Khi di sản thiên nhiên của nhân loại bị biến thành trạm trung chuyển buôn lậu ma túy
Là một tập hợp các đảo núi lửa nằm về hai phía xích đạo trên Thái Bình Dương, cách đất liền của Ecuador 960 km về phía Tây, quần đảo Galápagos và vùng nước xung quanh tạo thành tỉnh Galápagos của Ecuador, vườn quốc gia Galápagos và khu dự trữ biển Galápagos.
Những năm gần đây, di sản thiên nhiên của nhân loại được UNESCO công nhận này đang bị kéo vào hoạt động buôn bán cocaine, buôn lậu khí đốt và thúc đẩy bạo lực ở Ecuador.
Từ trạm xăng bí mật trên Thái Bình Dương
Trước đây, Charles Darwin từng mô tả rằng, quần đảo Galápagos là một trong nơi hoang vắng nhất trên thế giới, một tiền đồn gần như ngoài hành tinh với rất nhiều rùa khổng lồ và kỳ nhông biển không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên Trái Đất, nơi khói bốc lên từ miệng núi lửa và dung nham chảy đen ngòm.
Ngày nay, mỗi năm, quần đảo Galápagos đón hơn 100.000 khách du lịch đến nghỉ dưỡng trên những bãi biển cát trắng. Họ đến bằng máy bay hạ cánh trên sân bay José de Villamil với một đường băng đơn độc được bao quanh bởi bụi rậm. Ban ngày, cơ sở khiêm tốn này chỉ có vài nhân viên điều hành. Ban đêm, nơi này tối đen như mực, không có camera an ninh, không có đèn, không có ai canh gác…
Ecuador đã trở thành tâm điểm của nạn buôn bán ma túy ở Châu Mỹ và các cảng của nước này đã trở thành trung tâm vận chuyển cocaine chính đến Hoa Kỳ và Châu Âu.
Một buổi tối đầu năm, ngay sau khi hoàng hôn buông xuống, người quản lý sân bay 56 tuổi bất ngờ nghe thấy tiếng máy bay nhỏ hạ cánh mà không báo trước trên đường băng. Hoảng sợ, ông nhảy lên xe máy và chạy đến đồn cảnh sát. Nhưng khi cảnh sát đến hiện trường, chiếc máy bay nhỏ Cessna Conquest II đã bị bỏ lại cùng 8 thùng nhiên liệu, trong đó có 5 thùng đầy. Ngay lập tức, cảnh sát nghi ngờ đây là hoạt động của các băng nhóm buôn bán ma tuý. Việc này hé lộ mối đe doạ tội phạm hoạt động ngày càng gia tăng đối với quần đảo Galápagos, Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.
Video đang HOT
Tại đất liền Ecuador, những kẻ buôn bán ma túy người Mexico và Albania đang thúc đẩy bạo lực băng đảng gia tăng chưa từng thấy trong lịch sử Ecuador. Theo các nhà phân tích, việc các băng đảng đẩy mạnh làn sóng bạo lực này ở Ecuador cho thấy nhu cầu về cocaine ngày càng tăng trên toàn cầu. Các tổ chức tội phạm quốc tế đang hợp tác với các băng đảng địa phương để vận chuyển ma túy từ Nam Mỹ đến Hoa Kỳ, Châu Âu và chúng đang tranh giành địa bàn. Để thực hiện những chuyến đi một các trót lọt, bọn chúng cần xăng và muốn biến quần đảo Galápagos thành điểm tiếp nhiên liệu bí mật.
Mở một cuộc điều tra sâu rộng, giới chức Ecuador phát hiện ra rằng, trong gần 5 năm qua, những người đánh cá thủ công ở đây đã nhận được trợ cấp nhiên liệu của chính phủ để bảo vệ sinh kế bấp bênh của mình. Nhưng nhiều người đã lợi dụng số nhiên liệu được chính phủ trợ cấp để tham gia vào hoạt động buôn lậu khí đốt béo bở cho các băng nhóm tội phạm. Giới chức hải quân điều tra ra rằng, thay vì sử dụng xăng được mua hợp pháp và giảm giá để đánh bắt cá hàng ngày, nhiều người đang giữ nguồn cung cấp của họ cho những kẻ buôn lậu.
“Tôi đã được trả từ 6.000 USD đến 7.000 USD cho một chuyến đi”, một ngư dân cho biết. Người đàn ông ngoài 40 tuổi còn kể rằng ông đã gặp bốn người đàn ông đeo mặt nạ trên một chiếc thuyền. Còn báo cáo ban đầu của hải quân cho hay, rất nhiều ngư dân đã giàu lên nhanh chóng từu việc này bởi họ có thể kiếm được tới 30.000 USD cho một tháng.
Lực lượng an ninh Ecuador kiểm tra một tàu hàng chở chuối nghi buôn lậu ma túy.
