Khi đêm tân hôn chỉ là ‘thủ tục’
Ngày nay, nhiều cặp đôi lúc yêu nhau đã sẵn lòng “ tạm ứng” trước khi kết hôn. Vì thế, dễ hiểu đêm động phòng hoa chúc chỉ còn mang tính… thủ tục.
Lẽ thường, nhiều người nghĩ, đêm tân hôn “sự đã rồi” cùng lắm mất đi sự nóng hổi, không hôm nay thì ngày hôm qua, nhưng thực tế, sự thể không dễ trôi qua êm ả.
Hiển nhiên, cái giá trước tiên là sự hụt hẫng và buồn tẻ. Tân hôn là đêm “pháo hoa khai mở hôn nhân”, mang trong nó tất cả sự bỡ ngỡ, mới mẻ, khám phá và dâng hiến. Rõ ràng, với những đôi “ăn cơm trước kẻng”, những món quà rực rỡ này không được trao trong đêm chính thức mở cửa cuộc sống lứa đôi.
Chàng đánh mất cảm giác là người đàn ông khai sơn phá thạch, nàng trắng tay sự tự hào dâng hiến. Hiển nhiên, tất cả cảm giác trên, đôi bên đều đã thủ đắc trong “đêm động phòng” danh không chính, ngôn không thuận trước đó, nhưng hoàn toàn không thể sánh với tâm trạng và không gian của đêm tân hôn chính thức.
Không nên đánh giá thấp cảm giác “mất hứng” này, bởi nó đang gánh sứ mạng mở đầu hạnh phúc gia đình. Người ta còn cảnh báo hiện tượng tân nương dường như có cảm giác mình không còn… “trinh bạch” trong đêm tân hôn, dù trước đó nó đã được “nói có sách mách có chứng” chỉ lệch thời gian và không gian mà thôi. Đêm động phòng “thủ tục” còn có thể gây phiền về phương diện “hành chính” cho đôi tân lang tân nương.
Không đến độ cực đoan như việc sáng hôm sau đôi uyên ương phải “trình báo” mảnh vải trắng trải giường, nhưng tâm lý xấu hổ “ăn cơm trước kẻng” không thể coi thường, nhất là với những bạn trẻ hấp thụ nền giáo dục nghiêm cẩn hay nhận được sự tin tưởng lớn của gia đình.
Video đang HOT
Đêm động phòng “đã rồi” còn tiềm ẩn nhiều mối nguy giáng trúng chính gối chăn. Lúc trao thân cho nhau với tâm thế có hơi hướm “ăn xổi ở thì” thì những khiếm khuyết tình dục bên này hay bên kia dễ được đối tác thông cảm cho qua. Sự rộng lượng này không còn hào phóng khi sự ràng buộc qua hôn nhân chính thức có hiệu lực. Lúc này, cái dở của chàng hoặc nàng tự khắc trở thành… vấn đề rõ mồn một.
Chẳng hạn, khuyết điểm “thiếu sức bền” của chàng ngày trước được nàng thể tất vì nhiều lý do như chiều chàng, níu giữ tình yêu… Nay khi chính thức chung thuyền thì đủ loại trách nhiệm làm chồng, làm cha, thừa sức giật đổ mọi bạo biện.
Hiển nhiên, nhiều đôi uyên ương sẽ cười “gì mà nghiêm trọng thế?”. Có thể trong mắt nhiều người, tình dục cần được “cởi trói”, nghĩa là cũng không nên cầm lên đặt xuống đêm tân hôn thái quá. Lẽ thường người ta hay đánh giá thấp sự việc khi nó chưa xảy ra. Từng có không ít cô gái từng “khí phách” xem đêm tân hôn nhẹ như lông hồng, nhưng khi đối mặt bằng xương bằng thịt với nó mới thực sự bấn lên.
Lại thêm một mặt trái xù xì của tình dục trước hôn nhân. Những ai đang nghĩ đến việc “yêu hết mình”, có lẽ nên tìm thêm ở đây sự cân nhắc.
