Khí hư màu trắng sữa và những sự thật không phải ai cũng biết
Khí hư màu trắng sữa là một trong những dấu hiệu bệnh phụ khoa (khoảng 90% nữ giới trong độ tuổi sinh sản mắc bệnh này).
Nhưng cụ thể hơn, đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng khí hư bất thường đó, báo hiệu bệnh gì, xử lý ra sao? Mời các bạn cùng tìm thông tin trong bài viết sau.
Khổ sở vì ra khí hư màu trắng sữa và các triệu chứng đi kèm
Ra khí hư kèm các dấu hiệu viêm ngứa ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và công việc
Chị Ngô Minh.H (25 tuổi, nhân viên văn phòng) chia sẻ hơn 1 tháng nay bản thân luôn đứng ngồi không yên vì vùng kín ra khí hư có màu trắng sữa kèm ngứa vùng kín, có mùi hôi khó chịu. Điều khiến chị mệt mỏi nhất là không làm cách nào để hết ngứa, nhiều khi ngồi bàn chuyện với đối tác mà phải cắn răng chịu đựng. Do công việc quá bận rộn nên chị chưa sắp xếp được thời gian để thăm khám.
Cùng cảnh ngộ với chị M, chị Thùy Chi (40 tuổi, Hà Nội) cho biết bản thân ra khí hư màu trắng sữa, nhưng do chủ quan nghĩ là dấu hiệu sinh lý bình thường nên chị không khám chữa. Hàng ngày chị có dùng dung dịch vệ sinh để rửa nhưng không hết ngứa, nhiều đêm bất giác tỉnh dậy thấy tay để ở vùng kín gãi ngứa. Kèm theo đó chị còn bị tiểu rát, tiểu buốt. Thấy tình trạng kéo dài không đỡ chị đi khám mới biết mình mắc bệnh.
Ra khí hư màu trắng sữa – Dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm
Theo bác sĩ Ngô Thị Hằng – Chuyên khám, chữa bệnh phụ khoa tại nhà thuốc gia truyền Đỗ Minh đường, hiện tượng ra khí hư bất thường màu trắng sữa không chỉ là vấn đề sinh lý mà còn cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Theo đó, bình thường khí hư sẽ có màu trắng trong hoặc trắng sữa với một lớp mỏng, chỉ ra nhiều hơn khi tới gần chu kỳ kinh nguyệt, khi bị kích thích tình dục, sau khi quan hệ hay khi mang thai… Bản chất chúng đều không có mùi, tự hết sau một vài ngày.
Tuy nhiên, nếu ra khí hư màu trắng đục có mùi hôi, kèm một số triệu chứng bất thường sau thì rất có thể bạn đang mắc bệnh phụ khoa:
Có khí hư ra nhiều kèm mùi lạ, đau rát, ngứa vùng kín, khó chịu… do nấm, tạp khuẩn, trùng roi xâm nhập là dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo, âm hộ. Viêm ngứa vùng kín, ra khí hư nhiều, tiểu rát, tiểu buốt hay tiểu ra mủ, đau lưng, sốt, mệt mỏi là dấu hiệu của các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, Chlamydia.Khí hư có màu trắng sữa, hoặc khí hư màu vàng, xanh, ra nhiều kèm mùi hôi khó chịu, đau bụng dưới, đau lưng, đau rát khi quan hệ có thể do viêm vùng chậu, viêm phần phụ gây ra.Ra nhiều khí hư màu trắng sữa loãng, đục lẫn sợi máu kèm theo cơn đau âm ỉ bụng dưới, ra máu âm đạo có thể cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung.
Khí hư có màu trắng như sữa là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa
Nguyên nhân dẫn đến khí hư màu trắng sữa
Theo nghiên cứu, các bệnh phụ khoa được tìm thấy ở những người có sức đề kháng yếu tạo điều kiện để vi khuẩn, nấm tấn công và gây bệnh. Sau đây là những yếu tố chính được xác định:
Do sức đề kháng kém, chế độ làm việc nghỉ ngơi không khoa học.Tâm lý không thoải mái, căng thẳng, stress lâu ngày, thức khuya.Ăn uống không đủ chất.Tiến hành vệ sinh vùng kín không đúng cách, thụt rửa âm đạo sâu.Tác dụng phụ của thuốc tránh thai, đặt vòng.Các câu hỏi thường gặp về hiện tượng ra khí hư màu trắng sữa
Khí hư có màu là hiện tượng phổ biến nên nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía chị em. Sau đây là những thắc mắc thường gặp nhất:
Chậm kinh ra khí hư trắng sữa có sao không?
