Khi doanh nghiệp ngó lơ sàn niêm yết
Dù đã có những biện pháp mạnh, cũng như hành lang pháp lý để yêu cầu doanh nghiệp cổ phần hóa lên sàn nhưng theo Bộ Tài chính, trong thời gian qua vẫn còn tới gần 700 doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán. Vấn đề này đang được coi là nguy cơ và sẽ tạo ra những hệ lụy trong quản lý, đầu tư.
Nhiều doanh nghiệp không chịu lên sàn
Theo Bộ Tài chính, tính đến thời điểm này có tới 667 doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nằm trong danh sách này có một điều rất “đặc biệt” khi các doanh nghiệp nằm trong danh sách trên chủ yếu lại là các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty “cộm cán” như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng công ty Thép Việt Nam.
Riêng Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam hiện có 5 công ty là Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Petrolimex Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Vận tải và dịch vụ Petrolimex Thừa Thiên Huế, Ngân hàng thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex, Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex và Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Petrolimex. Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng có tới 2 công ty chưa niêm yết là Công ty Cổ phần Xây lắp điện lực viễn thông và Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện lực Hà Nội.
Một số đơn vị khác có doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng được Bộ Tài chính nhắc tới là Tổng Công ty Thép Việt Nam, trong đó có các đơn vị thành viên như Công ty Cổ phần Thép tấm miền Nam, Công ty Cổ phần Tôn mạ VNSteel Thăng Long, Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê…
Video đang HOT
Còn nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Theo Thông tư 115/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa (CPH) của các DN 100% vốn Nhà nước, bắt đầu có hiệu lực vào đầu tháng 11/2016. Theo quy định này, chỉ sau 20 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thanh toán tiền mua cổ phần qua đấu giá, nhà đầu tư mua cổ phần qua đấu giá đã có thể giao dịch cổ phần trên thị trường UPCoM.
Cũng theo quy định, Sở giao dịch chứng khoán, nơi tổ chức đấu giá gửi Trung tâm Lưu ký (VSD), Sàn GDCK Hà Nội (HNX) ra văn bản thông báo giá thanh toán bình quân kèm danh sách người sở hữu cổ phần trúng đấu giá đã được thanh toán. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thanh toán tiền mua cổ phần trúng đấu giá, DN CPH phải có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và công bố thông tin về kết quả bán cổ phần kèm theo xác nhận của ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản về số tiền thu được từ đợt đấu giá.
Cần có biện pháp xử lý mạnh tay
Theo thống kê, trong vòng 10 năm qua, đã có hàng nghìn DNNN được cổ phần hóa, nhưng đến giờ, chưa có thống kê cụ thể về số lượng DN đã niêm yết. Thực tế cũng chỉ ra nhiều công ty đã trở thành công ty đại chúng với quy mô vốn 300 – 500 tỷ đồng nhưng vẫn không lên sàn và chưa bị cơ quan chức năng nào xử lý. Vấn đề này đã tạo ra hệ lụy và khiến nhiều nhà đầu tư ngậm quả đắng vì trót ôm cổ phần đấu giá của DN mà mãi không niêm yết, khó chuyển nhượng, giá bèo bọt… Bộ Tài chính đã từng đưa ra hướng giám sát, xử lý các trường hợp DN đủ điều kiện niêm yết như 3 năm liên tiếp không bị lỗ, có kế hoạch kinh doanh khả thi trong 5 năm sau CPH, hoạt động ổn định cũng như cả các DN đã lên sàn Upcom hơn 2 năm mà không chuyển lên sàn HNX, HSX.
Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết, một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chưa lên sàn vì lý do một số công ty có vốn điều lệ không đảm bảo, chưa đủ điều kiện trở thành công ty đại chúng. Bộ Tài chính cũng đã thể hiện quan điểm và cho rằng việc chậm lên sàn sẽ làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường. Hơn nữa, việc chậm lên sàn còn dẫn đến sự chậm đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa theo thông lệ và chuẩn mực của các DN trên thị trường chứng khoán, cũng như hạn chế hoạt động giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các DN này.
Giới chuyên gia nhìn nhận, doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán có nhiều lý do trong đó không loại trừ tình trạng cố tình tạo ra sự thiếu minh bạch để dễ dàng tham nhũng, chiếm đoạt tài sản của nhà nước và của cổ đông. Đã có nhiều nhóm lợi ích với ý đồ tham nhũng, bưng bít thông tin và tìm cách kiểm soát doanh nghiệp cổ phần hóa, biến tài sản cổ đông và nhà nước thành tài sản của nhóm cá nhân. Và thực tế đã cho thấy những nhóm lợi ích này trở thành chủ nhân của doanh nghiệp mặc dù họ không có nhiều vốn cổ phần. Vì vậy, ngoài việc nêu đích danh tên các doanh nghiệp không chịu lên sàn thì tới đây các cơ quan ban ngành liên quan cần có biện pháp xử lý mạnh đối với tình trạng này.
Phương Linh
Theo Congluan.vn
Tháng 10, thị trường chứng khoán giảm sâu đâu là nguyên nhân?
Quý 3 năm 2018, thị trường chứng khoán tăng điểm ổn định. Nhưng bước vào tháng 10, thị trường chứng khoán Việt Nam đã liên tục để mất điểm.
Sụt giảm cả điểm số và thanh khoản
Sau giai đoạn tăng điểm ổn định từ giữa tháng 7 đến hết quý 3, thị trường chứng khoán bắt đầu xu hướng điều chỉnh sâu từ đầu tháng 10. Đóng cửa phiên cuối tháng 10, VN Index giảm 11,19%, rơi về ngưỡng 914,76 điểm. Đáng chú ý, phiên 11/10 là phiên giảm điểm mạnh nhât của chỉ số kể từ đầu năm 2018, với mức điều chỉnh mất 4,84%.
