Khí hư màu vàng là dấu hiệu bình thường hay đã nhiễm bệnh?
Nhiều chị em phụ nữ rất hoang mang khi ra khí hư có màu vàng khác thường và không biết mình bị nhiễm bệnh gì. Dưới đây là lời giải đáp cho những thắc mắc này.
Khí hư ( dịch tiết âm đạo) là chất dịch tiết ra ở âm đạo nữ giới. Chất này có tác dụng giữ ẩm cho âm đạo, bôi trơn khi quan hệ tình dục và tạo môi trường cho tinh trùng đi vào trong.
Khí hư bình thường sẽ có màu trắng trong suốt, không mùi. Nếu khí hư bất thường sẽ có những thay đổi về màu sắc và mùi thì chứng tỏ đang gặp phải vấn đề ở cơ quan sinh sản, đường sinh dục.
Trường hợp của bạn là khí hư biến sắc thành màu vàng. Nhiều trường hợp chúng tôi ghi nhận có khí hư màu vàng, đặc, sủi bọt, có mùi hôi khó chịu. Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh, bạn cần được bác sỹ phụ khoa khám chuyên sâu thì mới có thể tìm ra nguyên nhân chính xác nhất.
Ra khí hư là 1 hiện tượng sinh lý rất bình thường ở nữ giới. Bình thường khí hư sẽ có màu trắng trong hoặc hơi ngả vàng, không mùi.
Cần lưu ý rằng bất cứ ai thấy lo lắng về khí hư âm đạo, nhất là khi chúng đi kèm với các triệu chứng khác, bạn cần ngay lập tức liên hệ với bác sĩ.
Dưới đây là 3 nguyên nhân phổ biến gây khí hư vàng:
1. Khí hư màu vàng, mỏng và lỏng
Khí hư màu vàng, mỏng và lỏng thường không có gì cần lo lắng. Nó thường là dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt sắp tới.
Trong hầu hết các trường hợp, khí hư màu vàng đơn giản chỉ là màu của một lượng máu nhỏ trước kinh nguyệt trộn với chất nhờn.
Các dấu hiệu khác cho thấy kỳ kinh nguyệt sắp tới có thể là:
- Mụn hoặc một số đốm trên da;
- Ngực đau hoặc nhạy cảm;
- Mệt mỏi hơn thường ngày;
- Đau bụng;
- Thay đổi trong việc đi vệ sinh, như táo bón hoặc tiêu chảy;
- Cảm thấy trướng bụng hoặc đầy hơi;
- Đau đầu và thay đổi tâm trạng;
- Cảm thấy lo lắng, chán nản.
Video đang HOT
Những người không có những triệu chứng này trước kỳ kinh hoặc tin chắc mình chưa đến kinh, mà vẫn có khí hư vàng, thì hãy lưu ý rằng khí hư vàng có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng.
2. Khí hư màu vàng và đặc
Khí hư vàng và đặc, không có mùi có thể là dấu hiệu của kỳ kinh nguyệt sắp tới hoặc dấu hiệu sớm của việc mang thai.
Khí hư màu vàng cũng có thể xuất phát từ quá trình trứng làm tổ trong nội mạc tử cung gây chảy máu chút ít trong giai đoạn đầu mang thai. Như vậy, nếu có triệu chứng này, bạn nên thử thai, đặc biệt khi bạn đã quá kỳ kinh nguyệt.
Các dấu hiệu khác của thai kỳ sớm có thể là:
- Mệt mỏi;
- Thèm ăn;
- Buồn nôn hoặc chóng mặt nhẹ;
- Thay đổi tâm trạng;
- Táo bón và đầy bụng hoặc chuột rút.
Những triệu chứng này rất giống với triệu chứng của kinh nguyệt, vì vậy việc thử thai là rất quan trọng.
