Khi đang căng thẳng, tranh cãi nảy lửa, hãy hỏi bạn đời câu này để “chuyện dữ hóa lành”
Tôi nghĩ rằng câu hỏi này đã tạo sự khác biệt đáng kể trong mối quan hệ của chúng tôi từ ngày ấy.
Tôi nghĩ rằng câu hỏi này đã tạo sự khác biệt đáng kể trong mối quan hệ của chúng tôi từ ngày ấy. (Ảnh: Internet)
Bạn chuẩn bị cãi nhau với bạn đời của mình. Sau tất cả, mỗi người chúng ta đều có quan điểm riêng và điều đó là bình thường. Nhưng sau sự khác biệt đó, mỗi người chúng ta đều muốn điều tương tự nhau: được tôn trọng, đánh giá cao, được thừa nhận.
Nhiều năm trước, xuyên suốt một trong những cuộc tranh cãi nảy lửa với chồng tôi về thứ gì đó, tôi nhận ra dù cho chúng tôi tranh cãi về bất kì vấn đề nào – màu của tấm thảm hay món đồ nội thất mới – đó không phải là lý do thực sự cho mâu thuẫn của chúng tôi. Thay vào đó, đây là nhu cầu lớn lao của chúng tôi cần được lắng nghevà thấu hiểu.
Khi nhận ra điều đó, mức độ xung đột, khó chịu trong tôi đột ngột giảm xuống con số 0 và trái tim tôi tràn ngập sự bối rối, ấm áp. Người đàn ông này có nhiều điểm tích cực hơn là tiêu cực đấy chứ, tôi nghĩ vậy. Vì vậy, trong khoảnh khắc tình cảm ngập tràn đó, tôi cầm tay anh ấy, nhìn thật sâu vào mắt anh rồi hỏi một câu mà tôi nghĩ rằng nó đã tạo sự khác biệt đáng kể trong mối quan hệ của chúng tôi từ ngày ấy: “Theo anh, làm thế nào em có thể trở thành người vợ tốt hơn?”.
Video đang HOT
Ánh mắt anh dịu đi, anh thả lỏng cơ thể rồi hỏi tôi: “Em có thể kiên nhẫn hơn với anh không? Anh biết anh không hoàn hảo nhưng anh đang cố gắng”. “Em cũng sẽ cố”, tôi thì thầm trả lời, và cảm nhận cái ôm thật chặt của anh, cái ôm mà tôi cảm nhận được là sự cảm thông và chấp nhận. Dĩ nhiên, anh không hoàn hảo và tôi nghĩ mình cũng vậy.
Đây không phải là sự đầu hàng hay khuất phục. Bởi vì khi chúng ta bỏ đi quan điểm của cá nhân trong tình yêu và sau đó, một cách tự nhiên, chúng ta sẽ muốn làm cho bạn đời của mình hạnh phúc. Cứ cho đi rồi bạn sẽ nhận về như thế.
Tôi cũng nhận ra rằng chúng ta không thể đòi hỏi điều gì ở người khác mà không tự cho đi trước. Đó là quan điểm sẽ đưa bạn vào vị trí điều khiển trong cuộc sống của bạn và sự kiểm soát duy nhất mà chúng ta có trong đời chính là bản thân mình, không bao giờ là ai khác.
Dĩ nhiên, không phải lúc nào người khôn ngoan cũng phản ánh những điều trưởng thành, đặc biệt là khi đang nóng nảy trong một cuộc tranh cãi. Đôi khi, việc đổ lỗi cho bạn đời và ngủ 2 phòng riêng biệt có vẻ như là chuyện dễ dàng. Nhưng đừng có cách sống đó. Bởi vì khi bạn làm điều gì đó thường xuyên, nó sẽ dễ trở thành một thói quen khó có thể bỏ đi. Thay vào đó, hãy kiểm soát cảm xúc của bạn thân, mối quan hệ của bạn phụ thuộc vào điều đó.
Nếu cần, hãy nghe nhạc êm dịu, thư giãn trong bồn tắm với muối biển, tinh dầu hoa oải hương, lắng nghe một diễn giả, đọc quyển sách yêu thích, gọi cho người bạn tích cực hoặc đi ngủ. Vấn đề cần ở đây là bạn cần bình tĩnh đủ để bước những bước đi trưởng thành trong cuộc hôn nhân.
Một khi đã hỏi bạn đời câu hỏi: “Theo anh, làm thế nào em có thể trở thành người vợ tốt hơn?” thì dù cho câu trả lời của chồng bạn có như thế nào, cũng đừng khó chịu. Hãy để chồng bạn là tấm gương, nói rõ những điều bạn cần thay đổi để trưởng thành hơn. Đừng chỉ trích anh ấy mà hãy xem đó là những lời góp ý mang tính xây dựng và là cơ hội để bạn cải thiện bản thân. Bạn càng tự cải thiện, mối quan hệ của hai vợ chồng sẽ càng tốt đẹp hơn”.
Theo Afamily
Đàn ông gánh nặng có vui không?
Anh Tuấn Minh, 32 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình, tp.HCM mới lập gia đình được vài tháng nhưng tinh thần rất bấn loạn, khó tập trung chú ý vào công việc.
