Khi dịch bệnh được giải quyết, kinh tế Việt Nam sẵn sàng bùng nổ

Theo dõi VGT trên

Việt Nam có thể vượt qua đại dịch với mức độ thiệt hại ít hơn các nước khác. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 dự kiến giảm xuống, song Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương, và có lẽ trên thế giới, vẫn đảm bảo được tốc độ tăng trưởng tích cực.

Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng thấp nhất

Theo kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc VinaCapital vừa được công bố, tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế Việt Nam là nặng nề, nhưng ít hơn các nước khác.

Khi dịch bệnh được giải quyết, kinh tế Việt Nam sẵn sàng bùng nổ - Hình 1
Ảnh minh họa

Trong báo cáo mới nhất, IMF dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm 2020, trái ngược với kỳ vọng tăng trưởng 3,3% mà tổ chức này đưa ra hồi tháng 1. Tăng trưởng GDP Mỹ có thể giảm (-5%) trong năm nay, thay vì tăng trưởng 2% như dự báo trước đó. GDP Thái Lan cũng giảm khoảng -5%, thay vì tăng 3%.

VinaCapital đ.ánh giá, nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua “cơn bão” suy thoái kinh tế toàn cầu. Tác động của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế Việt Nam ít hơn nhiều so với Thái Lan và những quốc gia khác có chiến lược ngăn chặn dịch chậm hơn. Việt Nam đã làm nên điều khác biệt và được thế giới đ.ánh giá cao vì là một trong những quốc gia đầu tiên đã “làm phẳng đường cong” biểu đồ dịch Covid-19, với tổng số ca nhiễm tăng rất chậm, gần như “bằng phẳng” theo thời gian.

Trước đó, Fitch dự báo GDP Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 3,3%. Còn Ngân hàng Phát triển châu Á ( ADB) cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ giảm tốc, tăng trưởng GDP chỉ còn 4,8%. Trong khi, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 là 4,9% nhờ Việt Nam hành động kiên quyết, phản ứng chính sách tốt với khủng hoảng.

Theo một nghiên cứu được xuất bản bởi nhà kinh tế học Robert Barro của Đại học Harvard vào tháng trước, nhiều quốc gia có thể phải chịu mức giảm tăng trưởng GDP tới 6% hoặc cao hơn trong năm nay, trong khi hầu hết các nhà kinh tế dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng 3,5-4% trong năm 2020 và thậm chí có thể cao hơn nữa, tùy thuộc vào hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ.

Còn McKinsey dự báo, theo một kịch bản có xác suất xảy ra cao nhất 60-70%, khi đại dịch được kiểm soát trong khoảng quý III/2020, tăng trưởng kinh tế toàn cầu phục hồi chậm theo hình chữ U nhưng kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh Sự phục hồi ít nhất từ đầu quý III/2020, với tốc độ giữa hình chữ U và chữ V. Trong kịch bản này, cơ quan chức năng vẫn cần nhanh chóng tung ra các gói cứu trợ và Chính phủ vẫn cần tăng cường chi tiêu công để kích cầu và hỗ trợ sản xuất.

Khống chế dịch, thuận lợi mở cửa kinh tế

“Lý do khiến kinh tế của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng ít hơn – chỉ giảm 3,5% tăng trưởng GDP, so với mức giảm 6 – 7% của nhiều quốc gia khác – là do các biện pháp y tế cộng đồng của Việt Nam rất hiệu quả mà không cần thiết phải đóng cửa hoàn toàn nền kinh tế”, VinaCapital nhận định.

Tuần này, nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu có kế hoạch để mở cửa trở lại sau các biện pháp phong tỏa nhằm đối phó dịch Covid-19, với hi vọng qua được giai đoạn tồi tệ nhất của làn sóng dịch đầu tiên. Mặc dù vậy, Ủy ban châu Âu (EC) khuyên các nước thành viên hành động từng bước một, nới lỏng các hạn chế theo giai đoạn, và duy trì một khoảng thời gian giữa mỗi hành động để đ.ánh giá tác động.

