Khỉ đuôi dài v.ị thàn.h niê.n đánh chiến cực “gắt” giữa đường
Cả hai con khỉ đuôi dài v.ị thàn.h niê.n đều nỗ lực phô diễn kỹ thuật chiến đấu của mình. Chúng nhào lộn né đòn, dùng móng vuốt, thậm chí dùng cả răng để tấ.n côn.g đối thủ, muốn ghìm chặt đối thủ xuống đất.
Mới đây, tại Công viên Quốc gia Serengeti ở Tanzania, nhiếp ảnh gia động vật hoang dã ghi được những hình ảnh ấn tượng, kịch tính, hai con khỉ đuôi dài v.ị thàn.h niê.n kịch chiến với nhau.
Theo thông tin đăng tải, hai con khỉ đuôi dài này khoảng một tuổ.i, chúng vô cùng hiếu động, hiếu thắng.
Bất chấp sự có mặt của con người, hai con khỉ v.ị thàn.h niê.n không màng đến xung quanh, chúng chỉ chăm chú nhìn về đối thủ và cố gắng thể hiện sức mạnh.
Qua hình ảnh có thể thấy được, cả hai con khỉ đều nỗ lực phô diễn kỹ thuật chiến đấu của mình.
Chúng nhào lộn né đòn, dùng móng vuốt, thậm chí dùng cả răng để tấ.n côn.g đối thủ, muốn ghìm chặt đối thủ xuống đất.
Video đang HOT
Vì ngang sức ngang tài, cuối cùng hai con khỉ bất phân thắng bại. Chúng kịch chiến đến khi mệt rồi dừng lại.
Theo tìm hiểu, khỉ đuôi dài có tên khoa học là Macaca fascicularis, còn gọi là khỉ ăn cua, là một loài khỉ bản địa Đông Nam Á.
Chúng sống gần con người từ lâu và tùy hoàn cảnh có thể được coi là thú hại mùa màng, thú thiêng trong đền chùa và gần đây hơn là một vật thí nghiệm y khoa.
Kiều Dụ
Theo kienthuc.net.vn/Sina
Kiến lửa "xâm lăng" Tokyo, Nhật có thể tốn hàng tỉ USD
Nhiều đàn kiến lửa Nam Mỹ đang xuất hiện ở cảng Tokyo và Nhật cho rằng chúng đến từ các container nhập hàng từ Trung Quốc, Hồng Kông và các cảng ở Đông Nam Á.
Các chuyên gia cảnh báo cần ngăn chặn gấp rút một khi loài gây hại này đã xâm nhập biên giới Nhật Bản. Chi phí để đối phó dự kiến ngang bằng với mức 6,42 tỉ USD mà Mỹ đã phải chi mỗi năm để tiê.u diệ.t loài côn trùng này.
Kiến lửa lần đầu tiên được tìm thấy tại các cảng ở các TP Nagoya, Osaka và Kobe hai năm trước.
Một vết cắn của kiến có thể gây dị ứng, sốc phản vệ, thậm chí gây t.ử von.g cho con người và tạo ổ gây hại tới cấu trúc xây dựng của các cơ sở hạ tầng.
Một con kiến chúa có thể đẻ 1.600 trứng chỉ trong 1 ngày.
Kiến lửa đỏ chúa có thể đẻ 1600 trứng 1 ngày. Ảnh: Bộ Nông nghiệp, Ngư nghiệp và Bảo tồn Hồng Kông
Bất chấp những nỗ lực tiê.u diệ.t, các quan chức của Bộ Môi trường và chính quyền thành phố xác nhận đã tìm thấy hơn 50 ổ kiến tại cảng Tokyo. Trên truyền thông xuất hiện nhiều thông tin cho rằng loài kiến này có thể có đã lan sang các vùng khác của đất nước Nhật.
"Một khi loài kiến này có ở đây, cực kỳ khó để ngăn chúng lan rộng" - GS Kevin Short, một nhà tự nhiên học tại ĐH Khoa học Thông tin Tokyo, cho biết.
"Hầu như điều duy nhất có thể làm bây giờ là các biện pháp giáo dục kêu gọi công chúng thông báo ngay khi thấy kiến lửa đỏ và phải tìm cách xóa sổ chúng nhanh chóng" - GS Short nói.
Nhưng ông cũng cảnh báo những việc làm trên có thể không đủ để ngăn chặn sự sinh sôi của loài kiến này.
Loài kiến này được tìm thấy ở Cảng Tokyo. Ảnh: Wikimapia
Ở vùng đất tự nhiên truyền thống của loài kiến, chúng là một phần của hệ sinh thái và chuỗi thức ăn. Do đó, có sự hạn chế tự nhiên về số lượng và sự tăng trưởng của chúng.
Tuy nhiên, một khi được chuyển đến một vùng đất khác, chúng có thể thoát được "vòng kiềm tỏa" m nêu trên.
Vào những năm 1930, Mỹ phát hiện thiệt hại khổng lồ mà kiến lửa đỏ gây ra sau khi xâm nhập vào nước này, chúng xâm lấn vào cấu trúc xây dựng và tàn phá các tòa nhà. Chưa kể, tổ của chúng dưới lòng đất còn phá hoại mùa màng.
Tương tự, Úc cũng phải chi hơn 275 triệu USD mỗi năm để ngăn chặn loài côn trùng này lây lan.
Nông dân đang diệt kiến lửa đỏ bằng hóa chất. Ảnh: SCMP
Một trong những chiến dịch hiệu quả nhất để chống lại loài này diễn ra ở New Zealand, nơi kiến lửa được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2006. Các nhà chức trách đã nhanh chóng giảm việc vận chuyển đất và cây trồng trong bán kính 2 km sau khi phát hiện chúng và nhiều hạn chế khác.
Tờ báo Asahi kêu gọi chính phủ Nhật Bản hãy hành động mạnh mẽ tương tự.
Gia Minh
Theo nld.com.vn/SCMP
Bác sĩ đặc biệt trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS Danh sách các thành tích của Đại tá Drew Morgan phải nói là rất dài: tốt nghiệp West Point và là thành viên của một nhóm nhảy dù nổi tiếng của ngôi trường này Bác sĩ ER; bác sĩ phẫu thuật tiểu đoàn cho tiểu đoàn 1; Nhóm các lực lượng đặc biệt số 3 (Không vận); từng chiến đấu ở Iraq, Afghanistan...