Đến điểm trung chuyển buôn lậu ma túy
Thực tế, vị trí địa lý của Ecuador khá thuận lợi cho các băng đảng buôn bán ma túy vì đất nước này nằm giữa Colombia và Peru – hai quốc gia sản xuất cocaine lớn nhất thế giới. Từ lâu, Ecuador đã biến thành điểm trung chuyển cho những kẻ buôn lậu ma túy vận chuyển ma túy về phía Bắc, tới Trung Mỹ. Nhưng khi chính quyền tăng cường tuần tra quân sự từ năm 2021 và liên tục thu giữ hàng trăm tấn cocaine, nhiều kẻ buôn lậu đã mở một con đường trung chuyển mới, khá vòng vèo, vòng quanh phía Nam và phía Tây quần đảo Galápagos. Chúng gọi con đường này qua đại dương mênh mông, vắng vẻ là “tuyến đường sa mạc trên biển”.
Giới chức hải quân Ecuador cho biết, với những chiếc thuyền hoặc tàu ngầm chạy nhanh, những kẻ buôn lậu có thể di chuyển tới 14 ngày mà không cần cập cảng. Năm 2023, hải quân Ecuador đã thu giữ gần 25 tấn cocaine được vận chuyển quanh quần đảo Galápagos, tăng 150% so với số cocaine bị thu giữ năm 2022.
Pablo Ramírez, một thành viên của Ủy ban chống tội phạm ma túy ở Ecuador cho hay, tuyến đường buôn lậu Thái Bình Dương là tuyến đường khó kiểm soát nhất đối với chính quyền nước này và vùng biển xung quanh quần đảo Galápagos đặc biệt dễ bị tổn thương. Ecuador hiện chịu trách nhiệm giám sát gần 1,3 triệu km2 đại dương, gấp 5 lần diện tích đất liền của đất nước. Hơn 24.000 tàu thuyền ở Ecuador đăng ký đánh bắt cá khởi hành từ hơn 120 cảng và nhiều bãi biển khác mà hầu hết không được chính quyền giám sát. Sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trên vùng biển này là rất hạn chế vì vào năm 2009, Tổng thống Ecuador khi đó là Rafael Correa đã trục xuất lực lượng Hoa Kỳ khỏi một căn cứ quân sự ở thành phố cảng Manta.
Quần đảo Galápagos được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên của nhân loại năm 1979.
Đại úy Patricio Rivas, chỉ huy hải quân tại Galápagos cũng thừa nhận, quần đảo này đã trở thành nguồn cung cấp xăng quan trọng cho những kẻ buôn lậu. Sau khi chính quyền nỗ lực theo dõi và hạn chế việc sử dụng nhiên liệu của ngư dân thì nơi đây lại bị biến thành điểm buôn bán ma túy. “Nơi đây mọi người đều biết nhau, ngư dân trở thành giàu có chỉ sau một đêm và nền kinh tế địa phương được đô la hóa, dựa trên tiền mặt, tạo ra điều kiện lý tưởng cho hoạt động rửa tiền”, Đại úy Patricio Rivas nói.
Hiện các sân bay và bến tàu, đặc biệt là trên đảo Isabela hầu như không có lực lượng an ninh. Không có camera an ninh, không có quan chức hải quân nào theo dõi những người rời đi hoặc đến vào ban đêm. Thậm chí, nhân viên cảng trên đất liền Ecuador còn cho biết, các container hướng đến quần đảo Galápagos hiếm khi bị kiểm tra hàng lậu. Hồi tháng 3/2022, do lo ngại về hoạt động của tội phạm, một số hãng tàu chở thực phẩm và vật tư đến Galápagos đã yêu cầu chính quyền cung cấp cảnh sát thường trực tại bãi tiếp nhận hàng hóa nhưng không được đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, một số hãng đã ngừng hoạt động kinh doanh từ tháng 12/2022. Đầu năm 2023, do nhiều sức ép, chính quyền Ecuador cũng cử một nhóm điều tra đến quần đảo Galápagos để điều tra các cáo buộc tham nhũng trong hải quân và nhóm này đã báo cáo rằng có bằng chứng cho thấy, các thủy thủ đã nhận hối lộ để cho phép các tàu thuyền trái phép ra vào cảng.
Và bí mật công khai
Hilda Moscoso Espinoza sinh ra và lớn lên ở Isabela. Trong những năm 1940 và 1950, hòn đảo này là nơi có một trại giam hình sự. Cha bà là một trong những người quản giáo cuối cùng. Hilda Moscoso Espinoza vẫn còn nhớ thời kỳ trước khi có khách du lịch, khi chỉ có khoảng 100 người sống trong thị trấn trên đảo và ăn uống tập thể. Giờ đây, người phụ nữ 58 tuổi này cho biết, bà thấy cocaine đã ảnh hưởng đến cộng đồng như thế nào. Một thành viên trong gia đình bà đã vật lộn trong nhiều năm với chứng nghiện cocaine và các loại ma túy khác. Hilda Moscoso Espinoza đã cầu xin các quan chức địa phương thành lập một trung tâm phục hồi chức năng hoặc tâm thần để giải quyết tình trạng sử dụng ma túy ngày càng gia tăng trên đảo.”Dần dần, ma túy đang xâm chiếm hòn đảo. Và không có cách nào giúp đỡ. Đây là một bí mật công khai”, Hilda Moscoso Espinoza buồn bã nói.