Phân tích của chuyên gia Công ty Cổ phần đầu tư Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết: Nguyên nhân khiến cho chỉ số VN-Index sụt giảm là những tác động từ thị trường thế giới, xuất phát chủ yếu từ Mỹ và Trung Quốc. Kỳ vọng lạm phát khiến lợi tức trái phiếu Mỹ tăng và kéo chỉ số S&P 500 giảm 7,26% trong tháng 10. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng khiến chỉ số chứng khoán Shanghai Composite của Trung Quốc mất 6,6%.
Diễn biến thị trường chứng khoán từ đầu năm 2018.
Thanh khoản của thị trường cơ sở duy trì ở mức thấp khi diễn biến của các chỉ số không thuận lợi. Giá trị giao dịch bình quân trên sàn HOSE đạt 5.300 tỷ đồng. Nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận đột biến tại MSN và VIC (phiên 2/10 và 5/10) thì thanh khoản bình quân chỉ đạt 4.500 tỷ đồng, giảm 3.5% so với tháng trước. Trên cả 2 sàn niêm yết HOSE và HNX, tổng giá trị giao dịch đạt mức 5.200 tỷ đồng mỗi phiên, giảm hơn 4,2%.
Ngược lại, thị trường phái sinh quý 3 lại thu hút tốt dòng tiền. Khối lượng giao dịch bình quân trong tháng 10 đạt 110,938 hợp đồng/phiên, tăng tới 35,3% so với tháng trước và tăng 14% so với trung bình quý 3. Giá trị giao dịch cũng tăng tương ứng 29,6% và 12,3% lên ngưỡng 10.200 tỷ đồng/phiên. Như vậy, trong tháng 10, thanh khoản của thị trường phái sinh cao gần gấp đôi so với thị trường cơ sở.
Những phiên cuối tháng 10, khi VN-Index hồi phục trở lại, thanh khoản trên thị trường phái sinh cũng sụt giảm. Giá trị giao dịch hợp đồng tương lai giảm từ 14 đến 16 nghìn tỷ đồng/phiên về mức 10 nghìn tỷ đồng vào ngày 31/10.
Cổ phiếu mất giá vô lý?
Kết thúc quý 2, các DN niêm yết công bố lợi nhuận sau thuế tăng cao đã tạo động lực cho nhà đầu tư bắt đáy cổ phiếu. Giá cổ phiếu của nhiều công ty trong nhóm VN30 đi lên cùng với mức tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế của DN trong quý 3.
Tuy nhiên bước sang tháng đầu quý 4, nhiều doanh nghiệp trong nhóm VN30 vẫn công bố kết quả kinh doanh tích cực nhưng giá cổ phiếu lại quay đầu giảm.
Rõ nét nhất là, Công ty cổ phần Hàng không VietJet có mã VJC, Công ty mẹ của Tập đoàn Vingroup (VIC), Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS), Ngân hàng thương mại CP Quân đội (MBB), Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) đều thông báo lợi nhuận sau thuế tăng từ 40% trở lên. Tuy nhiên, các mã cổ phiếu VJC, VIC, GAS, MBB, PNJ niêm yết trên sàn vẫn giảm sâu từ 5% đến 14%.
Nhóm cổ phiếu VN30 bị giảm lợi nhuận, thì việc giảm giá trong tháng 10 là điều không tránh khỏi. Trong đó, lợi nhuận trước thuế quý 3 của một số đơn vị như: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
(VPB) giảm hơn 26% lợi nhuận sau thuế. Tập đoàn Masan (MSN) cũng giảm 3,2% lợi nhuận sau thuế và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
(PLX) mất 0,4% lợi nhuận sau thuế so với quý trước. Tuy nhiên, các mã chứng khoán niêm yết trên sàn là VPB, MSN, PLX đã giảm mạnh giá lần lượt là 21,2%, 10% và 3,63% trong tháng 10 so với tháng trước.
Theo phân tích của SSI, đến hết ngày 2/11, có 617/748 doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý 3 với tăng trưởng lợi nhuận sau thuế đạt gần 24%, giảm 27% so với quý 2 và giảm 32% so với quý 1.
Như vậy, cùng với xu hướng giảm của thị trường chứng khoán quốc tế do chiến tranh thương mại thì thị trường trong nước cũng có những yếu tố nội tại của doanh nghiệp. Khi thị trường xuống dốc đã kéo cả những cổ phiếu của DN công bố lợi nhuận tích cực.
Thị trường chứng khoán mất điểm, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 2.630 tỷ đồng trên sàn HOSE trong tháng 10. Trên sàn HNX nhà đầu tư ngoại cũng bán ròng 30 tỷ đồng. Tháng 9 trước đó nhà đầu tư ngoại đã mua ròng. Tháng 10, mã MSN có giao dịch thoả thuận đột biến với giá trị trên 11.380 tỷ đồng.
Bích Hời
Theo kinhtedothi.vn
Nợ xấu nhiều ngân hàng tăng mạnh, liệu có đáng lo? Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang trong đợt cao điểm công bố báo cáo tài chính quý 3/2018. Điểm chung của các ngân hàng là lợi nhuận tăng trưởng khá ấn tượng. Tuy nhiên, con số nợ xấu, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn cũng tăng vọt. MBBank: Nợ xấu tăng gần gấp rưỡi Theo Báo cáo tài...