Khi họng viêm có hạt
Viêm họng hạt là bệnh lý thuộc về đường hô hấp trên khá phổ biến, diễn biến mạn tính.
Ảnh minh họa: ITN
Viêm họng hạt là bệnh lý thuộc về đường hô hấp trên khá phổ biến, diễn biến mạn tính. Tình trạng tái phát nhiều lần làm các hạch lympho trên thành họng phản ứng phì đại theo nhiều kích cỡ khác nhau và trông giống như các hạt.
Nguy cơ cao với người nghiện bia – rượu
Bệnh viêm họng hạt thường gặp ở người trưởng thành hơn là các đối tượng khác. Nguyên nhân gây bệnh chính là sự xâm nhập của các tác nhân từ bên ngoài như virus, vi khuẩn và nấm.
Một “kịch bản” thường diễn ra là virus tấn công và phá hủy lớp niêm mạc họng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm xâm nhập, phát triển và gây viêm. Khi bệnh đang diễn ra, các hạch lympho chịu trách nhiệm chống đỡ bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây bệnh.
Bệnh diễn biến kéo dài tế bào lympho bị tiêu diệt nhiều, các hạch làm việc vất vả và suy kiệt. Điều này càng là điều kiện thuận lợi để tác nhân gây bệnh tấn công các hạch lympho mạnh mẽ hơn.
Hiện tượng viêm làm gia tăng kích thước của các hạch lympho khiến cho chúng nổi rõ trên thành họng như những cái hạt. Ngoài ra, các bệnh viêm họng khác, nếu như không được giải quyết tốt và dứt điểm thì biến chứng chủ yếu của chúng chính là bệnh viêm họng hạt.
Đối tượng nguy cơ cao của bệnh viêm họng hạt là những người nghiện bia rượu thuốc lá, thường xuyên ăn đồ ăn cay, nóng và tiếp xúc nhiều với môi trường độc hại hoặc ô nhiễm.
Có thể gây biến chứng
Trong chuyên môn, họng được chia thành 3 khu vực: Họng mũi, miệng và thanh quản. Ở người bình thường, niêm mạc miệng trơn láng và có màu sắc hồng. Khi bị viêm nhiễm, bề mặt niêm mạc trở nên sần sùi vì nổi lên các hạt, màu sắc biến đổi từ hồng sang đỏ hoặc tím. Những biểu hiện thường gặp điển hình gồm:
Video đang HOT
- Cảm giác khó chịu, họng ngứa, khô và nóng rát.
- Cảm giác vướng vì đàm đờm dính ở cổ họng, nhất là sau khi ngủ dậy. Người bệnh cố gắng khạc. Đờm thường đặc quánh, dẻo và có màu trắng đục.
- Khàn giọng và ho nhiều vào ban đêm, nhất là sau khi hút thuốc và uống nhiều bia rượu.
- Một số trường hợp người bệnh có sốt ở các mức độ khác nhau.
- Lúc ăn uống, có cảm giác nghẹn, vướng ở cổ họng.
Sau khi xuất hiện các biểu hiện trên, nếu như không được “giải quyết” kịp thời, bệnh có thể diễn biến nặng hơn, đặc biệt là ở người có sức đề kháng kém và tác nhân gây bệnh bên ngoài tiếp tục xâm nhập.
Bệnh viêm họng hạt có thể gây ra một số biến chứng, nhất là khi có điều kiện thuận lợi của sự thay đổi thời tiết. Các biến chứng thường thấy bao gồm:
- Viêm amidan có tác nhân từ viêm họng hạt, viêm nhiễm rộng vùng hầu họng, tiến triển thành áp xe.
- Gây bệnh lý cho toàn hệ thống tai mũi họng: Viêm thanh quản, viêm mũi dị ứng, viêm tai giữa và viêm xoang…
- Ho khạc máu (do ho nhiều gây vỡ các mạch máu nhỏ), diễn biến kéo dài gây stress tâm lý.
- Các bệnh liên quan miễn dịch: Viêm cầu thận, viêm khớp…
Ở một số bệnh nhân mắc bệnh kéo dài, các tổ chức lympho ở thành họng to lên thành hạt liên tục bị viêm nhiễm tái diễn, các tế bào niêm mạc miệng có nguy cơ bị biến đổi nhân và phát triển thành ung thư vòm họng.
Do đó, những người có vấn đề về họng và “thấy” có sự xuất hiện các hạt trên vòm họng thì cần phải đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để sớm xác định chính xác và điều trị hiệu quả.
Hướng điều trị và phòng tránh
Ảnh minh họa: ITN
Sử dụng thuốc kháng sinh trong các trường hợp xác định nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn. Các loại thuốc kháng sinh không có tác dụng với nhiễm nấm và virus. Một số loại thuốc khác được chỉ định để làm nhẹ triệu chứng, mang lại sự an tâm và cảm giác dễ chịu cho người bệnh như thuốc giảm sốt, giảm đau rát họng, long đờm giảm ho…
Đối với những người không thích dùng thuốc Tây, sau đây là một số phương pháp điều trị theo Đông y lưu truyền trong dân gian và được nhiều người áp dụng:
- Tỏi: Ăn tỏi sống trực tiếp, chế biến thành các món hoặc ngâm rượu uống hàng ngày rất tốt cho người bệnh. Vì trong thành phần của tỏi chứa các chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng loại trừ vi khuẩn và cả virus.
- Mật ong: Uống mật ong pha với nước ấm sẽ mang lại cảm giác dễ chịu ở cổ họng, vì mật ong có tính sát khuẩn và kháng viêm. Tuy nhiên, cần lưu ý để tránh dùng phải mật ong… rởm trên thị trường.