Cả khi kết có hậu, tức đôi bên gắn bó với nhau bằng hôn nhân, thì việc “tạm ứng” thời chưa góp gạo thổi cơm chung vẫn có những di chứng của riêng nó.
Theo Sức Khỏe Đời Sống
Bệnh "nan y" của phim truyền hình Việt
Sau Dốc tình, hàng loạt các bộ phim khác cũng đều lấy bối cảnh tại Đà Lạt
"Bí" bối cảnh
Na ná nhau về bối cảnh là "chuyện thường ngày" của phim truyền hình Việt. Thiếu trường quay chuyên nghiệp, nên các đoàn phim thường xuyên "đụng độ" nhau ở Phú Mỹ Hưng hay Đà Lạt. Từ Dốc tình, Hoa dã quỳ đến Những đóa hoa tình yêu, Lâu đài tình ái, Lời thề danh dự, Tường vi cánh mỏng... đều nhất loạt "trực chỉ" đến thành phố ngàn hoa. Vậy nên cũng không lấy gì làm lạ khi khán giả cứ bật tivi theo dõi các phim truyền hình khác nhau nhưng sẽ thấy các căn nhà được thiết kế theo đúng một kiểu (nếu phim quay ở Phú Mỹ Hưng) và bối cảnh các con dốc vắng lặng, hàng thông reo, quán cà phê gỗ và diễn viên quàng khăn cổ ấm áp cưỡi ngựa trên đồi vắng (nếu phim quay ở Đà Lạt)!
Từ Lời thề danh dự...
... đến Có lẽ nào ta yêu nhau, được quay ở Đà Lạt
Diễn xuất bằng... thoại
Thoại chỉ là một phần trong diễn xuất. Để khán giả bị cuốn theo cảm xúc trên phim còn cần đến việc diễn xuất bằng ánh mắt, gương mặt, cử chỉ của diễn viên. Nhưng "căn bệnh" chung của phim Việt là diễn viên nhai thoại đều đều như nhai cơm, gương mặt căng cứng, rất ít cảm xúc. Hạn chế của ánh sáng và góc máy quay còn khiến các nhân vật khi lên phim thường xuyên có một kiểu xuất hiện giống hệt nhau: cận cảnh gương mặt và nói dài dòng hết câu thoại mới chuyển cảnh. Đa phần những điểm yếu này thuộc về "công sức" của đạo diễn.
Cho một tình yêu đang khiến khán giả truyền hình mệt mỏi với kịch bản phim dài lê thê và buồn tẻ
Kịch bản nhạt nhòa
Kịch bản dở chính là yếu tố quyết định phần lớn đến việc ra đời phim truyền hình dở. Nhiều khán giả thắc mắc vì sao phim ta cứ liên tục đi mua kịch bản ngoại về Việt hóa. Đơn giản bởi nhà sản xuất nhìn thấy rõ yếu tố hấp dẫn của kịch bản nước ngoài. "Cũ người mới ta", mua về Việt hóa vừa nhanh vừa dễ gây chú ý với người xem. Trong khi đó, nguồn kịch bản trong nước thiếu và yếu. Không ít biên kịch nổi tiếng - vốn là những nhà văn tên tuổi - đã ngại ngần ngồi quanh năm suốt tháng để sáng tác và... sửa chữa kịch bản. Đa phần kịch bản hiện nay do các nhóm biên kịch trẻ chia nhau làm, mỗi người viết vài tập dựa trên đề cương câu chuyện.
Theo Công an TP.HCM
"Học Đại học... thật là chán" Năm 1 - chán vì bỡ ngỡ? Chicken.h5n1 (thành viên trên một diễn đàn công nghệ thông tin) tâm sự: "Học đại học chán quá mọi người ơi, không còn hứng thú như thời cấp ba thì phải. Thầy giảng kệ thầy, trò ở cuối lớp đánh bài, nhắn tin, trốn tiết đi xuống uống café, cuối tiết lên điểm danh cho có...