Theo các chuyên gia, hiện tượng chậm kinh ra khí hư màu trắng sữa nếu không phải do rối loạn kinh nguyệt, dấu hiệu mang thai thì nguy cơ cao bạn đang mắc bệnh phụ khoa.
Tùy vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này mà có thể xác định mức độ nguy hiểm của bệnh. Hãy sớm tìm đến cơ sở chuyên khoa để được hỗ trợ.
Bà bầu ra khí hư trắng sữa có ảnh hưởng đến thai nhi?
Khi mang thai nội tiết tố, hormone gia tăng từ đó kích thích khí hư sản sinh nhiều hơn. Nếu tiết dịch trắng sữa không mùi không ngứa bà bầu hoàn toàn có thể yên tâm. Còn trường hợp ra nhiều kèm các dấu hiệu lạ giống một trong những bệnh viêm phụ khoa kể trên hãy tìm gặp ngay bác sĩ.
Việc để kéo dài tình trạng này trong thời gian mang thai có thể ảnh hướng không tốt đến thai như gây viêm nhiễm, sảy thai hay sinh non…
Video đang HOT
Sớm thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnhKhi nào cần gặp bác sĩ?
Sau tuổi dậy thì, nếu thấy khí hư màu trắng sữa ra nhiều và các dấu hiệu dưới đây chị em không được chần chừ mà phải tìm gặp bác sĩ ngay:
Ngứa âm đạoKhí hư có mùi hôi tanh, thối, khắm.Đau đớn khi tiểu tiện và quan hệCảm giác nóng rát khi đi tiểuĐau vùng bụng dưới, đau lưngChảy máu âm đạo bất thường.
Thông qua thăm khám lâm sàng cùng các xét nghiệm, siêu âm bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Các cách chữa khí hư màu trắng sữa hiện nay
Để khắc phục tình trạng ra khí hư do các bệnh phụ khoa hiện nay có rất nhiều cách trị bệnh khác nhau trong đó phải kể đến:
Điều trị bằng phương pháp hiện đại
Với tình trạng bệnh nhẹ, thuốc kháng sinh đường uống, đặt vùng kín hay thuốc bôi sẽ được chỉ định cùng với dung dịch vệ sinh. Thuốc cho tác dụng nhanh, diệt nấm, vi khuẩn hiệu quả.
Tuy nhiên quá lạm dụng thuốc sẽ gây tác dụng phụ không mong muốn, khiến tình trạng viêm nhiễm thêm nghiêm trọng. Do đó khi dùng thuốc tây y, chị em cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về đặt, bôi.
Ngoài ra, khi bị viêm phụ khoa nặng, bác sĩ còn chỉ định các phương pháp ngoại khoa như sử dụng ánh sáng xanh, dao Leep, đốt điện, áp lạnh…. Ưu điểm của cách trị khí hư màu trắng sữa do bệnh lý này cho hiệu quả nhanh, nhưng dễ gây tổn thương cho niêm mạc tử cung, có thể để lại sẹo, ảnh hưởng tới việc thụ thai, sinh con.
Lạm dụng thuốc kháng sinh lợi bất cập hại
Chữa khí hư màu trắng sữa bằng Đông y
Trong đông y, cụ thể là thuốc nam được đánh giá là phương pháp toàn diện cho hiệu quả tận gốc và an toàn hơn so với tây y. Thành phần thuốc được bào chế hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên có ở nước ta do đó đối tượng sử dụng rộng hơn, an toàn với cả phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú…
Bên cạnh dược liệu an toàn, thuốc nam còn có thế mạnh cho tác động vào tận gốc nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh từ bên trong. Thuốc giúp phục hồi tổn thương tại niêm mạc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể nhằm dự phòng tái phát.
Tuy nhiên chính cơ chế trị bệnh này khiến việc dùng thuốc kéo dài, người bệnh cần phải kiên trì, áp dụng theo đúng chỉ dẫn về liều lượng để thuốc mang lại tác dụng.
