Khi giun chỉ “hoành hành” ở “cậu nhỏ”
1. Hôm trước mình nghe nói thấy có trường hợp một XX bị giun chỉ “đóng đô” trên “cậu nhỏ” tới mức thành… búi luôn. Có chuyện này không và tại sao lại như thế được? vì mình nghĩ giun thì chỉ sống được trong bụng thui chứ. (Mạnh Hoàng, Phú Quốc)
Trả lời:
Bạn Hoàng thân mến!
Đúng như thông tin mà bạn nghe được, thời gian vừa qua đã có một trường hợp bị giun “đóng đô” trong “vùng kín”, dẫn đến tạo thành búi to trong bìu, loại giun này là giun chỉ. Để “tẩy” sạch lũ giun này, các bác sĩ đã phải ngay lập tức mổ để lấy hết giun trong bìu của bệnh nhân ra.
Rất nhiều người cũng có suy nghĩ như bạn, cho rằng giun thì chỉ sống được ở trong bụng. Nhưng thực tế là chúng có thể xuất hiện ở rất nhiều nơi, và “vùng kín” cũng không phải là ngoại lệ đâu bạn ạ. Vì thế nếu thấy các dấu hiệu bất thường ở “cậu nhỏ” thì phải đi khám để phát hiện giun kịp thời bạn nhé.
2. Làm thế nào để biết “cậu nhỏ” của mình có bị giun “tấn công” hay không? Dạo này mình cảm thấy “thằng bé” hơi ngưa ngứa, không biết có phải bị giun chui vào không nữa. (nhoc_quay@yahoo…)
Trả lời:
Chào bạn!
Dấu hiệu “nổi cộm” nhất khi có giun chỉ “xâm chiếm” vào “vùng kín” đó là chứng phù voi, tức là các bộ phận chân, tay, sinh dục bị to lên bất thường.
Chứng phù voi (elephantianist) này xuất hiện do hệ bạch mạch trong cơ thể bị tắc, gây ứ dịch, sưng phù. Nếu xảy ra ở chân thì sẽ làm chân sưng phù rất to, giống chân voi nên được gọi là chứng phù voi. Còn nếu xảy ra ở bìu và dương vật thì sẽ gây chứng phù bìu và dương vật. Có nhiều yếu tố có thể gây tắc mạch, trong đó có giun chỉ đấy.
Video đang HOT
Vì vậy, nếu như bạn cảm thấy “cậu nhỏ” của mình bỗng to lên một cách bất thường, và càng lúc càng “phát triển” thì hãy lập tức đi khám để xem có bị giun chỉ “viếng thăm” không nhé. Còn biểu hiện ngưa ngứa như bạn nói thì có lẽ là do bạn vệ sinh chưa được tốt, hoặc mặc quần chip chưa được thông thoáng lắm mà thui. Bạn hãy thử cải thiện lại xem có hết biểu hiện ngứa đi không nhé.
3. Giun chỉ “hoành hành” như thế nào trong “cậu nhỏ? Và mình nghĩ mãi vẫn không hiểu nó chui vào đó bằng cách nào? (Đức Quân, Hải Phòng)
Trả lời:
Bạn Quân thân mến!
Trong cơ thể chúng ta, ngoài hệ thống động mạch và tĩnh mạch là nơi dòng máu di chuyển; còn có hệ thống bạch mạch. Bạch mạch là một phần của hệ miễn dịch, giúp chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Hệ này gồm nhiều ống nhỏ, dẫn các dòng dịch trong suốt (tức bạch huyết) từ các cơ quan trong cơ thể đổ vào dòng máu.
Giun chỉ bạch mạch rất nhỏ (con cái chỉ có 0,3 mm và con đực thì chỉ 0,1 mm mà thui). Loài giun này được truyền từ người sang muỗi, rồi lại từ muỗi sang người. Giun chỉ con từ muỗi sẽ qua vết thương ở da người, chui vào cơ thể và di chuyển tới các bạch mạch to. Đây chính là cách “nhập cư bất hợp pháp” và hoạt động của giun chỉ trong cơ thể người đó bạn ạ.
4. Nếu “cậu nhỏ” đã bị giun chỉ “tấn công” rồi thì có bị vô sinh không? Mình nghe nói ai bị giun chỉ ở “kiếm” thì sẽ không thể nào có con được vì giun… ăn hết “tinh binh” rồi. Và ngoài ra thì nó còn có biến chứng gì không? (Hồng Phúc, Hà Nội)
Trả lời:
Bạn Phúc thân mến!
Xin nói ngay với bạn là XX nào bị giun chỉ chui vào “cậu nhỏ” thì cũng không thể bị vô sinh nhé, bởi vì giun không thể nào ăn hết tinh trùng được như bạn tưởng đâu. Giun chỉ chỉ sống ở bìu dương vật, chỉ có phần da bìu bị sưng to do bạch mạch bị giun chỉ làm tắc, chứ khối đó không phải là một ổ giun nhé. Do đó, “tinh binh” bên trong không hề bị ảnh hưởng. Bìu có thể to như… quả bười nhưng hai tinh hoàn nằm sâu bên trong vẫn nhỏ bé, không bị ảnh hưởng. Cũng như vậy, dương vật có thể rất to nhưng chỉ ở phần da thui, còn “cốt” thì vẫn bình thường.
