúng ta cũng đơn điệu như chính chúng ta vậy!
Chúng ta hình như dang hủy hoại đời sống hôn nhân của chính mình. Chúng ta, ban đầu cùng với tình yêu để dựng nên một gia đình nhưng đến bây giờ nhìn lại, cái tình yêu đó sau bao rơi vãi, còn được mấy phần? Dù vậy, những đứa con vẫn còn là sợi dây níu kéo lại tình cảm của vợ chồng mình. Đến bây giờ, vẫn chưa có kẻ thứ ba xen vào cuộc sống vợ chồng mình... có lẽ cũng chính vì những đứa con và quan trọng hơn là tình yêu chúng ta vẫn chưa chết hẳn!
Anh viết những dòng này, mong em đọc và suy ngẫm.
ANH (Theo Bưu Điện Việt Nam)
Yêu phải đúng thời điểm Tình yêu sẽ chắp cánh cho các bạn trẻ nếu yêu đúng người và đúng thời điểm (ảnh minh họa). Tình yêu đâu phải là bản năng như ta ăn uống hằng ngày, thấy đói thì ăn, thấy khát thì uống. Con hỏi mẹ "Khi đang đi học, nếu biết yêu có ảnh hưởng đến sự nghiệp sau này không?". Con gái, một...