* Lưu ý: Bên cạnh thuốc điều trị người bệnh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, vệ sinh đúng cách, có lối sống khoa học, tâm lý thoải mái để hỗ trợ, sớm đẩy lùi bệnh.
Như vậy, khí hư màu trắng sữa ra nhiều bất thường chính là dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ khoa nguy hiểm gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe sinh sản của chị em. Đừng chủ quan để rồi phải hối tiếc.
Theo Soytebackan
10 dấu hiệu thụ thai thành công dễ nhận biết nhất Bài viết được tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia
Bác sỹ Trịnh Thị Thúy (Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) cho biết, nếu bạn thấy cơ thể có một trong những triệu chứng như: ngực đau tức, buồn nôn, mệt mỏi ...thì rất có thể đây là những dấu hiệu thụ thai thành công.
Thạc sỹ, Bác sỹ Trịnh Thị Thúy - Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà N
Việc nhận biết dấu hiệu thai đã bám vào tử cung là vô cùng quan trọng với chị em phụ nữ. Bởi vì qua những biểu hiện có thai đó giúp phụ nữ chủ động hơn trong việc chăm sóc giữ gìn sức khỏe cũng như chuẩn bị lên kế hoạch cho việc chào đón thành viên mới trong gia đình.
10 dấu hiệu thụ thai thành công dưới đây sẽ giúp các mẹ phần nào nhận biết được khả năng có thai của mình.
1. Tức ngực
Dấu hiệu có thai tuần đầu tiên là biểu hiện tức ngực. Tức ngực liên quan đến sự thay đổi của hormon trong khoảng 2 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt.
Nguyên nhân là do sau khi trứng được thụ tinh thì hormon progesteron tăng đã làm cho vú và núm vú to ra và quầng vú thâm sẫm màu hơn, thậm chí bầu ngực nổi rõ các mạch máu.
Đối với một số người phụ nữ, sự căng tức ngực chỉ xảy ra trong một vài tuần đầu thai kỳ. Ngược lại, một số phụ nữ khác thì triệu chứng khó chịu này có thể xảy ra suốt 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, tính từ ngày có dấu hiệu trứng gặp tinh trùng.
Cách khắc phục: Chị em nên lựa chọn loại áo ngực có thể nâng đỡ ngực vừa vặn để giảm bớt cảm giác khó chịu. Tránh mặc loại áo ngực quá chật sẽ khiến ngực bị cọ sát và gây đau.
2. Vú cương, quầng và núm vú thâm
Dấu hiệu có thai tiếp theo: Vú căng, quầng và núm vú sẫm màu hơn có thể xuất hiện trong 1 đến 2 tuần đầu sau khi tinh trùng gặp trứng và thụ thai thành công. Đây cũng là kết quả của việc thay đổi hormon lớn trong cơ thể của người phụ nữ.
Lúc này, tuyến vú phát triển mạnh để chuẩn bị cho việc sản xuất sữa sau khi sinh. Do đó ngực mẹ sẽ có biểu hiện cương tức. Melanin tập trung nhiều tại quầng và núm vú sẽ khiến chúng sẫm màu hơn.
Cảm giác khó chịu và hơi đau nhức ở núm vú này là dấu hiệu thụ thai thành công sau quan hệ phổ biến ở hầu hết bà mẹ khi mang thai và nó không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Dấu hiệu ra máu nhẹ
Dấu hiệu mang thai sớm thứ 3 là ra máu nhẹ có thể xảy ra vào khoảng ngày thứ 14 sau khi trứng được thụ tinh. Đây là dấu hiệu cho thấy phôi đã làm tổ vào niêm mạc của tử cung và là nơi ở của em bé trong 9 tháng tiếp theo.
Nguyên nhân của việc chảy máu nhẹ là do khi phôi làm tổ, các tế bào gai rau đâm xuyên vào lớp niêm mạc tử cung, phá hủy các mạch máu ở lớp niêm mạc, làm tổn thương các mạch máu ở niêm mạc tử cung khiến máu chảy vào buồng tử cung và chảy ra ngoài âm đạo. Nhưng các mẹ yên tâm, điều này không gây đau đớn cho mẹ bầu mà là dấu hiệu tốt báo hiệu cho việc em bé đã sẵn sàng lớn lên trong bụng mẹ.
