Khí hư kéo dài có ảnh hưởng đến việc sinh nở?
Mình đã đặt thuốc nhưng trong quá trình đó mình không kiêng quan hệ tình dục nên bây giờ bệnh vẫn chưa khỏi. Liệu tình trạng hí hư như vậy có ảnh hưởng đến việc có con sau này không?
Cách đây 2 tháng mình thấy khí hư của mình khác trước có màu hơi ngả vàng và ngày nào cũng ra. Mình có đặt thuốc nhưng trong quá trình đó mình và chồng không kiêng quan hệ tình dục được nên bây giờ bệnh vẫn chưa khỏi.
Mình chưa có con vì mình đang đi học. Liệu tình trạng hí hư như vậy có ảnh hưởng đến việc có con sau này không? Và giờ mình phải làm gì? (Nguyễn Thanh Tâm, HN)
Trả lời:
Thanh Tâm thân mến!
Theo như những gì bạn mô tả, có thể bạn đang bị viêm nhiễm âm đạo. Nếu muốn trị dứt bệnh và không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này, bạn nên đi khám lại và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Video đang HOT
Khi được chỉ định dùng thuốc đặt âm đạo như Mycogynax, Canesten, hoặc một loại thuốc diệt nấm đặc trị, bạn nên đặt thuốc vào một giờ cố định buổi tối trong suốt từ 7 đến 10 ngày liên tục. Đặc biệt, trong những ngày này nên kiêng tuyệt đối sinh hoạt tình dục vợ chồng bạn ạ.
Trong quá trình điều trị viêm nhiễm, bạn chú ý không rửa âm đạo bằng xà phòng, thay băng vệ sinh hàng ngày mỗi 3- 4 tiếng một lần. Mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, phơi quần lót ở nơi có nhiều ánh nắng để diệt vi nấm. Vệ sinh sạch mỗi khi hành kinh và sau quan hệ tình dục.
Ngoài ra, bạn không nên để tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại, mà cần điều trị dứt điểm, bởi viêm nhiễm vùng kín nếu để lâu không chữa hoặc chữa không dứt, tình trạng viêm nhiễm sẽ lây lan rộng lên vòi trứng, làm viêm tắc vòi trứng dẫn đến thụ thai khó và có thể dẫn đến vô sinh. Viêm nhiễm khi mang thai rất dễ bị sảy thai, thai phát triển kém thậm chí thai nhi có thể tử vong.
Bạn nên kiên trì trong quá trình điều trị và tích cực tái khám lại theo yêu cầu của bác sĩ. Sau khi điều trị khỏi viêm nhiễm, cũng nên đều đặn khám phụ khoa mỗi 6 tháng một lần, để đảm bảo tốt nhất về sức khỏe sinh sản.
Theo PLXH
Bệnh phụ khoa do đâu mà mắc?
Các bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em là viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng, u nang...
Sau khi chữa trị, nhiều phụ nữ bị tái phát lại chỉ trong thời gian ngắn. Bệnh phụ khoa có những dấu hiệu điển hình như: ra khí hư nhiều, bất thường. Ngứa, đau, rát, có mụn lở loét ở vùng âm hộ - âm đạo. Cảm giác nóng rát khi tiểu hoặc đau khi giao hợp.
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến mắc bệnh phụ khoa. Một là vệ sinh kém. Cơ quan sinh dục có rất nhiều vi khuẩn sinh sống; dịch tiết ở đây cũng nhiều. Nếu không giữ gìn vệ sinh vùng này tốt sẽ khiến cho vi khuẩn, nấm phát triển nhanh và mạnh tấn công và gây nhiễm khuẩn âm hộ - âm đạo.
Tuy nhiên, chị em cần lưu ý, việc kém vệ sinh gây bệnh đã đành, nhiều người bị bệnh phụ khoa lại là do quá sạch sẽ, vệ sinh vùng kín nhiều lần trong ngày, vệ sinh quá sâu bên trong, dẫn đến mất cân bằng môi trường, vi khuẩn có nhiều cơ hội tấn công. Hai là lây nhiễm qua sinh hoạt tình dục.
Ảnh minh họa
Nhiều chị em thường xuyên bị lây bệnh phụ khoa từ đường quan hệ tình dục mà không biết, vì biểu hiện bệnh nam khoa ít được biểu lộ rõ như ở nữ. Các vi khuẩn ẩn nấp có khi "phát tiết" sau nhiều tháng, hoặc nhiều năm. Khoảng thời gian này, khi quan hệ tình dục với bạn gái hay vợ, họ sẽ truyền bệnh cho đối phương.
Các loại nấm, vi khuẩn, virut lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, trichomonas, trùng roi, lậu cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn, các vi khuẩn kị khí, virus herpes sinh dục... xâm nhập vào tử cung gây phá hủy sự cân bằng hệ vi sinh vật, giảm chức năng tuyến phòng thủ của âm đạo. Những bệnh phổ biến thường thấy là: lậu, giang mai và herpes sinh dục.
Đây là những bệnh lý phụ khoa khá thường gặp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ba là các nguyên nhân khác như: stress (do stress đã làm suy yếu hệ miễn dịch), thay đổi môi trường đột ngột, các thủ thuật phụ khoa không an toàn (dụng cụ đặt tránh thai, nạo hút thai...), phụ nữ ở tuổi mãn kinh...
Không chỉ các mẹ, các chị mới bị viêm nhiễm phụ khoa, căn bệnh này còn xuất hiện không ít ở các bé gái chưa đến tuổi dậy thì. Nguyên nhân là do cơ quan sinh dục nữ của bé gái chưa phát triển hoàn thiện, hoạt động nội tiết của buồng trứng chưa nhiều, bé gái chưa có những "hàng rào sinh lý" để ngăn chặn các tác nhân xâm nhập từ môi trường: chưa có lông mu, hai môi lớn, môi nhỏ chưa phát triển, màng trinh và biểu mô âm đạo mỏng, trực tràng lại gần âm đạo nên phân dễ gây nhiễm khuẩn âm đạo, bên cạnh đó, môi trường âm đạo trung tính (chưa có axit lactic để ức chế sự phát triển của vi khuẩn).
Theo BS. Phương Thu
SKDS
4 cây thuốc chữa bệnh phụ nữ Đan sâm có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, ích mẫu trị đau bụng và khí hư, đương quy hạn chế đau lưng, nhức mỏi chân tay. Đan sâm có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, ích mẫu trị đau bụng và khí hư, đương quy hạn chế đau lưng, nhức mỏi chân tay... Đây là những vị thuốc quý trong...