Tuy nhiên, có những người có thai ngay trong thời gian họ có kinh, que thử thai sẽ không cho kết quả dương tính ngay lập tức. Kết quả đúng nhất có thể được xác định vào vài ngày sau khi chậm kinh. Ngoài ra, những người đang có kinh thì kết quả chính xác nhất sẽ là vào những ngày sau khi lượng máu giảm.
Nếu đang mang thai, lượng khí hư có thể sẽ tăng lên. Lượng khí hư này không có mùi hoặc có mùi rất nhẹ và màu trắng sữa.
3. Khí hư màu vàng và có mùi
Khí hư vàng và có mùi có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể là bất cứ thứ gì từ nhiễm khuẩn âm đạo đến nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, như nhiễm trùng trichomonas.
Một số triệu chứng bạn có thể thấy là:
- Khí hư có mùi tanh;
- Đau nhức, ngứa, tấy đỏ cô bé.
- Tăng lượng khí hư và khí hư có màu vàng, nhưng cũng có thể là trắng, trong hoặc xanh;
- Không thoải mái khi quan hệ.
Nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng trichomonas, cần đến gặp bác sĩ. Nhiễm trùng trichomonas có thể kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm mà không cần điều trị.
Nếu nhiễm trùng do vi khuẩn âm đạo gây ra, khí hư rất có thể sẽ có màu xanh lá cây hoặc xám hơn là vàng. Nhưng ngay cả khi khí hư có màu vàng hoặc trắng, một người vẫn có thể mắc nhiễm khuẩn âm đạo nếu có những triệu chứng sau:
- Âm đạo có mùi tanh;
- Khí hư có màu xám, trắng, xanh lá và lỏng;
- Ngứa âm đạo;
- Rát khi đi vệ sinh.
Làm sao để tránh khí hư màu vàng?
Chị em hãy tạo cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh bệnh, chị em phải cần chú ý:
Vệ sinh cô bé đúng cách, giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô ráo
Quan hệ an toàn
Không mặc đồ lót quá chật, ẩm ướt
Tránh sử dụng các chất kích thích, rượu bia, không ăn đồ ăn quá cay nóng…
Tập thể dục điều độ
Chế độ ăn uống dinh dưỡng, nghỉ ngơi đây đủ
Theo www.phunutoday.vn
Huyết trắng bệnh lý: Chuyên gia tiết lộ dấu hiệu nhận biết theo từng nguyên nhân
Để đảm bảo sức khỏe, các chị em nên biết những dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh huyết trắng sau đây.
Huyết trắng là chất dịch lỏng hoặc hơi sệt chảy ra từ âm đạo có vai trò giữ ẩm, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn có lợi sinh sống và hạn chế sự phát triển của những tác nhân gây hại. Ngoài ra, huyết trắng còn được xem làm "tấm gương" phản chiếu sức khỏe của chị em vô cùng chính xác.
Trong điều kiện bình thường, huyết tương thấm qua các mao mạch nhỏ li ti, qua tổ chức hạch ở thành âm đạo cùng với các chất nhầy do các tuyến ở môi lớn, môi bé, tiền đình, ở tử cung, niệu đạo, bàng quang,... tiết ra, trộn lẫn với tế bào biểu mô ở tử cung và âm đạo bong ra; cùng với một ít bạch huyết, tế bào tự do, tạo thành một chất nhầy màu trắng sữa giống như lòng trắng trứng gà, thường dai, có mùi hơi tanh,... gọi là huyết trắng sinh lý.
Theo các chuyên gia, thông qua huyết trắng, chị em có thể sớm phát hiện một số căn bệnh phụ khoa để kịp thời thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, có rất nhiều chị em phát hiện bệnh rất muộn vì không nhận biết được đâu là biểu hiện của huyết trắng bệnh lý.