Triệu chứng chảy máu nhẹ: những vết màu hồng hoặc hơi đỏ ở đũng quần lót ở những bà mẹ mang thai là điều bình thường và không đáng lo ngại. Nhưng để cẩn thận thì dù máu có chảy nhiều hay ít (ngoài chu kỳ kinh nguyệt) thì các mẹ cũng không nên chủ quan, hãy đi khám sớm nhất để bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất cho các mẹ.
Những vết màu hồng hoặc hơi đỏ ở đũng quần lót là dấu hiệu thụ thai thành công sau quan hệ xuất hiện ở nhiều chị em phụ nữ. (Ảnh minh họa)
4. Đi tiểu nhiều hơn bình thường
Sau khi có thai được vài tuần thì chị em có thể đi tiểu nhiều lần hơn bình thường. Nguyên nhân là do tử cung to dần lên, đè vào bàng quang, làm tăng cảm giác mót tiểu.
5. Cơ thể mệt mỏi
Dấu hiệu thụ thai tuần đầu tiên ở hầu hết phụ nữ là sự mệt mỏi và suy nhược sức khỏe không rõ lý do.
Nguyên nhân: Sự mệt mỏi khi mang thai là do sự xuất hiện của hormon hCG do tế bào gai rau tiết ra và tăng cao nhất khi thai được 10 tuần, cơ thể mẹ bầu phải tăng chuyển hóa đem chất dinh dưỡng đến nuôi thai nhi dẫn đến mất cân bằng năng lượng. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường hay gặp ở phụ nữ có thai nên chị em không cần phải lo lắng.
Cách giải quyết: Tốt nhất, các mẹ nên đi gặp bác sĩ để khám tìm ra nguyên nhân của việc suy nhược cơ thể. Nếu kết quả các mẹ có thai thì cần ăn uống bồi bổ sức khỏe một cách khoa học để thai nhi phát triển khỏe mạnh và tránh làm các công việc nặng nhọc ảnh hưởng tới thai nhi.
Dấu hiệu có thai dễ nhận biết ở hầu hết phụ nữ là sự mệt mỏi và suy nhược sức khỏe không rõ lý do. (Ảnh minh họa)
6. Chậm kinh
Mất kinh là dấu hiệu đầu tiên của thời kỳ thai nghén, nó cho biết quá trình thụ thai đã thành công.
Nguyên nhân: Việc có kinh là do niêm mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho trứng đã thụ tinh làm tổ. Nếu không có hiện tượng thụ tinh và làm tổ thì lớp niêm mạc tử cung lúc này sẽ bị bong ra, dẫn đến việc có kinh nguyệt. Ngược lại, khi trứng đã thụ tinh và làm tổ thành công thì lớp niêm mạc tử cung này sẽ biến thành màng rụng, tiếp tục dầy lên, tích trữ thêm nhiều chất dinh dưỡng để nuôi phôi mà không bong ra nữa, do đó kỳ kinh nguyệt sẽ bị tạm dừng lại.
Chậm kinh là hiện tượng hoàn toàn bình thường đối với tất cả phụ nữ có thai và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi nên các mẹ bầu không cần phải lo lắng.
Chính vì vậy, nếu chậm kinh mà thử thai và que thử thai không lên 2 vạch, chị em cần đi khám để biết chính xác mình có thai hay không. Nếu không có thai, chị em cần gặp bác sĩ để được tư vấn, tìm nguyên nhân và điều trị các bệnh gây hiện tượng chậm kinh.
7. Dấu hiệu ốm nghén
Có khoảng 50-90% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới bị ốm nghén trong 3 tháng đầu mang thai với các triệu trứng như: buồn nôn, nôn ói, chán ăn, nhảy cảm với 1 số mùi thức ăn. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp phụ nữ mang thai không bị ốm nghén trong suốt thai kỳ.
Nguyên nhân: Sau khi phôi được làm tổ trong tử cung, cơ thể của các mẹ sản xuất ra một loại hormon mang tên là hCG (hCG là từ viết tắt của cụm từ Human chorionic gonadotropin - được tiết ra bởi tế bào gai rau). Chính hormon này gây hiện tượng mệt mỏi và ốm nghén. Khi hormon này xuất hiện trong nước tiểu, nếu dùng que thử thai để thử, que thử thai sẽ hiện 2 vạch, chính là dấu hiệu để nhận biết có thai.
