Khi đôi môi rạn nứt
Một khi môi đã bị nứt, cách tốt nhất để “đương đầu” là dùng dầu ô-liu (olive) thoa lên.
Môi được xem là một trong những bộ phận rất quan trọng của cơ thể. Các nhà thơ, nhạc sĩ cũng đã làm nên hàng ngàn tuyệt tác nói về vẻ đẹp của đôi môi vốn làm cho họ từng “chết lên, chết xuống”.
Ai cũng muốn mình có một đôi môi thật gợi cảm và quyến rũ nhưng đôi khi cũng “lực bất tòng… môi”. Thỉnh thoảng môi bị nứt nẻ khiến “thân chủ” phải chịu nhiều đau đớn và bối rối.
Môi nứt là một tình trạng bệnh mà 2 môi trở nên khô. Hiện tượng này xảy ra khi lớp da ở môi mất khả năng giữ ẩm. Không như những phần khác của da, môi thiếu tuyến dầu sản xuất ra melanin, vì thế rất dễ bị nứt khi tiếp xúc với ánh nắng quá gắt hoặc gió lạnh… Khi ấy, môi càng bị mất khả năng giữ độ ẩm khiến nó càng trở nên khô, nứt và gây đau.
Ngoài ra, môi nứt nẻ còn do nhiều nguyên nhân khác như thói quen liếm môi, dị ứng với những hóa chất có trong son môi hoặc những loại mỹ phẩm xoa môi, cơ thể bị mất nước, khói thuốc… Chế độ dinh dưỡng không thích hợp, chẳng hạn bữa ăn thiếu các loại axít béo, thiếu các vitamin nhóm B cũng rất dễ khiến môi bị nứt nẻ.
Video đang HOT
Chế độ dinh dưỡng không thích hợp, chẳng hạn bữa ăn thiếu các loại axít béo, thiếu các vitamin nhóm B cũng rất dễ khiến môi bị nứt nẻ. (Ảnh minh họa)
Một nguyên nhân khác gây nứt môi mà ít ai để ý là do trong khi ngủ, bạn thở bằng miệng thay vì bằng mũi. Không khí liên tục thổi qua đôi môi sẽ khiến nó mất nước, làm môi bị khô nứt. Nguyên nhân khiến bạn thở qua miệng có thể do bị nghẹt mũi hay kê gối ngủ ở vị trí không thích hợp…
Để cải thiện hoặc ngăn ngừa tình trạng môi bị nứt, bạn nên bỏ thói quen liếm môi. Khi môi khô nứt, người ta thường có phản xạ liếm môi nhằm giúp nó ẩm ướt, bớt đau và giảm kích ứng nhưng trớ trêu thay, do nước miếng bay hơi rất nhanh nên môi càng bị khô và mất đi độ ẩm.
Một lưu ý nữa là bạn không nên tiếp xúc với ánh nắng quá mức, cố gắng giữ cho không khí trong nhà có được độ ẩm cần thiết. Nếu cần, nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà, tránh dùng những loại son môi không có nguồn gốc rõ ràng, nhất là loại có nhiều hương vị quyến rũ. Khi ra đường vào những ngày oi bức, bạn nên dùng son dưỡng môi có công dụng chống nắng.
Cũng đừng quên chế độ dinh dưỡng hằng ngày, chú trọng những bữa ăn giàu axít béo như cá, các loại hạt, trái bơ, các loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B và chất sắt…
Điều quan trọng bạn cần luôn lưu ý là không được tùy tiện sử dụng dược phẩm mà không có sự chỉ dẫn của thầy thuốc vì có một số loại dược phẩm sẽ làm cho da khô nứt.
Một khi môi đã bị nứt, cách tốt nhất để “đương đầu” là dùng dầu ô-liu (olive) thoa lên.
Theo VNE
Rạn nứt thân đập hồ chứa nước nghìn tỷ đồng
Người dân ở huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) đang rất lo lắng trước việc công trình hồ chứa nước Nước Trong - công trình thủy lợi lớn nhất tỉnh, dù chưa hoàn thành nhưng thân đập chính đã bị rạn nứt.
Hồ Nước Trong đang tích nước 100 triệu m3/290 triệu m3 thiết kế. Anh Lê Văn Ti (thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà), có nhà nằm phía hạ lưu của đập này, lo lắng:"Công trình làm chưa xong nhưng đã bị nứt rồi. Không biết mai mốt hoàn thành và đưa vào sử dụng, liệu hồ nước mấy trăm triệu m3 này có đảm bảo?".
Chị Nguyễn Thị Xinh (thị trấn Di Lăng) cho biết: "Chúng tôi thấy ngoài một số vết rạn nứt ở mặt trước thân đập đã được đơn vị thi công trát lại bằng xi măng thì tại mặt trên thân bờ tràn của đập chính ở phía gần hạ lưu cũng có nhiều vết nứt ngang, có điểm kéo dài trên 20m".
Một trong số những điểm khoan để kiểm tra độ sâu của vết nứt.
Dự án hồ chứa nước Nước Trong do Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Thuỷ lợi 6 (BQL ĐT&XDTL 6, thuộc Bộ NNPTNT) làm chủ đầu tư. Công trình được khởi công xây dựng tại huyện Sơn Hà vào cuối năm 2005, có tổng diện tích lưu vực trên 460km2 và diện tích mặt hồ gần 12km2; tổng dung tích chứa gần 290 triệu m3, với tổng vốn đầu tư 2.292 tỷ đồng.
Tại buổi làm việc với Báo NTNN vào chiều 6.11, ông Huỳnh Văn Triêm - Phó Giám đốc BQL ĐT&XDTL 6, cho biết: Gọi là nứt, nhưng thật ra chỉ là vết rạn theo chiều ngang rất nhỏ mà thôi. Vết rạn này được phát hiện vào gần giữa tháng 8 vừa qua, ở tại phần trước của bờ tràn nằm giữa đập chính. Qua khoan kiểm tra thì chiều sâu của vết rạn khoảng 8m. Và theo giải thích của ông Triêm, thì nguyên nhân là do trong quá trình đổ bê tông, giữa khối vừa mới đổ và khối cũ chưa thật kết dính.
Ông Triêm khẳng định: "Sự việc hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát, không có chuyện nứt thân đập chính của hồ chứa và tính an toàn của hạng mục này vẫn đảm bảo, chứ không nghiêm trọng như người dân lo nghĩ".
Theo Dân Việt
Xà lan đâm vào cầu, tài công nguy kịch, cầu rạn nứt Chiếc xà lan đang lưu thông qua cầu Bà Sáu đã bị vướng phần ca bin vào gầm. Tài công ngồi điều khiển bên trong bị thương nặng sau cú va chạm mạnh, cầu Bà Sáu cũng bị phong toả vì kết cấu cầu bị rạn nứt. Cầu Bà Sáu bị xà lan đâm vào sáng 25/10 Sự cố xảy ra vào sáng...