Dấu hiệu nhận biết huyết trắng bệnh lý cần phải ghi nhớ
Các bác sĩ phụ khoa cho biết, thông thường có hai loại: huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý. Trong đó, huyết trắng sinh lý là chất nhầy màu trắng như lòng trắng trứng gà, có mùi hơi tanh. Đặc biệt vào thời kỳ rụng trứng và mang thai, lượng huyết trắng sẽ tiết nhiều hơn nhưng không phải là dấu hiệu của bệnh.
Tuy nhiên, nếu huyết trắng không chỉ ra nhiều mà còn có những thay đổi màu sắc bất thường, có mùi hôi khó chịu... bạn cần chú ý vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý.
Trao đổi với Phụ nữ sức khỏe, bác sĩ Bùi Thị Phương Loan - Khoa Phụ sản Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, những biểu hiện của huyết trắng bệnh lý phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Thông thường có 5 nguyên nhân gây ra huyết trắng bệnh lý và ở mỗi trường hợp sẽ xuất hiện những dấu hiệu khác nhau.
Bác sĩ Loan chia sẻ, phụ nữ cần chú ý những thay đổi bất thường sau đây của huyết trắng từ đó sẽ giúp sớm phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Nhiễm khuẩn âm đạo: Thông thường huyết trắng sẽ có màu xám đậm hoặc nhạt, kèm với mùi hôi, tanh vô cùng khó chịu.
Do Trichomonas: Huyết trắng thường có màu vàng xanh, mùi hôi nồng và kèm theo các triệu chứng khó chịu, đau rát khi "yêu", đi tiểu, hoặc ngứa.
Vi khuẩn lậu: Trong trường hợp này, có khoảng gần nửa phụ nữ không biểu hiện triệu chứng rõ rệt. Song vẫn có một số ít người bệnh xuất hiện cảm giác nóng rát âm đạo, sưng đỏ, đi tiểu nhiều lần.
Do Chlamydia: Thường không gây triệu chứng, hoặc có thể có biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu kèm theo.
Nhiễm nấm âm đạo: Huyết trắng có màu trắng, dạng vón cục như váng sữa, thường không có mùi hoặc có mùi chua. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có cảm giác ngứa nhiều, rát âm đạo, gây đau đớn khi làm "chuyện ấy" hay đi tiểu.
Bác sĩ Loan cũng khuyến cáo, trong những nguyên nhân trên, nhiễm Trichomonas, lậu và Chlamydia là những bệnh lây qua đường tình dục rất nguy hiểm. Nếu không sớm điều trị, phụ nữ sẽ bị viêm nhiễm vùng châụ thậm chí có thể gây vô sinh, hiếm muộn về sau.
Làm thế nào để phòng tránh huyết trắng bệnh lý?
Huyết trắng bệnh lý là thường gặp, chị em nào cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên, nếu bản thân mỗi người tự ý thức thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi có thể ngăn ngừa được hiện tượng này một cách dễ dàng. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích mà chị em cần lưu ý:
Vệ sinh "cô bé" sạch sẽ và đúng cách hàng ngày, tuyệt đối không được lạm dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ khi không cần thiết.
Giữ vùng kín sạch sẽ trong thời kì kinh nguyệt và trước - sau khi quan hệ.
Tránh thụt rửa âm đạo một cách tùy tiện bởi âm đạo có cơ chế tự làm sạch.
Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy.
Mặc đồ lót sạch, có chất liệu thấm hút tốt và năng thay chúng 2-3 lần mỗi ngày.
Có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh,...
Theo www.phunutoday.vn
Sản dịch vẫn tiếp tục xuất hiện 2 tháng sau khi sinh, liệu có nguy hiểm? Sản dịch sau sinh thường biến mất sau 2-4 tuần tùy theo cơ địa mỗi người. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp sau sinh 2 tháng vẫn ra máu đều nguy hiểm. Sau sinh 2 tháng vẫn ra máu, điều này hẳn khiến nhiều chị em lần đầu làm mẹ cảm thấy thực sự lo lắng. Hầu hết các thông...