Còn với Việt Nam, nhiều tổ chức và chuyên gia kinh tế đ.ánh giá, việc mở cửa lại kinh tế của Việt Nam nhiều khả năng sẽ diễn ra khá suôn sẻ. “Việt Nam nhờ sự kết hợp của hành động quyết đoán, xét nghiệm sâu rộng, kiểm dịch triệt để và đoàn kết xã hội đã tránh được những thiệt hại lớn hơn và kiểm soát số ca mắc Covid-19 ở mức vài trăm, không có ca nào t.ử v.ong”- hãng truyền thông Deutsche Presse-Agentur (DPA) của Đức đ.ánh giá.

Tính đến hôm nay 21/4, đã là ngày thứ 5 Việt Nam không có thêm ca nhiễm bệnh. Tại cuộc họp chiều 20/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết luận tình hình có nhiều tiến triển tốt, cần phải nới lỏng một bước nhưng vẫn ưu tiên các giải pháp phòng chống dịch. Thủ tướng yêu cầu phải kiểm soát đúng mức, tránh tư tưởng chủ quan, coi thường để dịch bệnh quay lại.

Thủ tướng lưu ý tinh thần tự quản tại các địa phương, vận động người dân đeo khẩu trang nơi công cộng, không tập trung đông người, không đi lại khi không cần thiết và hạn chế một số ngành, công việc không được khuyến khích hoạt động trong thời điểm này như lễ hội, sự kiện thể thao đông người, hoạt động massage, karaoke, vũ trường, trang điểm, sở thú… “Tiến đến một tình hình bình thường sắp tới nhưng mà bình thường trong điều kiện mới”, Thủ tướng định hướng và nhắc lại rằng cần tránh tư tưởng chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch bệnh.

Đón lõng phục hồi: Mô hình kinh tế chữ V với Việt Nam

Dựa trên phân tích lịch sử, diễn biến dịch bệnh và khả năng ứng phó, với các biện pháp kích thích và cải cách trong năm 2020, nhiều chuyên gia cho rằng, xác suất xảy ra cao nhất cho kinh tế Việt Nam là “ mô hình chữ V”. Bởi xác suất dịch bệnh kết thúc trong mùa hè là tương đối cao và Chính phủ đang cho thấy quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng với các giải pháp hợp lý.

“Chính qua đợt dịch này mới thể hiện rõ, đâu là thế mạnh của Việt Nam”, TS Lê Xuân Nghĩa chia sẻ và dự đoán, sẽ có một sự bùng nổ về nhu cầu tiêu dùng sau dịch bệnh. Từ du lịch, ẩm thực, mua sắm kể cả dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe… Vấn đề làm thế nào để chúng ta đón lõng được điều đó?

“Khi chúng ta kiểm soát được dịch bệnh sẽ giữ được uy tín của quốc gia. Du lịch nước ngoài vẫn sẽ đến. Hàng hóa xuất khẩu không bị ghê sợ vì họ biết chúng ta đã kiểm soát được dịch bệnh”- ông Nghĩa nói.

Bằng chứng là chúng ta vẫn xuất khẩu tốt trong bối cảnh dịch dã. Phần lớn các sản phẩm tiêu dùng sản xuất ở Việt Nam là hàng hóa thứ cấp được xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu và được bán cho người tiêu dùng trong các chuỗi siêu thị giá rẻ như Walmart ở Mỹ và Carrefour ở châu Âu.

Video đang HOT

Nhu cầu về các sản phẩm tiêu dùng thứ cấp được bán trong các cửa hàng giảm giá (chẳng hạn như thiết bị thể thao/thảm yoga, đồ chơi thú cưng, đồ làm vườn, dụng cụ nhà bếp thứ cấp, v.v.) thường vẫn ổn định trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Theo đ.ánh giá của Tổng cục Du lịch, chắc chắn sau thời kỳ suy giảm trầm trọng về khách du lịch do dịch bệnh, sẽ có một giai đoạn trì trệ và hoạt động cầm chừng. Nhưng sau đó sẽ là giai đoạn bùng nổ khách du lịch quay trở lại Việt Nam. Chính vì thế, ngay từ lúc này, nhiều DN du lịch đã nhanh chóng sắp xếp lại bộ máy, định hướng lại thị trường và đặc biệt là đổi mới sản phẩm du lịch, đón đầu xu hướng bùng nổ trở lại của du lịch.

“Một tín hiệu đáng mừng là Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) đã quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có khả năng lây lan Covid-19 ra cộng đồng. Đây là t.iền đề quan trọng để Việt Nam tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp kích cầu, thu hút du khách đến với Việt Nam”, ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group cho hay.

