Khỉ đánh cắp điện thoại, chụp trăm bức ‘tự sướng’
Nam thanh niên Malaysia sửng sốt khi phát hiện loạt ảnh tự sướng của khỉ trên điện thoại của mình sau khi con vật mò vào nhà và đánh cắp chiếc di động.
Zackrydz Rodzi, 20 tuổi tới từ thị trấn Batu Pahat, phía nam Malaysia đặt diện thoại cạnh người đi ngủ tối 11/9. Nhưng khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau, anh không còn thấy chiếc điện thoại.
Lần theo dấu vết của thiết bị tới khu rừng sau nhà, Rodzi tìm thấy di động của mình.
Khi mở máy, Rodzi “đứng hình” khi phát hiện loạt ảnh tự sướng trong máy.
Video đang HOT
Hình ảnh tự sướng của con khỉ. (Ảnh: Twitter)
Rodzi nói gia đình và bạn bè anh không thể tin được những tấm ảnh này là do lũ khỉ chụp.
Hầu hết các hình ảnh đều bị mờ, nhiều tấm có phông nền là lá hoặc cành cây. Một vài bức ảnh chụp lại con khỉ khi nó đang lần mò chiếc điện thoại trước khi bỏ lại thiết bị trong rừng.
Chiếc điện thoại của Rodzi bị dính bùn và nước nhưng không hề hấn gì. Gia đình Rodzi nghi ngờ con khỉ đã đột nhập vào nhà qua cửa sổ.
“Đây là tình huống trăm năm có một”, Rodzi viết trên Twitter.
Đây không phải là lần đầu tiên một con khỉ ‘tự sướng’ trên máy ảnh. Năm 2011, nhiếp ảnh gia người Anh David Slater đang chụp ảnh khỉ ở Indonesia thì một con khỉ giật máy ảnh của anh và nhấn nút chụp.
Vụ việc tưởng chừng đơn giản này dẫn tới việc kiện tụng kéo dài nhiều năm trời về tác quyền của các bức ảnh.
Chuyện về ao Vua bỏ hoang của cựu hoàng Bảo Đại
Nhiều người dân bản địa tỏ ra ngỡ ngàng khi mới hay ở TP Đà Lạt có một ao Vua gắn liền với truyền tích kỳ bí về cựu hoàng Bảo Đại, đã bị bỏ hoang suốt một thời gian dài. Điều đáng nói là phế tích này nằm trong quần thể di tích Dinh I nhưng bao nhiêu năm nay không ai biết về sự tồn tại của nó.
Toàn cảnh Ao Vua, một công trình mang tính lịch sử, gắn liền với cựu hoàng Bảo Đại
Theo lời chỉ dẫn của người dân, chúng tôi lần theo con đường Trần Thái Tông đi sâu vào bên trong khu vực Hố Tôm thuộc phường 10 (TP Đà Lạt). Chúng tôi may mắn gặp ông Dương Văn Đông (61 tuổi, một người dân sống lâu năm ở đây), và được ông nhận lời đưa đến địa điểm cần tìm. Đi thêm một đoạn nữa ông Đông ra hiệu dừng lại rồi chỉ tay, "Đấy, ao Vua đấy". Trước mắt là một khu vực rộng chừng 300m2 nằm ngay dưới chân đồi thông nhiều năm tuổi. Mặt trước của khu vực nơi giáp với con đường bê tông được dựng rào kín bằng lưới B40, chỉ chừa lối đi vào.
Bên trong là 2 công trình chính gồm một cái ao nhỏ tầm 40m2, xung quanh ao được ốp bằng đá chẻ. Một phần diện tích phía đầu ao, nơi có mạch nước nhỏ chảy vào từ ngọn đồi phía trên bị đất cát bồi lấp, tuy nhiên, nước ở đây vẫn rất xanh và trong. Phía bên phải chiếc ao nhỏ là một công trình xây dựng gồm 3 phòng nhỏ và 1 phòng lớn. Bên trên các phòng ấy được thiết kế thành một sân thượng bao bọc bởi ban công và bờ taluy bằng đá. Khi được hỏi về dãy nhà này, ông Đông cho biết: "Nghe nói trước đây có khoảng 10 phòng, tất cả đều có các cửa bằng gỗ kiên cố để dùng làm phòng tắm của vua và đoàn tùy tùng. Tuy nhiên, công trình này đã được xây sửa lại chứ trước đây đã bị cây cối xung quanh đè sập mất một phần".
