Khí hậu năm 2024 dự kiến sẽ tồi tệ hơn năm 2023
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, nhật báo Les Echos dẫn nhận định của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết năm 2023 là năm nóng nhất được ghi nhận trên hành tinh.
Nhưng ảnh hưởng liên tục của hiện tượng khí hậu El Nino trong nửa đầu năm 2024 sẽ có nguy cơ lập kỷ lục nhiệt độ mới trong năm nay.
Người dân làm việc dưới trời nắng nóng tại Las Vegas, Nevada, Mỹ, ngày 12/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Có thể nói, năm 2023 đã phá vỡ mọi kỷ lục về nhiệt độ khi nhiệt độ trung bình hàng năm của hành tinh vượt quá mức tiền công nghiệp (1850-1900) tới 1,45C. WMO đã nhắc lại dữ liệu được Đài quan sát châu Âu Copernicus cung cấp, kèm cảnh báo rằng trái đất đang tiến gần đến giới hạn 1,5C, mức nguy hiểm mà Thỏa thuận Paris đặt ra. Trong cảnh báo đưa ra cuối tuần qua, WMO chỉ rõ: “Có đến 66% khả năng nhiệt độ trung bình toàn cầu hàng năm sẽ vượt mức tiền công nghiệp hơn 1,5C trong ít nhất một năm từ 2023 đến 2027″.
Người đứng đầu bộ phận giám sát khí hậu và phát triển chính sách tại WMO, ông Omar Baddour cho rằng “nếu các thông số phát thải khí nhà kính không đổi, chúng ta sẽ thấy mức nóng lên sẽ tăng 1,5C hàng năm vào cuối những năm 2040″.
Những kỷ lục này có thể được giải thích bằng 3 thông số: khối lượng phát thải khí nhà kính, hiện tượng khí hậu El Nino bắt đầu vào mùa Xuân năm 2023 và vụ phun trào núi lửa Tonga ở Thái Bình Dương, đã bắt đầu từ đầu năm 2022, nhưng ảnh hưởng của nó cho đến nay vẫn còn được cảm nhận, đặc biệt là lượng hơi nước khổng lồ thoát ra. Nếu lượng hơi nước nóng này bốc lên và nguội đi ở tầng bình lưu thì nó sẽ tạo ra hiệu ứng nhà kính, góp phần vào sự nóng lên toàn cầu.
Ngay cả đối với những nhà khoa học giàu kinh nghiệm nhất, rất khó để xác định chính xác tỷ lệ góp phần của từng hiện tượng này trong tình trạng nóng lên toàn cầu, nhưng có một điều chắc chắn, hiệu ứng El Nino sẽ đạt đỉnh điểm vào tháng 1 và sẽ tiếp tục cho đến mùa Xuân năm 2024. Thông thường, sau khi đạt đỉnh điểm, hiện tượng này có tác động lớn nhất đến nhiệt độ, khiến các chuyên gia cho rằng năm nay có thể sẽ còn ấm hơn năm trước.
Hiện tượng khí tượng phức tạp này ảnh hưởng đến tất cả các khu vực trên thế giới nhưng có tác động rất trái ngược nhau: “Ở vùng liên nhiệt đới, biểu hiện rất rõ ràng với lượng mưa lớn và nguy cơ lũ lụt mạnh ở Đông Phi. Ngược lại, ở miền Nam châu Phi hoặc Brazil sẽ phải đối mặt với hạn hán nghiêm trọng”, chuyên gia Omar Baddour giải thích.
Video đang HOT
Tác động trái ngược về khí hậu là điều rất đáng lo ngại vì nó sẽ cướp đi sinh mạng của nhiều người và để lại hậu quả kinh tế xã hội khó lường. Thế giới còn chưa quên những thảm họa kỷ lục trong lịch sử, trong đó gần đây nhất là lũ lụt ở Libya sau khi cơn bão Daniel đi qua đã khiến hơn 10.000 người thiệt mạng vào năm ngoái.