Thời gian này, các DN cũng tận dụng để cải thiện bộ máy, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới chờ thị trường khởi sắc. Rất nhiều DN uyển chuyển đã chuyển đổi mô hình kinh doanh để phục vụ nhu cầu phát sinh mùa dịch. Một số khác tận dụng cơ hội này để xây dựng hình ảnh thương hiệu. PGS. TS Nguyễn Đức Thành cho rằng, điều hành chính sách và kinh tế Việt Nam đang được biểu hiện rõ trong tình hình dịch bệnh COVID-19 và cũng chứng minh cho tầm quan trọng của ứng dụng khoa học công nghệ trong điều hành và quản lý. Đây chính là thời cơ tốt để nhân rộng hơn nền tảng số, không gian số, chuyển đối số.

Nền kinh tế như chiếc lò xo đang bị dồn nén lâu ngày phải bật ra, Thủ tướng lưu ý, biến nguy thành cơ, sau dịch Covid-19 làm thế nào cho nền kinh tế tăng tốc, không chỉ bù đắp những tổn thất rất to lớn vừa qua mà còn quyết tâm về một Việt Nam thịnh vượng.

Trâm Anh

Kinh tế gia người Việt tại Mỹ: Việt Nam không nên kích cầu như các nước giàu!

"Các nước có nguồn lực kinh tế khác nhau tất yếu sẽ sử dụng các chính sách khác nhau, Việt Nam nên tận dụng các cơ hội và lợi thế của riêng mình". Ông Đặng Hoàng Hải Anh, Giáo sư thỉnh giảng ĐH Indiana, Mỹ nói với Trí Thức Trẻ.

Kinh tế gia người Việt tại Mỹ: Việt Nam không nên kích cầu như các nước giàu! - Hình 1

Ảnh: Tiến Tuấn

Kinh tế gia người Việt tại Mỹ: Việt Nam không nên kích cầu như các nước giàu! - Hình 2

-Có một điểm đáng chú ý trong diễn biến dịch Covid-19 ở Mỹ là số lượng lao động thất nghiệp tăng rất nhanh, hơn tất cả các đợt khủng hoảng đã từng xảy ra. Tại sao thị trường lao động của Mỹ lại dễ tổn thương đến vậy?

Số lượng người thất nghiệp ở Mỹ hiện nay đã lên khoảng 17 triệu người, và được đ.ánh giá là còn có thể vượt hơn cả thời điểm đại suy thoái của nước Mỹ những năm 1930.

Theo tôi có hai nguyên nhân tác động mạnh đến thị trường lao động Mỹ hiện nay. Thứ nhất, dịch Covid-19 đã đ.ánh trúng vào yếu điểm nội tại của nền kinh tế Mỹ, là một nền kinh tế tiêu dùng (consumer economy) dựa trên một thị trường lao động rất đặc thù.

Lệnh phong tỏa để phòng dịch đã đóng băng phần lớn các hoạt động kinh tế. Trong khi đó, thị trường lao động Mỹ lại có các hợp đồng lao động đa phần linh hoạt, ngắn hạn, và không bảo đảm công việc lâu dài như là các nền kinh tế mạnh trong khối G20. Có đến hơn một nửa số lao động làm công ăn lương chỉ được trả lương theo giờ. Nhưng thị trường lao động Mỹ có điểm mạnh là thuế thu nhập thấp hơn và nhiều điều kiện thuận lợi cho các công ty phát triển.

Kinh tế gia người Việt tại Mỹ: Việt Nam không nên kích cầu như các nước giàu! - Hình 3

Đồ hoạ: Hương Xuân

Thứ hai là cuộc chiến dầu mỏ nổ ra giữa các nước khối OPEC và Nga từ đầu tháng 3 đã khiến giá dầu toàn cầu giảm đáng kể. Nhu cầu tiêu thụ dầu lại xuống thấp - do Trung Quốc là nước nhập dầu nhiều nhất vừa phải đóng băng nền kinh tế vì dịch cúm, và du lịch hàng không toàn cầu giảm. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Mỹ, vì Mỹ là một nước sản xuất dầu hàng đầu nhờ các bước tiến trong công nghệ khai thác dầu đá phiến.