Về nguồn gốc của cụm công trình này, ông Đông chia sẻ: "Trong những năm đầu thế kỷ XX, khu vực Hố Tôm chỉ toàn là rừng nên có rất nhiều thú hoang ở đây, chính vì thế mà vua Bảo Đại thường xuyên chọn địa điểm này làm nơi săn bắn. Trong một lần đi săn ông vô tình phát hiện ra một mạch nước từ dưới lòng đất trồi lên không ngừng, trong suốt và mát lạnh. Cho là điềm lành nên ngay ngày hôm sau Nhà vua đã cho người mở rộng mạch nước thành một cái ao như ngày nay. Từ đó, nơi đây đã trở thành chốn dừng chân tắm rửa và nghỉ ngơi của vua Bảo Đại và đoàn tùy tùng sau những cuộc săn bắn trở về. Người dân gọi nơi đây là ao Vua". Ngoài ra, ông Đông còn cho biết, ngoài ao Vua kia thì từ đó chạy dọc vào khu vực Hố Tôm còn có nhiều dấu tích xưa kia về vua Bảo Đại để lại.
Trở lại với ao Vua, theo quan sát hiện nay, bên trong những căn phòng trước đây được cho là để Vua tắm rửa giờ đã mốc meo và đầy rong rêu. Những vết sơn đã phai màu và loang lổ, một số mảng tường đã đổ sập xuống. Một chiếc máy bơm cũ kỹ được đặt ở một trong những căn phòng ấy, nối với một ống nhựa dẫn xuống lòng ao. Có lẽ của những hộ dân sống và canh tác hoa màu quanh đây tận dụng nguồn nước để tưới tiêu. "Ngày trước, Vua còn cho xây thêm một miệng phun hình đầu hổ trông rất đẹp. Rất tiếc, ngày nay nó không còn tồn tại nữa, lợi dụng lúc đêm tối kẻ gian đã đập cái đầu ấy ra để tìm kiếm tài sản vì nghĩ rằng đồ của vua nên sẽ có gì đó quý giá cất giấu trong đó", ông Đông nuối tiếc. Bà Huỳnh Thị Nên, 72 tuổi (một người dân sống cách ao Vua vài trăm mét), cho biết thêm: "Mạch nước ở đây hoàn toàn tự nhiên chảy từ trong lòng đất ra nên rất trong và sạch. Tuy nước chảy ra không nhiều nhưng cũng không bao giờ cạn cho dù là những năm khô hạn nhất. Ngày trước, khi chưa có nước máy, tôi và nhiều bà con ở đây toàn ra gánh nước ở ao này về nhà sử dụng cho sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, bây giờ do xung quanh người ta trồng rau màu rồi phun thuốc rất nhiều nên nguồn nước bị ô nhiễm, chúng tôi không ai dám uống nước này nữa".
Và bất ngờ là ao Vua này nằm trong quần thể Khu di tích Dinh I. Từ vị trí của ao đến cổng Dinh chỉ cách nhau chưa đến 1 km. Liên hệ với Ban quản lý Khu Du lịch Dinh I là Công ty TNHH Hoàn Cầu Đà Lạt về vấn đề này, chúng tôi được đại diện công ty cho biết, khu vực ao Vua hiện nay nằm trong quần thể của Dinh, tuy nhiên phía doanh nghiệp chưa đưa địa điểm này vào khai thác du lịch. "Hiện nay chúng tôi đã cho làm một con đường bậc thang nối liền từ khu dinh thự chính của Dinh dẫn xuống ao Vua, đồng thời cũng đang lập phương án cải tạo, sửa chữa trình Sở VHTTDL cũng như các ngành chức năng của địa phương để xin phép tiến hành trùng tu nơi này", đại diện đơn vị này thông tin.
Truyện cười: Đôi uyên ương Trên xe buýt: - Anh muốn gọi cho em. Số điện thoại của em là số mấy? - Nó nằm trong danh bạ điện thoại đấy! - Nhưng anh không biết tên em? - Thì cũng ở trong đấy. * Chàng trai: - Anh muốn hiến dâng anh cho em... - Xin lỗi, tôi không quen nhận quà rẻ tiền. * Chú rể...