Để hạn chế số người thiệt mạng do những hiện tượng khí hậu cực đoan này gây ra, nhiều nước đã phối hợp với WMO và các tổ chức bảo vệ dân sự để lắp đặt dần các hệ thống cảnh báo và đưa vào sử dụng các nơi trú ẩn. Nhưng hiện tại một số nước vẫn thiếu nguồn lực để triển khai các hệ thống này.
Tân Tổng thư ký WMO Celeste Saulo khẳng định: “Hiện tượng El Nino là tự nhiên, đến và đi từ năm này sang năm khác, nhưng biến đổi khí hậu trong thời gian dài đang ngày càng gia tăng do các hoạt động của con người”. Ông kêu gọi thế giới cần nỗ lực hơn nữa để giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế sự nóng lên toàn cầu cũng như là các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Những rủi ro toàn cầu hàng đầu năm 2024
2024 sẽ là năm đầy biến động: Cuộc chiến ở Ukraine đang đi vào bế tắc trong khi cuộc xung đột ở Dải Gaza có nguy cơ mở rộng thành một cuộc chiến tranh toàn khu vực.
Năm 2024 có thể là một điểm bước ngoặt của cuộc chiến ở Ukraine. Ảnh: UNIAN
Năm 2023, toàn thế giới chú ý tới cuộc chiến ở châu Âu (xung đột Nga - Ukraine) và ở Trung Đông (xung đột Israel - Hamas). Năm 2024 được dự đoán là một năm đầy biến động. Cuộc chiến ở Ukraine đang đi vào bế tắc trong khi cuộc xung đột ở Dải Gaza có nguy cơ mở rộng thành một cuộc chiến tranh toàn khu vực. Và tại Mỹ, cuộc bầu cử tổng thống đang đẩy một quốc gia ngày càng bị chia rẽ đối mặt với những rủi ro chưa từng có đối với nền dân chủ của mình.
Nền dân chủ Mỹ bị thử thách
Trong khi quân đội và nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh hàng đầu thế giới thì hệ thống chính trị nước này lại hoạt động kém hiệu quả hơn bất kỳ nền dân chủ công nghiệp tiên tiến nào khác. Năm 2024, vấn đề sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều. Cuộc bầu cử tổng thống sẽ làm sâu sắc thêm tình trạng chia rẽ chính trị trong nước, thử thách nền dân chủ Mỹ ở mức độ mà quốc gia này chưa từng trải qua trong 150 năm và làm suy yếu uy tín của Mỹ trên trường quốc tế.
Trung Đông bên bờ vực
Cuộc chiến ở Gaza có nguy cơ lan rộng năm 2024, với một số diễn biến có thể dẫn đến leo thang thành một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn. Một số sự kiện có thể lôi kéo Mỹ và Iran trực tiếp hơn vào cuộc chiến. Cuộc xung đột sẽ gây ra rủi ro cho nền kinh tế thế giới, làm gia tăng sự chia rẽ về địa chính trị và chính trị, đồng thời khơi dậy chủ nghĩa cực đoan toàn cầu.
Con đường nhanh nhất dẫn đến leo thang sẽ là quyết định của Israel hoặc Hezbollah tấn công bên kia. Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Israel đã cam kết loại bỏ mối đe dọa từ Hezbollah. Nếu Israel tấn công phủ đầu, quân đội Mỹ sẽ can dự và Iran sẽ hỗ trợ Hezbollah.
Lực lượng Houthi cũng đang theo đuổi con đường leo thang, còn các lực lượng Shitte hoạt động ở Iraq và Syria đã gia tăng các cuộc tấn công vào các căn cứ của Mỹ. Không quốc gia nào liên quan Gaza muốn một cuộc xung đột khu vực nổ ra, nhưng bối cảnh hiện nay khiến nguy cơ leo thang cao.