-Mỹ đã tính chi phí 250 tỷ USD cho thất nghiệp. Khoản này dựa trên những dữ liệu nào? Những diễn biến gần đây có nằm trong dự báo đó hay không?

Khoản chi phí này nhằm để trợ cấp thất nghiệp và giúp bình ổn thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Khoản chi này giúp kéo dài thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thêm 13 tuần, ngoài các khoản trợ cấp thất nghiệp của tiểu bang. Khoản chi này cũng sẽ trợ cấp thêm cho mỗi lao động thất nghiệp 600 USD/ tuần trong 4 tháng.

Kinh tế gia người Việt tại Mỹ: Việt Nam không nên kích cầu như các nước giàu! - Hình 4

-Mỹ cũng đã đưa ra nhiều gói chính sách để cứu nền kinh tế, theo ông, đâu là những điểm đáng chú ý trong những chính sách này?

Trong các biện pháp trợ cấp được Mỹ đưa ra gần đây, tôi thấy có mấy điểm đáng chú ý. Thứ nhất, trợ cấp thất nghiệp rộng rãi hơn trước, nhằm để ứng phó với tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh và lên mức cao kỷ lục.

Thứ hai, chính phủ Mỹ đã cấp một khoản t.iền mặt trực tiếp cho các hộ gia đình, là 1.200 USD/người lớn và 500 USD/trẻ em trong hộ gia đình có thu nhập thấp dưới 75.000 USD/năm.

Các biện pháp hỗ trợ người lao động và hộ gia đình nghèo như vậy được đ.ánh giá là các điểm mới so với các chính sách hỗ trợ trước đây. Ngoài ra, điều đương nhiên là các gói chính sách của Mỹ bao giờ cũng chú trọng bảo vệ và hỗ trợ các công ty tư nhân cả lớn và nhỏ, vốn là tác nhân chính tạo ra công ăn việc làm và thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển.

-Vậy có những chính sách nào của Mỹ có thể ảnh hưởng đến những thị trường khác, trong đó có Việt Nam? Hoặc dự kiến đưa ra trong thời gian tới và tác động đến Việt Nam?

Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, đóng vai trò dẫn đầu nền kinh tế toàn cầu nên nhìn chung các chính sách kinh tế Mỹ sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, Mỹ hiện nay cũng là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Trước mắt thì chính sách giảm lãi suất của Ngân hàng liên bang Mỹ (FED) sẽ tác động dây chuyền và làm giảm lãi suất toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Kinh tế gia người Việt tại Mỹ: Việt Nam không nên kích cầu như các nước giàu! - Hình 5

Về lâu dài, Mỹ cũng có thể sẽ điều chỉnh lại chuỗi cung ứng hàng hóa để đảm bảo sự độc lập, bớt phụ thuộc vào một nguồn cung chủ yếu từ nước ngoài (như là Trung Quốc) trong những trường hợp khủng hoảng như hiện nay.

Điều này có thể được làm theo hai cách. Một là chính phủ Mỹ sẽ yêu cầu các công ty Mỹ giảm bớt đầu tư và nhân công ở nước ngoài, để quay về thị trường nội địa. Hai là Mỹ sẽ đa dạng hóa các thị trường cung ứng ra các nước khác ngoài Trung Quốc. Nếu theo hướng thứ hai, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hợp tác kinh tế hơn với Mỹ.

Kinh tế gia người Việt tại Mỹ: Việt Nam không nên kích cầu như các nước giàu! - Hình 6

-Nhìn về Việt Nam, ông đ.ánh giá như thế nào về các chính sách đã được đưa ra trong thời gian gần đây để cứu trợ cho nền kinh tế?

Chính phủ gần đây đã đưa ra gói tín dụng 285.000 tỷ và gói trợ cấp gần 62.000 tỷ để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động. Tôi cho rằng đây là những chính sách đúng đắn và khá kịp thời. Nhưng tôi cho rằng Chính phủ cần đảm bảo thông tin rộng rãi, minh bạch để doanh nghiệp và người dân tăng cường giám sát và góp ý giúp các chính sách đó được thực thi hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, trong điều kiện Việt Nam là một nước thu nhập trung bình thấp, do ngân sách có hạn, chúng ta không nên chỉ nhắm vào các giải pháp kích cầu như các nước giàu hơn, mà nên xem xét nhiều giải pháp để nền kinh tế vận hành hiệu quả hơn.