Cả người quản lý sân bay 56 tuổi cũng vậy. Ông rất sợ phải quay lại làm việc, lo ngại về sự an toàn tính mạng của mình. Ông đã yêu cầu cảnh sát theo dõi máy bay qua đêm hoặc ít nhất là lắp đặt camera an ninh và hướng camera vào đường băng. Nhưng sở cảnh sát gồm 20 thành viên của Isabela nói với ông rằng, họ không có đủ năng lực. Thực tế, nỗi sợ của người quản lý sân bay là có cơ sở khi máy bay mà ông phát hiện bị bỏ lại sân bay có nguồn gốc từ Mexico và đang bị điều tra vì cáo buộc buôn bán ma túy.
Quân đội Ecuador đã thu giữ khoảng 5 tấn ma túy từ một tàu ngầm bán ngầm bị chặn ngoài khơi quần đảo Galapagos. Số ma túy này đang trên đường vận chuyển đến Trung Mỹ và Hoa Kỳ.
Đáng chú ý, Thiếu tá William Albán Durán – người đứng đầu lực lượng cảnh sát Isabela cũng từng bị nghi ngờ liên quan đến hoạt động buôn bán, vận chuyển xăng dầu lậu và cocaine. Đó là chưa kể đến sự tham gia của một công ty hàng không địa phương và một doanh nhân quyền lực ở Galápagos.
Đặc biệt, từ năm 2023 đến nay, người dân đảo đã nhiều lần tìm thấy các gói cocaine trôi dạt vào bãi biển. Ở đảo Isabela, nơi có khoảng 3.000 dân sinh sống, nhiều người còn sợ bị trả thù khi báo cáo với chính quyền những phát hiện của mình như: máy bay bay trái phép bay trên đầu và đường băng bí mật ẩn trong các góc không có người ở. “Isabela ngập trong tiền ma túy. Ở đây trên các đảo, mọi người đều là gia đình. Có rất nhiều thứ mà mọi người che giấu. Họ có thể biết ai là người liên quan nhưng họ sẽ không nói gì cả. Đó là một bí mật công khai”, Đại úy Patricio Rivas cho biết.
Colombia: Bắt giữ đối tượng người Na Uy cầm đầu đường dây buôn ma túy sang châu Âu
Ngày 30/7, cảnh sát Colombia cho biết đã bắt giữ một đối tượng nam giới người Na Uy, biệt danh "El Profesor", bị cáo buộc cầm đầu một đường dây buôn bán cocaine vận chuyển bằng thuyền buồm từ khu vực Nam Mỹ sang châu Âu.
Theo cảnh sát, đối tượng này tên là Pazooki Farhad, bị bắt giữ tại sân bay El Dorado ở thủ đô Bogota. Một đối tượng nam giới khác được cho là cấp dưới và là cánh tay phải của trùm đường dây trên cũng bị bắt giữ tại thành phố ven biển Barranquilla. Kết quả điều tra của nhiều cơ quan quốc tế cho thấy Pazooki Farhad có quan hệ với Clan del Golfo - băng nhóm tội phạm lớn nhất ở Colombia, cũng như các băng nhóm tội phạm ở Mexico như Sinaloa và Jalisco Nueva Generacion.
Trước đó, hôm 19/7, cảnh sát Tây Ban Nha thông báo đã bắt giữ 50 đối tượng được cho là liên quan đến Pazooki Farhad tại nước này và 7 quốc gia khác, đồng thời thu giữ 1,5 tấn cocaine và 8 chiếc thuyền buồm vận chuyển ma túy.
Colombia hiện vẫn là nơi sản xuất cocaine hàng đầu thế giới, mặc dù nhà chức trách nước này đã tiến hành cuộc chiến chống các băng nhóm tội phạm trong nhiều thập kỷ qua.
Cảnh sát Australia thu giữ 50kg ma túy tại sân bay Sydney Ngày 29/9, Cảnh sát liên bang Australia (AFP) và Lực lượng Biên phòng (ABF) thông báo đã phát hiện 2 vụ đưa lậu tổng cộng 50kg ma túy vào nước này qua trong 48 giờ qua. Cảnh sát Australia thu giữ ma túy ngày 28/12/2017. Ảnh tư liệu, minh họa: AFP/ TTXVN Số ma túy trên đã bị tịch thu tại sân bay...