Khi giáo dục là khoa học
Trên facebook của mình, TS Nguyễn Đức Lộc đã viết về nghề giáo: “Tôi đã chọn nghề giáo hay nghề giáo đã chọn tôi, rất khó xác định. Những thăng trầm nghề nghiệp, có đôi lần thổn thức muốn dứt áo ra đi… Và tôi biết, bạn bè đồng nghiệp trong đời cũng nhiều người từng như tôi. Nhưng dẫu sao ta đã đi trên con đường này thì cố gắng tìm kiếm sự an vui bởi muôn vàn sự yêu thương trong cõi sống của nghề nghiệp”.
Anh nghĩ gì về người thầy trong xã hội Việt Nam đương đại? Tại sao phần lớn họ không còn mô phạm mà lại có vẻnhư thích ứng với thời cuộc?
Xã hội thay đổi quá nhanh chóng theo hướng tri thức khổng lồ, không còn người thầy đủ sức nắm giữ tri thức để thuyết giảng (lecturer) mà phải chuyển vai trò thành người thúc đẩy (facilitator). Các nước phải triển trong khu vực bây giờ họ thiết kế lớp học tich cực. Lớp học không còn bục giảng, chung quanh tường đều có bảng, lớp học không còn một trung tâm nữa, mà thành đa trung tâm.
Những người thầy với tinh thần tự do sẽ lan toả tinh thần ấy ở những nơi họ đến.
Về phương pháp thì theo lối lớp học ngược, nghĩa là lý thuyết học ở nhà, lên mạng vào thư viện, lên lớp học theo kiểu workshop. Chính bối cảnh công nghệ đã thúc ép người thầy phải thay đổi: cả thầy và trò cùng lấy việc học làm trung tâm. Và như thế nguyên tắc đồng thuận phải được thiết lập. Tôi đã từng phải đề nghị một trường đại học ngừng lớp thỉnh giảng, vì sinh viên không tuân thủ nguyên tắc, phản ánh nhà trường thì lại nói “sinh viên bây giờ có nhiều quyền lắm”. Tại sao?
Tôi cho rằng, dù có bất kỳ chuyện gì thì ở giảng đường, người thầy vẫn là người dẫn dắt và thúc đẩy người học.
Video đang HOT
Chính lấy việc học làm trung tâm thì cả thầy lẫn trò đều tập trung vào việc học mà không còn nghĩ đến việc khác nữa…Nhưng hiện tượng chạy trường và nhồi nhét cũng là một thực tế…
Không hẳn vậy, việc học phải đến từ những thách thức cuộc sống của mỗi cá nhân. Khi mỗi cá nhân tự ý thức ta cần gì, cùng với người thầy gợi mở, khơi nguồn thì người học sẽ tự khắc khai phóng. Những biểu hiện chị nói là những gánh nặng của lối học truyền thống. Họ học không phải mục đích tự thân.
Nói tới giáo dục khai phóng, từ cách đây… năm năm chúng ta đã đặt vấn đề này, nhưng theo quan sát của anh, nó đã điđến đâu rồi?
Bây giờ người ta cũng có đề cập nhiều hơn đến giáo dục khai phóng, dù thế giới đã đi từ rất lâu rồi và, chủ đề bắt đầu phổ biến và nhiều người chấp nhận hơn. Nhiều tổ chức, trường học đưa vào thiết kế chương trình, khẩu hiệu. Nhưng kinh hãi nhất là nhiều người dùng mỹ từ này để làm màu, lừa thiên hạ. Còn bản chất tinh thần khai phóng hay không thì chẳng ai có thể… kiểm chứng. Ngay cả những người làm giáo dục chúng tôi cũng đang từng bước để đưa không gian học thuật, thận trọng và từ đầu chứ không “đi tắt” được. Nhưng song song đó, cuộc so kè khốc liệt với cuộc chiến kinh tài, mọi thứ đều có thể mang ra định giá mua bán, trong nhà trường cũng được định hình thứ bậc chất lượng cao đo bằng học phí.
Một giáo sư cũng vừa trả lời tôi rằng “Bây giờ chỉ toàn thợ dạy thôi”, anh nghĩ sao về điều này?
