Khi đang cúng rằm tháng Giêng thì phát hiện chồng nằm trong phòng khóc thút thít, tôi gặng hỏi mới biết được chuyện sốc óc
Ở tình cảnh éo le này, quả thực tôi không biết làm gì cả…
Số tôi không được may mắn trong đường hôn nhân. Trong khi bạn bè đồng trang lứa đang đề huề 2 con thì tôi vẫn mãi chưa có tin vui. Nhiều lúc tôi tự hỏi liệu không có con phải chăng là bi kịch lớn nhất của người phụ nữ?
Lấy chồng từ năm 2017, tới nay đã 4 năm rồi. Tất nhiên đã có vài lần dùng que thử hoặc đi siêu âm thì bác sĩ chẩn đoán có thai song không giữ được. Tôi với chồng đi thăm khám cũng nhiều nơi mà bác sĩ cũng chỉ nói thể trạng của tôi yếu, cộng thêm áp lực về tâm lý khiến cho thai chết lưu.
Ngẫm lại thì thấy, đúng là trong lúc mang thai, tôi có áp lực nhưng không phải vì chuyện sinh con mà từ công việc. Ở cơ quan tôi tranh đấu, toan tính giữa đồng nghiệp với nhau rất ghê, họ còn hay so bì nên tôi không thể nào mà thoải mái được. Tính tôi thẳng thắn, cấp trên dù rất coi trọng năng lực song lại không đánh giá tôi cao về thái độ, ứng xử, do đó cũng rất khó để thăng tiến. Nhiều khi mệt mỏi lắm vì đang mang thai nhưng vẫn phải mở máy tính lên để hoàn thành nốt nhiệm vụ.
Nói ra mọi người đừng sốc, nhưng tôi đã sảy thai tới 5 lần.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Chồng tôi không phải con trai trưởng trong nhà, trên anh còn có 2 anh nữa nên nhìn chung thì chẳng chịu áp lực về sinh con nối dõi. Nhưng nếu cuộc sống hôn nhân mà thiếu đi tiếng cười tiếng khóc trẻ thơ thì cũng không ổn.
Hai bên gia đình cũng sốt ruột, tại năm nay tôi 34 tuổi rồi, nếu không mau chóng có con chắc chắn sẽ gặp khó khăn về sau này. Mẹ chồng thường gọi điện lên thành phố động viên tôi cố gắng dẹp công việc sang một bên, chỉ cần chú tâm sinh nở. Nếu có gì cần hỗ trợ thì bà sẽ lên giúp. Nhưng kỳ thực tôi không muốn điều này xảy ra chút nào. Mẹ chồng có vài tính xấu, tôi chẳng nghĩ là mình có thể sống hòa hợp với bà trong khoảng thời gian mang thai. Nếu không thì sẽ chỉ gây ra nhiều căng thẳng và áp lực mà thôi.
Lần gần đây nhất tôi sảy thai là năm ngoái, đúng rằm tháng Giêng. Thai đã được 6 tháng, tôi kiêng vận động hết sức có thể nhưng chỉ vì một hôm chồng đi làm, tôi đói quá phải mò xuống bếp lấy đồ không may trượt chân ngã. Thời gian đó năm ngoái là một giai đoạn cực kỳ kinh khủng và khiến vợ chồng tôi không đủ tâm trí để làm việc gì nữa.
Sau thời điểm rằm tháng Giêng thì đến lúc dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát. Có lẽ bởi mải mê chống dịch và lo nghĩ nhiều vấn đề quan trọng hơn nên nỗi đau mất con của vợ chồng tôi nguôi ngoai đi phần nào.
Ảnh minh họa.
Tôi vẫn cứ lạc quan, tin tưởng rằng nếu bản thân cố gắng và cẩn thận hơn thì tin vui sẽ sớm đến thôi. Nhưng ngày hôm nay, một hành động của chồng khiến tôi cảm thấy áy náy vô cùng.