-Ông có đề cập đến hệ thống tính điểm giúp doanh nghiệp xếp hạng ưu tiên trợ giúp?

Đúng là tôi có đề xuất trong một bài báo gần đây là chúng ta nên chú ý trợ giúp các DNNVV, vì các doanh nghiệp này chiếm tới 98% tổng số các doanh nghiệp, 40% GDP và giải quyết công ăn việc làm cho 50% công ăn việc làm trong xã hội.

Khi ngân sách có hạn, chúng tôi cho rằng nên xây dựng một hệ thống tính điểm giúp doanh nghiệp xếp hạng ưu tiên trợ giúp.

Kinh tế gia người Việt tại Mỹ: Việt Nam không nên kích cầu như các nước giàu! - Hình 7

-Hệ thống này cụ thể là gì? Và đâu là cơ chế giám sát nếu hệ thống này được thực thi, tránh trở thành một rào cản kinh doanh với doanh nghiệp?

Cụ thể, doanh nghiệp sẽ được nhiều điểm hơn nếu đạt được các tiêu chí như: tạo nhiều công ăn việc làm, đóng góp cho xuất khẩu, kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế trọng điểm, kinh doanh có lãi trong thời gian vừa qua (ví dụ, 3 năm trở lên), hay sử dụng công nghệ bảo vệ môi trường.

Ngoài các DNNVV, các tiêu chí ưu tiên nêu trên cũng có thể được áp dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn. Hệ thống tính điểm này nên được tham khảo ý kiến rộng rãi từ doanh nghiệp và các hiệp hội sản xuất kinh doanh.

Các tiêu chí này sẽ giúp xác định tiêu chuẩn trợ giúp công bằng và hiệu quả hơn. Ví dụ, hai doanh nghiệp A và B cùng gặp khó khăn do dịch bệnh. Nhưng trước khi dịch bệnh xảy ra, doanh nghiệp A làm ăn thua lỗ chậm nộp thuế, còn doanh nghiệp B có lãi có đóng góp thuế đầy đủ. Như vậy, chúng ta nên ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp B.

Như nêu ở trên, Chính phủ nên tham khảo ý kiến và phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội sản xuất kinh doanh để tạo cơ chế giám sát công khai minh bạch. Nếu có được tính đồng thuận cao, tôi cho rằng doanh nghiệp có lẽ sẽ tích cực tham gia để đạt được các tiêu chuẩn này. Vì đạt chuẩn cũng chứng tỏ hoạt động kinh doanh hiệu quả và đóng góp cho xã hội của doanh nghiệp.

Kinh tế gia người Việt tại Mỹ: Việt Nam không nên kích cầu như các nước giàu! - Hình 8

-Ông có khuyến nghị thêm chính sách gì cho Việt Nam nữa hay không?

Tôi cho rằng biện pháp tốt nhất để đối phó dịch bệnh lần này, cũng như cho các cú sốc lần sau, là chúng ta nên tìm cách sửa đổi, ban hành chính sách để cho nền kinh tế hoạt động tối ưu, tuân theo quy luật cung cầu của thị trường.

Chẳng hạn như ngành hàng không gần đây đã cho phép nhiều hãng hàng không tư nhân tham gia, điều đó đã giúp nền kinh tế vận hành tốt hơn, nhiều người dân có thể đi máy bay với giá rẻ hơn. Như vậy, các ngành kinh tế trọng điểm khác cũng nên được mở rộng cho nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia hơn nữa, để chúng ta có thể nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và giá trị xuất khẩu. Chúng ta cũng nên đa dạng hóa đầu vào và đầu ra cho sản xuất, để tránh phụ thuộc vào bất kỳ một thị trường nào.

Dịch bệnh lần này có thể đem lại các cơ hội cả ngắn hạn và dài hạn. Tôi lấy hai ví dụ cụ thể. Ví dụ thứ nhất, Việt Nam nên phát huy tốt hơn nữa thế mạnh của mình là một đất nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Trong ngắn hạn, khi giá gạo trên thế giới tăng cao như hiện nay, đây sẽ là cơ hội tốt để xuất khẩu gạo thu thêm ngoại tệ, nâng cao thu nhập người nông dân. Tất nhiên giới hạn xuất khẩu cụ thể nên được tính toán để đảm bảo tốt an ninh lương thực, và có sự tham gia tư vấn của các hiệp hội kinh doanh lúa gạo.