Tuy ốm nghén không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi nhưng nếu ốm nghén quá nặng khiến chị em ăn hay uống bất cứ thứ gì cũng nôn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì chị em cần đi khám để được điều trị phù hợp.
Có khoảng 50-90% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới bị ốm nghén trong 3 tháng đầu mang thai với các triệu trứng như: buồn nôn. (Ảnh minh họa)
Cách khắc phục: Biện pháp khắc phục tình trạng ốm nghén này rất đa dạng. Chị em có thể chia nhỏ bữa ăn: một ngày ăn nhiều bữa và lượng thức ăn mỗi bữa ít hơn. Tránh các thực phẩm kích ứng dạ dày như đồ chiên, xào, đồ ăn có mùi khó chịu, thức ăn có nhiều chất béo...
Ngoài ra, mẹ cần uống thêm nhiều nước, ăn tăng hoa quả vừa giúp giảm nồng độ hCG trong máu sẽ làm giảm triệu chứng nghén, vừa cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể.
8. Mũi nhạy cảm với các mùi
Phụ nữ khi mang thai thường rất nhạy cảm với các mùi. Một số người còn bị dị ứng với tất cả các mùi khiến họ chán ăn, hoặc ăn vào sẽ nôn ngay thậm chí chỉ cần ngửi thấy mùi khó chịu đã nôn.
Cách giải quyết: Bà bầu nên tránh tiếp xúc với các loại mùi có thể gây nôn, ngoài ra có thể uống trà gừng hoặc ăn các thực phẩm chứa gừng để giảm chứng nôn ói.
9. Thèm ăn
Ngược lại với triệu trứng ốm nghén không ăn được gì khi mang thai thì nhiều phụ nữ mang thai lại bị kích thích ăn khiến họ luôn có cảm giác thèm ăn, kể cả khi vừa ăn no xong. Thông thường, cảm giác thèm ăn sẽ xuất hiện ngay trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Đây là dấu hiệu tốt giúp mẹ và thai nhi có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên chú ý rằng: nên có sự cân bằng về thành phần và lượng thức ăn mỗi ngày để vừa đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vừa không bị thừa cân béo phì, tránh nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Nguyên nhân: Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được nguyên nhân thèm ăn ở phụ nữ mang thai. Nhiều người cho rằng đây chỉ đơn giản là phản ứng tự nhiên của cơ thể, khi cơ thể thiếu gì thì sẽ muốn bổ sung thứ đó. Nói cách khác, cơ thể phụ nữ mang thai thiếu dinh dưỡng để cung cấp cho thai nhi nên cơ thể tạo ra phản ứng thèm ăn để có thể lấy những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
10. Chướng bụng
Chướng bụng, tức bụng cũng là một trong những dấu hiệu thụ thai thành công mẹ nên lưu ý.
Nguyên nhân: Do sự gia tăng hoóc môn progesterone và estrogen. Đặc biệt là sự gia tăngprogesterone sẽ làm giảm trương lực các cơ trong cơ thể bao gồm cả cơ trơn của đường ruột. Vì vậy, đường ruột của phụ nữ mang thai giảm nhu động, gây nên hiện tượng chướng bụng và táo bón.
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nhiều phụ nữ mang thai có biểu hiện bị chướng bụng gây nên cảm giác khó chịu. (Ảnh minh họa)
Cách giải quyết: Để giảm cảm giác chướng bụng này, bà bầu nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn nhiều rau và thức ăn có nhiều chất xơ, đặc biệt tránh ăn các đồ ăn có thể gây ra khí ga trong cơ thể như các đồ chiên, rán, các thức ăn chứa nhiều tinh bột, các loại nước ngọt và đồ uống có ga...nên vận động và uống nhiều nước.
Theo Khampha
Bụng dưới căng tức có phải có thai không? Bụng dưới căng tức có phải có thai không là thắc mắc của rất nhiều chị em đang mong ngóng có con. Bụng dưới căng tức có thể là dấu hiệu có thai sớm, tuy nhiên cũng có thể là những dấu hiệu bệnh lý bất thường. Theo các bác sĩ sản khoa, hiện tượng bụng dưới căng, tức bụng hay chướng bụng...