Bởi vì người ta theo quy luật cung cầu, khi nhu cầu cần những kỹ năng hành nghề thì người ta tập trung vào rèn nghề, và như thế thì thành thợ. Nhưng cũng không nên quá khích, vì còn rất nhiều người tâm huyết với giáo dục. Trong mỗi ngôi trường, đều có, đều còn… Có những ngôi trường không khuyến khích họ thì họ lại ra đi đến những nơi cần họ. Bởi trước tiên họ cũng chính là nhân vị tự do. Những người thầy với tinh thần tự do sẽ lan toả tinh thần ấy ở những nơi họ đến.
Anh vừa xây dựng một đề án cộng đồng có tên là Ican, anh có thể nói thêm về Ican?
TS Nguyễn Đức Lộc, sinh năm 1979, sáng lập viên của Social Life – một trang mạng có tiếng nói mạnh mẽ dành cho cộng đồng dân cư, ít được trình bày tiếng nói của mình như dân nhập cư, thể hiện đời sống của công nhân và những người làm nghề… “lề đường” một cách trung thực nhất. Ông còn mở trang web “bảo tàng ký ức”, thể hiện các vấn đề về lịch sử, thông qua những đổi thay của quá khứ đến hiện tại cho từng vùng đất và con người. Hiện ông là trưởng khoa Khoa học quản lý trường ĐH Thủ Dầu Một và được phong hàm phó giáo sư năm 2014 ở tuổi 35.
Sau hơn hai năm nhóm nghiên cứu về “Vai trò của các tổ chức xã hội trong việc hỗ trợ phúc lợi cho thanh niên công nhân”, dường như mọi thứ được kết thúc một cách tốt đẹp. Đối với nhiều người thì đến đây coi như kết thúc. Nhưng đối với nhóm nghiên cứu của tôi, dường như câu chuyện vẫn chưa đến hồi kết. Trong lòng dường như vẫn còn cảm thấy thiêu thiếu một điều gì? Mặc dù được mời đến một số cơ quan để thuyết trình và gợi ý hướng ứng dụng, ai cũng khen hay nhưng rồi ai cũng lo lắng, khi triển khai ra thì ai làm bây giờ? Vì làm cái này cực và mất nhiều thời gian, ai cũng có việc riêng của mình rồi. Có lẽ chính vì vậy, mà mọi người ngán, không lẽ mình cũng ngán? Thôi thì mình cũng thử dấn thân xem sao?
Nhìn lại sau hơn mười năm nghiên cứu về chủ đề này, nhất là kết quả nghiên cứu của đề tài mới xong đã chỉ ra một bức tranh cơ cực của những người lao động nhập cư. Những người công nhân tuổi đời còn rất trẻ với biết bao hoài bão, không ít bạn xác định công việc công nhân sẽ là phương cách kiếm ít vốn để đi tiếp ước mơ bản thân. Nhưng rồi vòng xoáy mưu sinh đã kéo họ vào một vòng tròn ma lực, dường như bước vào mê cung. Bởi lúc này đây sức lao động đã trở thành món hàng thực sự theo nghĩa đen. Có bạn tâm sự: “Giờ nó (công ty) mua luôn ngày nghỉ của em rồi”. Họ không có thời gian, không có thông tin, tất cả chỉ là mối quan hệ thân thiết, chính vì vậy những rủi ro luôn rình rập trong cuộc đời họ. Họ bị giới chủ ép cho nghỉ việc sai luật, chẳng biết kêu ai, cậy nhờ ai, như chuyện của một cô công nhân một mình mồ hôi nhễ nhại trên chiếc xe đạp cũ chạy đến liên đoàn lao động quận để nhờ tư vấn, nhưng kém may mắn thay tới nơi thì hết giờ làm việc.
Đó cũng là động lực để mình làm công việc này. Ican là dự án xây dựng mô phỏng đời sống xã hội, hình thành hệ sinh thái học thuật. Giúp giới đại học thiết kế nghiên cứu từ chính cộng đồng, trên cơ sở cung cấp thông tin cộng đồng.
Theo Ngân Hà thực hiện (Thế Giới Tiếp Thị)
Ngày Nhà giáo, món quà vì ai?