Kinh tế gia người Việt tại Mỹ: Việt Nam không nên kích cầu như các nước giàu! - Hình 9

Ngoài ra, hiện nay chúng ta mới chỉ xuất khẩu đa phần các sản phẩm gạo thô nên thu ngoại tệ còn thấp. Trong dài hạn, chúng ta cần đầu tư vào chất lượng các sản phẩm chế biến từ gạo và các phụ phẩm từ gạo để nâng cao giá trị gia tăng.

Ví dụ thứ hai, việc giảm thiểu giao tiếp xã hội (social distancing) do dịch bệnh lần này làm tăng giá trị các sản phẩm IT và phần mềm hỗ trợ cho làm việc từ xa.

Việt Nam có lợi thế nhân lực mạnh về toán và kỹ thuật cơ bản so với các nước khác. Do đó chúng ta nên đẩy mạnh đầu tư vào ngành công nghệ IT. Một mô hình tốt cho chúng ta học hỏi là Ấn Độ với ngành sản xuất gia công phần mềm phát triển, đã tạo ra nguồn thu khoảng 120 tỷ đô la trong năm 2019.

-Trong quý I/2020, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng được 3,82%. Các tổ chức như World Bank, ADB đ.ánh giá năm 2020 VN có thể đạt được 4,9 - 4,8% và bật tăng lên khoảng 7% trong năm 2021. Ông nghĩ như thế nào về những con số này?

Tôi cho rằng các con số này hợp lý. Nhưng tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, chúng ta cần theo dõi chặt chẽ tình hình và cả nền kinh tế toàn cầu để nếu cần thì cập nhật các con số cho phù hợp.

-Tuy nhiên, có điểm đáng lưu ý là GDP thì tăng nhưng CPI lại giảm. Nó có báo hiệu điều gì hay không?

Tôi cho đây cũng là tin tốt, vì thường chúng ta sợ tăng CPI chứ không sợ giảm CPI. Hiện tượng này xảy ra vì người dân giảm chi tiêu nói chung và chuyển sang chỉ tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu nhất, trong khi xuất khẩu (nhất là của khối FDI) vẫn còn dư địa tiếp tục đà tăng trưởng. Ngoài ra thì dịch bệnh có ảnh hưởng cả tốt và xấu khác nhau đến các lĩnh vực kinh tế khác nhau.

Tổng cục Thống kê đưa ra con số gần đây là CPI của các mặt hàng lương thực thực phẩm gần như không thay đổi trong tháng 3 so với tháng hai. Nhưng CPI giảm gần 5% trong lĩnh vực giao thông vận tải, và giảm 2,4% trong lĩnh vực văn hóa, giải trí, và du lịch. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng có thể tăng cao ở các ngành như dịch vụ hậu cần (logistics) và IT, có thể khiến CPI của các ngành này tăng trong lâu dài.

Cảm ơn ông!

Bài: Phương Ánh - Đồ hoạ: Hương Xuân

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đạo diễn Lê Hoàng xuất hiện lạ lẫm trên sóng truyền hình hậu can thiệp thẩm mỹ
08:25:35 08/07/2024
Cô gái xinh có tên độc lạ, đi thi đại học gặp chuyện 'dở khóc dở cười'
07:03:06 08/07/2024
Jennifer Phạm hé lộ chuyện bất ngờ của ông xã, bật mí về đôi mắt đượm buồn
10:32:53 08/07/2024
Lấy chồng rồi nhưng vẫn được mời đi show hẹn hò, Diệu Nhi nói 1 câu khiến Hari Won cũng tán thành!
06:48:28 08/07/2024
Mỹ nhân bị ghét nhất showbiz 42 t.uổi xuống sắc đáng tiếc, sai lầm lớn nhất sự nghiệp là yêu người đáng t.uổi bố
06:53:10 08/07/2024
Nam Thư lại bị đào khoảnh khắc thân mật với sao nam Vbiz
08:23:09 08/07/2024
Sao nữ làm tiểu tam: Kẻ mất hết, người chịu nhục 10 năm để làm dâu hào môn
06:29:42 08/07/2024
NSND Thanh Nam: U70 sống sung túc, tiết lộ hôn nhân bên vợ kín tiếng
06:41:40 08/07/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt t.iền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
 Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu. Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng t.iền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
 Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Du lịch Tây Bắc: Độc đáo nghề se lanh nơi rẻo cao Xím Vàng

Du lịch

11:14:48 08/07/2024
Trên hành trình du lịch Tây Bắc, không khó để du khách bắt gặp những phụ nữ Mông se lanh dệt vải - một nét đẹp văn hóa vùng cao.