Sáng tôi dậy sớm, đi chợ chuẩn bị mâm cơm cúng rằm. Hôm nay chồng tôi cũng ở nhà vì công ty anh đang cho làm việc online để phòng dịch. Mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường. Nhưng tới lúc tôi bắt đầu chắp tay cúng cụ trên bàn thờ thì bỗng nghe thấy tiếng hức hức ở đâu đó.
Tuy nhiên tôi vẫn phải cúng lễ xong đã. Tiếng khóc ngày một lớn. Trong nhà chỉ có tôi với chồng, chắc chắn là chồng tôi đang khóc rồi.
Tôi vừa lo sợ vừa bước vào trong phòng. Thấy anh ấy đang nằm trên giường, trên tay cầm một đống giấy. Lại gần mới thấy đó chính là những tờ giấy kết quả siêu âm của 5 lần sảy thai trước đây.
Vừa cất lời hỏi “Anh làm sao thế mà tự dưng lại khóc?” , chồng tôi quay mặt ra, nước mắt giàn giụa và nói giọng mếu máo: “Anh nhớ các con em ơi. Vợ chồng mình khổ quá, hay là do vô phúc nên đến bây giờ vẫn chưa có em bé đây…”
Nghe anh giải thích xong, sống mũi tôi tự dưng cay cay. Một sự tủi thân trào lên khiến tôi nghẹn cả họng. Tôi thương chồng, anh mong có con mà mãi tôi chưa thể sinh được. Nhưng chính bản thân tôi cũng có nhiều trăn trở.
Nếu một thời gian nữa, vợ chồng tôi vẫn chưa có em bé, phải chăng đã đến thời điểm tôi cần buông tay để anh ấy đi tìm hạnh phúc mới? Tôi quyết định rồi, không thể để sự bất hạnh của bản thân làm ảnh hưởng đến cuộc đời người khác. Tôi vẫn sẽ sống tốt, và hi vọng rằng chồng sớm tìm được một người vợ phù hợp hơn…
Vợ luôn bất cần với tôi và bố mẹ chồng
Tôi 36 tuổi, là con trai trưởng trong nhà; vợ 30 tuổi. Chúng tôi có hai con, trai gái đủ cả, cả nhà đang ở chung với bố mẹ chồng.
Như bao người đàn ông khác, tôi chỉ mong có cuộc sống bình thường, vui vẻ. Tình cảm vợ chồng tôi thời gian này không còn mặn nồng như trước. Vợ sinh cho tôi hai đứa con ngoan, tình yêu dành cho chồng con không có gì phải bàn cãi; thế nhưng cách hành xử, lời nói của cô ấy khiến mọi người trong nhà càng xa cách. Ba mẹ tôi đã về hưu, sống dựa vào lương hưu, nội tôi cũng trên 80. Ngày tôi chuẩn bị cưới vợ, nội nhìn rồi lắc đầu, đám cưới vẫn diễn ra. Cuộc sống vợ chồng được hơn 10 năm, tôi luôn phải dung hoa và chỉ dạy cho vợ. Hồi thanh niên, tôi cùng vợ vui vẻ như những người mới yêu; giờ là mẹ của hai con, với vai trò người mẹ và người con dâu mà vợ cũng không thể góp chút động thái xây dựng gia đình.
ảnh minh họa
Ba mẹ tôi đều yêu quý con cháu, không kể con dâu hay con ruột. Mẹ tôi chăm từng chút một khi cô ấy sinh con, rồi trông con giúp chúng tôi. Vợ chồng về nhà chỉ có ăn cơm, chơi với con rồi ngủ; quần áo có máy giặt, cơm nước có ba mẹ nấu chờ sẵn, con đi học có ông bà nội đưa rước. Thời buổi kinh tế khó, có những ba mẹ không lo việc của con cái, đây chúng tôi được ba mẹ phụ giúp, vợ chồng tôi như được dọn ổ sẵn. Mỗi tháng chúng tôi phụ thêm cho ba mẹ 2,5 triệu, gọi là cho có. Nếu ra riêng, vợ chồng tôi sẽ rất khó khăn, tiền nhà, điện nước, chi phí học hành, sữa tã... những khoản ấy khéo chi tiêu chưa chắc đã đủ dù thu nhập chúng tôi tầm 18 triệu.