Cả tuần lễ nay, điện thoại của tôi "tin tin" liên tục vì tin nhắn của các ban đại diện phụ huynh. Đứa con nhỏ nhất đầu cấp 1 toàn tin nhắn chuẩn bị cho con tập văn nghệ, nhảy múa, làm bánh, vẽ hoa cho thiệp mừng thầy cô. Còn hai đứa đầu cấp 2 và cấp 3 toàn tin nhắn quyên tiền để bỏ phong bì và mua quà mừng thầy cô.
Phải nói là ban đại diện phụ huynh thật chu đáo với đủ kiểu: đặt kỷ niệm chương, đặt hoa khô và nến, chuẩn bị voucher hay tiền mặt, v.v. Khi tôi nói đến việc sao không ai nhắc đến chuyện làm thế nào để giáo dục con của mình tôn trọng và tặng quà thầy cô từ tấm lòng, mọi người lại tiếp tục nhắc đến chuyện thu tiền và lờ đi... Cũng có người nhắc hay là hôm đó tổ chức ở lớp rồi phụ huynh tặng quà thầy cô trước mặt các học sinh để... giáo dục.
Tôi không trả lời con câu hỏi đó, chỉ kể câu chuyện ngày xưa đã từng đem hoa héo đến tặng, nhưng cô vẫn vui mà còn cho ăn bánh kẹo no nê. Câu chuyện về ngày Nhà giáo của gia đình tôi là thế.
Tôi về hỏi con mình: "Các con đã chuẩn bị quà gì cho thầy cô chưa? Con trai học đầu cấp 3 trả lời: "Con nói thật, nếu thăm hỏi và tặng quà hay thiệp chúc mừng thầy cô, con muốn đến thăm các thầy cô cũ của mình hơn vì các thầy cô mới học, con mới tiếp xúc, làm sao có tình cảm để tỏ lòng chân thật của mình. Nếu có tình cảm thì con có tình cảm với các thầy cô cũ nhiều hơn. Vì thế con muốn xin tiền mẹ mua hoa và thiệp cho con đi thăm thầy cô cũ. Còn trên lớp mới sao cũng được". Con gái học đầu cấp 2 trả lời rằng: "Con xin tiền mẹ mua thiệp và nghĩ đến một "kế hoạch" là sẽ tổ chức cho thầy cô nhiều chuyện... bất ngờ. Con không quan tâm đến chuyện cha mẹ tặng quà thầy cô đâu, mà sao cha mẹ lại tặng quà cho thầy cô?".
Tôi không trả lời con câu hỏi đó, chỉ kể câu chuyện ngày xưa đã từng đem hoa héo đến tặng, nhưng cô vẫn vui mà còn cho ăn bánh kẹo no nê. Câu chuyện về ngày Nhà giáo của gia đình tôi là thế.
Quay trở lại với việc chúng ta tri ân thầy cô như thế nào trong ngày này? Ai cũng cho rằng "tuỳ thời" mà ứng biến. Nhưng thời nào thì cũng có những chuẩn mực và giá trị chung của nhân loại đã được phân định và bất biến. Á Đông có câu nói nổi tiếng về người thầy "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" - một chữ cũng là thầy và nửa chữ cũng là thầy. Mối nhân duyên của những bài học làm thay đổi cuộc đời ta đáng để cho chúng ta phải tri ân. Những bài học đó từ đâu? Từ dân gian, cách sống và dạy dỗ của cha mẹ, từ những kiến thức trao truyền của thầy cô, từ bạn bè, từ trải nghiệm của bản thân... phần nào nó chạm đến trái tim và lương tri của ta, phần đó là bài học chúng ta được nhận từ những người thầy thật sự.
Với tôi, ngày nhà giáo Việt Nam, hãy là ngày hội của những trái tim nồng ấm trách nhiệm hơn là ngày cho - nhận của cải.
Theo Thái Thảo (Thế Giới Tiếp Thị)
Những món quà được thầy cô chờ đợi... Tôi nhận ra rằng món quà ý nghĩa nhất với họ chính là sự kính trọng, yêu mến từ học trò. Cách đây vài tuần, khoa của tôi (tôi đang công tác ở một trường đại học sư phạm) có mời các giáo viên phổ thông đến chia sẻ kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm cho các sinh viên sư phạm năm...