Tối nay chưa biết ăn gì, chỉ cần nấu bát canh này vừa ngon vừa bổ

Ẩm thực

11:13:18 08/07/2024
Canh cá thác lác nấu măng có vị ngọt thanh xen lẫn chua dịu, phần chả cá dai giòn cực hấp dẫn. Dù thời tiết nóng bức, mệt mỏi đến mấy, cả nhà vẫn sẽ hào hứng với bữa cơm tối nhờ món canh này.

Son Ye Jin và Krystal diện váy trắng đụng độ tại thảm đỏ

Phong cách sao

11:09:31 08/07/2024
Son Ye Jin và Krystal đụng độ vẻ ngoài thuần khiết tại thảm đỏ khai mạc Liên hoan phim (LHP) quốc tế Bucheon lần thứ 28.

Lý do khiến người đàn ông nước ngoài đi 1.000 km sang Việt Nam chữa bệnh

Sức khỏe

11:08:52 08/07/2024
Sau khi được người thân giới thiệu, cụ ông 77 t.uổi sống tại Viêng Chăn (Lào) đã đi 1.000 km sang Việt Nam để mổ mắt.

S.T Sơn Thạch: "Có hơi mạo hiểm với cú nhào lộn, nhưng đáng!"

Nhạc việt

10:58:22 08/07/2024
Trong tập phát sóng mới nhất của chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai , S.T Sơn Thạch đã mang đến cho khán giả một màn trình diễn đầy bất ngờ và ấn tượng trong nhóm Anh Tài Bí Ẩn.

Những nẻo đường gần xa - Tập 31: Bảo bất ngờ chuyển t.iền cho bố mẹ

Phim việt

10:46:31 08/07/2024
Bà Châu nhận được 5 triệu đồng do Bảo (Kiên Trần) gửi. Điều này khiến vợ chồng bà vô cùng hoang mang bởi chưa bao giờ được con trai gửi t.iền cho như vậy.

Đã có câu trả lời về nghi vấn Băng Di chia tay bạn trai Việt kiều sau 8 năm yêu

Sao châu á

10:39:55 08/07/2024
Việc cùng nhau lộ diện đã chứng minh Băng Di và Justin Chiêm hiện vẫn bên cạnh nhau chứ không căng thẳng như tin đồn.

Hoa hậu, á hậu gây tranh luận khi tham gia show hẹn hò "Đảo thiên đường"

Tv show

10:30:54 08/07/2024
Tập 1 chương trình truyền hình thực tế về hẹn hò đầu tiên tại Việt Nam lên sóng tối 6/7 chính thức hé lộ danh tính người chơi, trong đó có Hoa hậu Thu Uyên và Á hậu Bùi Khánh Linh.

Thứ làm sinh vật kỷ Jura tuyệt chủng đang "hồi sinh"?

Lạ vui

10:25:31 08/07/2024
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Duke (Mỹ) đã phát hiện một manh mối quan trọng trong đá vôi ở ngoại ô thị trấn Mercato San Severino - Ý, làm sáng tỏ sự tuyệt chủng hàng loạt của sinh vật biển vào giữa kỷ Jura.

Đời thường xinh đẹp, n.óng b.ỏng của Cù Thị Trà phim "Những nẻo đường gần xa"

Sao việt

10:23:46 08/07/2024
Cù Thị Trà là diễn viên đang nhận được sự chú ý của khán giả khi đảm nhận vai nữ chính trong phim Những nẻo đường gần xa . Ngoài đời, cô sở hữu nhan sắc xinh đẹp và thân hình n.óng b.ỏng.

Hồ Con Rùa được đầu tư t.iền tỉ 'khoác áo mới': Giai thoại trấn yểm long mạch

Trắc nghiệm

10:16:06 08/07/2024
Hồ Con Rùa là một trong những biểu trưng đặc biệt của TP.HCM gắn liền với giai thoại trấn yểm long mạch.Nơi này sắp được khoác áo mới , trở thành một không gian