Ấy vậy mà hôm đãi tiệc đầy năm con bé nhỏ, mẹ lấy lại 3 triệu tiền khách mừng cháu để trả chi phí mua các thứ đãi nội ngoại hai bên; vợ tôi bực dọc, khó chịu, đá thúng đụng nia, nói chuyện hậm hực. Tôi phân tích cho vợ hiểu, ba mẹ giữ con chăm cháu hàng ngày không tiếc công, mấy đồng tiền đó trang trải mua đồ đãi cũng là đúng. Có vẻ vợ còn để bụng, tôi khuyên lơn, chia sẻ cũng bằng không. Rồi tôi và mẹ đi ra ngoài có việc, ba không thể giữ con bé nhỏ, tôi với mẹ đành ẵm con theo, đi xe hơi nên không sợ nắng nóng. Đến trưa cô ấy về nhà hỏi ba tôi kiểu trống không rồi hằn học nói "nắng nôi mà cứ ẵm đi".
Ba tôi là quân nhân, nghe con dâu nói ngang ngạnh mà buồn không cơm nước gì. Tôi về hỏi, con trai lớn nói ông nội giận rồi, hỏi ra mới biết sự tình. Tôi nghe kể lại giận lắm nhưng nghĩ dù gì cũng là vợ mình, định lên phòng nhỏ to nói cho hiểu chuyện thì lại thấy cô ấy ra vẻ không thèm nhìn mặt, bất cần, quăng ném đồ đạc. Khi chưa có con, tính khí trẻ con còn là điệu hài cho vợ chồng son, nay làm cha làm mẹ rồi sao vợ vẫn còn nông nổi? Đêm nằm tôi trăn trở biết bao, đứng giữa vợ và bố mẹ khiến tôi khó xử.
Chén bát rửa xong úp trên kệ cho ráo, khô rồi cất vô tủ thì vợ không làm. Ăn xong vợ để đó tôi rửa, lý do là mắc coi con, không thì mắt liếc điện thoại xem ai like status của tôi. Mẹ tôi nhắc vợ sao ở nhà không quét dọn, vợ không trả lời, vùng vằng đi lên lầu; mẹ chỉ thở dài rồi làm. Mẹ bảo với tôi: "Vợ mày không thèm nhìn tao hay nói chuyện gì luôn", tôi nghe mà buồn. Vợ do mình chọn, ba mẹ thương và lo cho từ đám cưới đến sinh nở rồi chăm cháu, bao bọc ăn uống.
Người đời nói, lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống. Vợ tôi không có gia đình trọn vẹn như bao người con gái khác nhưng tôi đã cố tâm bù đắp, yêu thương, chỉ dạy những gì mình hiểu biết và chia sẻ cùng cô ấy. Tôi cười vui hàng ngày với vợ con, ba mẹ nhưng thâm tâm suy nghĩ nhiều. Tôi nói nhiều thì mang tiếng nhỏ mọn, mà không nói thì mất hòa khí càng trầm trọng; tiếng bước chân vợ đi, cách ngồi, cách ăn uống, cả lời nói mỗi ngày một xa lạ. Tôi muốn gần gũi, giảng hòa, vun đắp cho vợ và gia đình thì cô ấy càng tỏ vẻ bất cần. Ba mẹ tôi thương cô ấy vì biết dâu là con mình, nhưng làm sao để cô ấy hiểu?
Tôi sợ cách suy nghĩ của mẹ ruột Mẹ lấy bố năm mẹ 30 tuổi và bố 32 tuổi, chỉ có mình tôi là con gái duy nhất, giờ mẹ 57 tuổi. Mẹ hay bảo lấy vì đến lúc cần lấy chứ không phải yêu đương gì. Hồi chưa nghỉ hưu, bố đi xây, rồi về lo giặt giũ, dọn dẹp, quét nhà. Giờ bố nghỉ, chỉ ở nhà loanh quanh,...