Giun chỉ “xâm chiếm” “cậu nhỏ” có thể gây ra khối bìu to, khiến việc đi lại, sinh hoạt khó khăn, quan hệ vợ chồng không thể thực hiện được, và chính điều này mới dẫn đến vô sinh bạn nhé. Trong một số trường hợp hiếm gặp, giun chỉ cũng “tấn công” vào mào tinh gây viêm, từ đó có thể dẫn đến tắc mào tinh, làm vô sinh. Còn thông thường, tinh hoàn có thể giảm sinh tinh do sự tăng nhiệt độ ở bìu. Sau khi điều trị, kích thước bìu nhỏ lại, tinh hoàn vẫn sinh tinh bình thường, do đó vẫn có thể có baby được bạn ạ.
Mổ xẻ sự "thiếu hiểu biết" của XY về tuyến tiền liệt
1. Tuyến tiền liệt nằm giữa hai hòn bi hoặc nằm trên "cậu nhỏ"
Nhiều XY cứ thản nhiên cho rằng, tuyến tiền liệt của họ nằm giữ hai hòn bo, trên cậu nhỏ hoặc thậm chí còn ú ớ và chẳng biết nó nằm ở vị trí nào trong cơ thể nữa cơ.
Thực tế: Tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang và trước trực tràng nhé. Tất nhiên khi bạn còn là cậu bé, tuyến tiền liệt cũng bé tí xíu và nặng có vài gram. Nhưng khi tuổi tác càng ngày càng hơn hơn, bạn đã trưởng thành thì nó cũng trở nên to lớn hơn, song cũng chỉ có trọng lượng khoảng 20 gam thui.
2. Tuyến tiền liệt có vai trò khống chế lượng đường trong máu hoặc giúp tiêu hao chất béo
Theo một cuộc thăm dò ở Anh cho những XY tìm hiểu về tuyến tiền liệt thì chỉ có 33% các XY trả lời đúng về vài trò của nó. Số còn lại thường cho rằng tuyến tiền liệt sinh ra là để giúp khống chế lượng đường trong máu, tiêu hao chất béo và nhiều chức năng không liên quan khác.
Thực tế: Tuyến tiền liệt góp phần vào sản xuất tinh dịch, nơi lưu chuyển tinh trùng và quan trọng với chức năng tình dục.
3. Lúc nào tuyến tiền liệt ở XY cũng như nhau?
Thực tế: Tuyến tiền liệt có kích cỡ như nào, ở mỗi XY mỗi khác. Tuy nhiên tuổi càng cao thì tuyến tiền liệt càng to ra nên gọi là phì đại TTL (u xơ TTL, bướu lành TTL). Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của sự lão hóa cơ thể.
4. Tiểu đêm nhiều lần không lên quan đến tuyến tiền liệt mà chỉ liên quan đến đường tiết niệu có vấn đề!?
Thực tế: Cho dù bạn có thờ ơ hoặc tìm đủ mọi nghi ngờ để né tránh gặp bác sỹ thì hiện tượng tiểu đêm thường xuyên là một triệu chứng quen thuộc của bệnh lý ở tuyến tiền liệt. Nguyên nhân có thể do sưng tuyến, hoặc là một khối u chèn ép làm bế tắc ống tiểu. Đôi khi hiện tượng này còn kèm theo những cơn đau khi tiểu.
5. Viêm tuyến tiền liệt không thể gây vô sinh vì những rố loạn tiểu tiện này khá đơn giản?
Thực tế: Viêm tuyến tiền liệt tuy có những hội chứng rối loạn tiểu tiện: Tiểu nhiều lần, mót tiểu không kìm được, tiểu về đêm, dòng tiểu yếu, ngắt quãng, són tiểu, đau khi tiểu...nhưng nó lại gây đau và khó chịu do bị chèn ép thần kinh, đau do viêm lan sang tinh hoàn, mào tinh hoàn và túi tinh.
Cơn đau thường xuất hiện ở vùng đáy chậu, cậu nhỏ, tinh hoàn, vùng bẹn bìu, hậu môn. Nhất là khi mủ lẫn vào tinh dịch, viêm tuyến tiền liệt có thể dẫn đến vô sinh.
Teen boys và những căn bệnh khó nói ở "cậu nhỏ" 1. Em năm nay chỉ mới 16 tuổi nhưng không hiểu sao 2 tháng nay vùng bẹn của em có những đám da nổi lên thành các vòng màu hồng đỏ, ngứa ngáy. Em đã ra hiệu thuốc hỏi mua thuốc về bôi rùi nhưng ngứa vẫn hoàn ngứa. Em phải làm sao bây giờ ạ? Cứ tình hình này thì em chết...