- Lá tía tô: Lá rau tía tô có vị cay nhẹ, tính ẩm, tác dụng giải độc rất tốt cho những người mắc bệnh đường hô hấp. Lá rau tía tô được sử dụng dưới hình thức rau sống hoặc chế biến các món ăn. Ngoài ra, lá tía tô phơi khô tán thành bột mịn để đành dùng dần, pha với nước ấm để uống vài lần trong ngày.
Lưu ý: Các phương pháp dân gian thường đơn giản, dễ thực hiện với “các chất liệu thuốc” rẻ tiền và có ngay quanh mình. Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp này chậm và ít rõ rệt ngay.
Do đó, phương pháp dân gian chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ và mang tính chất hỗ trợ để làm giảm nhẹ các triệu chứng cho người bệnh. Các trường hợp bệnh nặng và nghi ngờ nặng cần phải có sự can thiệp chuyên sâu của các bác sĩ chuyên khoa chứ không thể tự ý điều trị.
Cách phòng bệnh: Giữ ấm cổ vào mùa lạnh, luôn giữ vệ sinh miệng sạch sẽ, chế độ ăn phù hợp và giàu chất dinh dưỡng. Hạn chế tối đa sự tiếp xúc với môi trường khói bụi và khói thuốc lá do người khác tạo ra. Rèn luyện thân thể qua thể dục thể thao nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Dầu ô liu làm giảm nguy cơ tử vong sớm
Trong nhiều năm, chúng ta đã nghe về lợi ích của dầu ô liu trong việc giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, nhưng mối liên hệ của nó với việc giảm nguy cơ tử vong vẫn chưa rõ ràng.
Một nghiên cứu gần đây trên khoảng 92.000 nam giới và phụ nữ Mỹ đã xem xét liệu dầu ô liu có liên quan đến tỷ lệ tử vong chung và tử vong do nguyên nhân cụ thể (tử vong do một căn bệnh cụ thể) hay không.
Trong 28 năm theo dõi, nghiên cứu cho thấy những người tham gia tiêu thụ lượng dầu ô liu lớn nhất (lớn hơn 1/2 thìa canh hoặc 7g mỗi ngày) có nguy cơ tử vong sớm thấp hơn 19% so với những người không bao giờ hoặc hiếm khi sử dụng dầu ô liu.
Đối với tử vong do nguyên nhân cụ thể, những người tiêu thụ nhiều dầu ô liu hơn có nguy cơ tử vong do bệnh tim thấp hơn 19%, nguy cơ tử vong do ung thư thấp hơn 17%, nguy cơ tử vong do bệnh thoái hóa thần kinh thấp hơn 29% (như bệnh Parkinson hoặc Alzheimer) và nguy cơ tử vong do bệnh hô hấp thấp hơn 18%.
Khi các tác giả nghiên cứu xem xét việc thay thế một số chất béo bằng dầu ô liu, kết quả cho thấy rằng khi thay thế 10g (khoảng 2 thìa cà phê) bơ thực vật, bơ, sốt mayonnaise hoặc chất béo từ sữa bằng cùng một lượng dầu ô liu, nguy cơ tử vong toàn bộ và tử vong do nguyên nhân cụ thể thấp hơn từ 8 - 34%.
Tại sao dầu ô liu có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh? Một lý do là vì dầu ô liu có hàm lượng axit béo không bão hòa đơn cao. Khi thay thế cho chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đơn giúp giảm cholesterol LDL "xấu" của bạn.
Dầu ô liu nguyên chất có thể làm giảm viêm, đây có thể là một trong những lý do chính mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tác dụng chống viêm chính của dầu ô liu là từ chất chống oxy hóa, một trong số đó là oleocanthal. Chất chống oxy hóa này đã được chứng minh là có tác dụng giống như ibuprofen, một loại thuốc chống viêm.
Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong dầu ô liu có thể làm giảm tổn thương oxy hóa do các gốc tự do, được cho là một trong những tác nhân gây ung thư. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng axit oleic, là axit béo chính trong dầu ô liu, có thể làm giảm mức độ các dấu hiệu viêm như protein phản ứng C (CRP).
Sử dụng dầu ô liu có khiến tăng cân không? Không, bản thân chất béo không làm bạn béo. Ăn hoặc uống nhiều calo hơn mức bạn cần từ bất kỳ nguồn nào, cho dù đó là chất béo, protein hay carbohydrate, đều có thể dẫn đến tăng cân.
Dữ liệu trong 40 năm qua cho thấy tỷ lệ calo mà người Mỹ ăn từ chất béo đã giảm, trong khi tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng đáng kể. Nước ngọt có đường không chứa bất kỳ chất béo nào, nhưng lại có liên quan đến đại dịch béo phì.
Dầu ô liu đã được nghiên cứu để chứng minh lợi ích cho sức khỏe, nhưng quan trọng nhất là nó có vị ngon và có thể làm tăng hương vị cho nhiều món ăn gia đình.
Khi nào trẻ nên tiêm ngừa các bệnh hô hấp? Biện pháp phòng ngừa bệnh hô hấp tốt nhất cho trẻ hiện nay là tiêm vaccine đúng lịch, đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ. Tôi mới sinh con trai được 4 tuần tuổi. Bác sĩ cho hỏi tôi nên đưa con đi tiêm vaccine phòng ngừa bệnh hô hấp ở thời điểm nào là tốt nhất? (Lê Vy, 27 tuổi, ngụ...