Binh sĩ Israel tiến hành chiến dịch quân sự tại Dải Gaza ngày 1/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ukraine nguy cơ bị chia cắt
Cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn tiếp diễn trong những ngày đầu của năm 2024. NATO có thêm sức mạnh nhờ các thành viên mới Phần Lan và năm nay có thể là Thụy Điển. EU đã mở quy trình gia nhập thành viên cho Ukraine. Nga đã phải đối mặt với 11 đợt trừng phạt, và nhiều lệnh trừng phạt khác đang được xem xét trong khi một nửa tài sản ở nước ngoài của nước này đã bị phong tỏa - số tiền mà các nước phương Tây đang muốn sử dụng để tái thiết Ukraine. Châu Âu không còn mua năng lượng của Nga, nhưng Ukraine trên thực tế có thể bị chia cắt trong năm nay và Nga hiện có thế chủ động trên chiến trường với lợi thế về nguồn lực.
Năm 2024 là một điểm bước ngoặt của cuộc chiến: nếu Ukraine không giải quyết các vấn đề về nhân lực, tăng cường sản xuất vũ khí và sớm thiết lập một chiến lược quân sự khả thi, thì tổn thất (về lãnh thổ) của nước này có thể tăng lên hơn nữa. Kiev đã phải hứng chịu một đòn nặng nề do sự hỗ trợ tài chính và quân sự từ Mỹ giảm sút, trong khi triển vọng về sự hỗ trợ của EU chỉ tốt hơn một chút. Ukraine cũng đang cần bổ sung thêm quân.
Vì tất cả những lý do này, Kiev sẽ phải đối mặt với những rủi ro quân sự lớn hơn trong năm nay, bao gồm cả việc tấn công vào nhiều mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, gây ra những phản ứng chưa từng có của Moskva và có thể kéo NATO vào cuộc xung đột.
AI không được quản lý
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ vượt xa khả năng quản trị trong lĩnh vực này năm 2024 khi các nỗ lực quản lý chậm lại: những công ty công nghệ phần lớn vẫn không bị hạn chế, trong khi các mô hình và công cụ AI mạnh mẽ hơn nhiều, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các chính phủ.
Cuộc chiến vì nguồn khoáng sản quan trọng
Các khoáng sản quan trọng sẽ là thành phần quan trọng trong hầu hết mọi lĩnh vực thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới và an ninh quốc gia trong thế kỷ 21, từ năng lượng sạch đến điện toán tiên tiến, công nghệ sinh học, giao thông vận tải và quốc phòng. Năm 2024, các chính phủ trên thế giới sẽ tăng cường áp dụng các chính sách công nghiệp và hạn chế thương mại nhằm làm gián đoạn dòng chảy của các khoáng sản quan trọng.
Cú sốc từ lạm phát
Cú sốc lạm phát toàn cầu bắt đầu từ năm 2021 sẽ tiếp tục gây lực cản kinh tế và chính trị vào năm 2024. Lãi suất cao do lạm phát dai dẳng sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng trên toàn thế giới và các chính phủ sẽ có rất ít cơ hội để kích thích tăng trưởng hoặc ứng phó với những cú sốc, làm gia tăng căng thẳng tài chính, bất ổn xã hội và bất ổn chính trị.
Hiện tượng El Nino quay trở lại
Năm 2024, vấn đề khí hậu El Nino có thể xuất hiện những diễn biến phức tạp, kéo theo những hiện tượng thời tiết cực đoan gây mất an ninh lương thực, gia tăng căng thẳng về nước, gián đoạn hậu cần, lây lan dịch bệnh, thúc đẩy di cư và bất ổn chính trị, đặc biệt là ở các quốc gia vốn đã suy yếu do đại dịch COVID-19 và những cú sốc về giá năng lượng và lương thực do cuộc xung đột ở Ukraine gây ra.
Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nắng nóng khắc nghiệt trong năm 2024 Trung Quốc nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với đợt nắng nóng khắc nghiệt và sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan vào năm tới do ảnh hưởng của El Nino. Chuyên gia khí hậu hàng đầu của Trung tâm Khí hậu quốc gia Trung Quốc, ông Zhou Bing đã đưa ra cảnh báo trên khi Trung Quốc đang...