ảnh minh họa
Anh càng căng thẳng hơn khi vợ cùng anh bàn bạc công việc nhà. Muốn trải lòng với vợ, nhưng anh Minh lại băn khoăn, liệu khi nói ra, cô ấy có nghĩ rằng mình không cáng đáng được vai trò trụ cột của gia đình, vợ có xem thường mình hay không. Bước vào cuộc sống hôn nhân một thời gian, không ít người đàn ông thường than thở, mệt mỏi và căng thẳng đến mức không thể chịu nổi. Bởi chuyện nhà cửa, vợ con... đã khiến không ít người trở nên bực bội, cáu gắt, thậm chí trầm cảm, không muốn tiếp xúc với người khác.
Trước đây, anh Minh hào hứng với việc xây dựng mái ấm bao nhiêu, thì giờ đây, anh cảm thấy nhạt nhẽo, hụt hẫng bấy nhiêu. Cảm thấy mình không xứng đáng với vai trò điểm tựa của gia đình, bao nhiêu nỗi lo lắng, bực bội, anh đều nén lại trong lòng. Anh Minh chia sẻ thêm, thay vì nói rõ muốn gì, vợ anh, chị Kim Anh cứ ậm ờ, bắt chồng phải đoán già đoán non. Đến lúc chuẩn bị đi ngủ, vợ anh lại vỡ về bằng cách nhắc lại những khuyết điểm trong ngày để luận tội khiến anh mất cả hứng. Vợ không biết, cho rằng anh đang có biểu hiện thay lòng đổi dạ.
Trong khi đó, anh rất ngại đề cập những trục trặc với vợ nhưng cũng không muốn vợ tiếp tục hiểu lầm, nói bóng, nói gió. Anh không nghĩ rằng mình bị chứng trầm cảm sau khi lập gia đình. Cũng trong hoàn cảnh tương tự, anh Hoàng Quân, nhân viên IT, tâm sự: "Nhiều lúc, tôi chán làm người trụ cột gia đình, chán làm chồng. Nếu biết trước lấy vợ khổ thế này, thà tôi cứ sống độc thân. Bởi lúc nào tôi cũng phải lên gân, lên cốt để chứng tỏ với vợ rằng mình là người chồng tuyệt vời nhất trên đời". Còn anh Minh Đức, kỹ sư xây dựng, lại chia sẻ: "Không phải là tôi không giãi bày nỗi lòng với vợ, nhưng sau khi giãi bày, cô ấy lại nổi giận, nghi ngờ do chán vợ nên lấy lý do mệt mỏi, căng thẳng".
Không ít người chồng cố gắng thể hiện vai trò đứng mũi chịu sào, việc gì của gia đình cũng cáng đáng để thể hiện mình là đàn ông đích thực. Thế nhưng, nhiều khi, vợ vẫn không cảm thấy hài lòng, trách chồng vô tâm, còn so sánh rằng đàn ông không phải mang bầu, sinh con, thức khuya dậy sớm vất vả chuyện chồng con... Thực tế là, lúc gặp những bức xúc trong công việc hay cuộc sống gia đình, phụ nữ thường tìm cách giãi bày cùng chồng hay tâm sự với bạn thân, tìm hướng giải quyết. Khả năng chấp nhận của phụ nữ thường cao hơn đàn ông.
Ngược lại, trong các cuộc trò chuyện trà dư tửu hậu giữa những người đàn ông, họ có thể bàn về rất nhiều chủ đề nhưng lại tránh nhắc đến những trục trặc mà họ gặp trong chuyện gối chăn. Hơn nữa, đàn ông cũng không muốn thừa nhận mình đang bị lép vế so với vợ. Cuộc sống hôn nhân đã đặt lên vai người đàn ông nhiều áp lực. Một số người không thích ứng kịp với gánh nặng đã nảy sinh tâm lý nản lòng, muốn buông xuôi.
Từng trải qua giai đoạn căng thẳng trong cuộc sống vợ chồng, anh Duy Hưng, kinh doanh ngành vật liệu xây dựng ở quận 5, cho biết: "Lập gia đình là cột mốc mà người đàn ông thay đổi từ cách sống vô tư, ít lo nghĩ trở thành người chín chắn, trụ cột của gia đình. Tuy nhiên, không phải người nào cũng có tâm thế sẵn sàng, nên khi đối mặt với khó khăn từ công việc gia đình, những trục trặc trong quan hệ vợ chồng, họ sẽ cảm thấy căng thẳng, bực bội vô cớ. Tâm trạng đó cứ kéo dài sẽ dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng đến mái ấm gia đình".
Xã hội hiện đại đã giải phóng vai trò mặc định của cả nam và nữ trong cuộc sống và trong gia đình. Dù vậy, vẫn còn nhiều quan niệm từ trước đến nay áp đặt cho đàn ông khiến họ cảm thấy mệt mỏi. Giống như phụ nữ thường gắn với vai trò nội trợ, chăm sóc con cái, nữ công gia chánh thì đàn ông cũng bị gắn nhiều trách nhiệm với cái mác là "phái mạnh". Vậy nên, sau khi lập gia đình, người chồng nên khéo léo tâm tình với vợ để thu xếp công việc một cách khoa học. Dù là việc nhỏ hay lớn, đều phải có kế hoạch rõ ràng. Sống thành thật, không nên đóng vai hoàn hảo một cách miễn cưỡng.
Mỗi ngày, hãy chia sẻ và cùng bạn đời làm những việc mình yêu thích để tạo tâm lý sảng khoái, tự tin. Vào những ngày nghỉ, hãy tranh thủ cùng nhau hưởng thụ không khí ấm áp bên gia đình. Hãy cùng vợ chế biến những món ăn hấp dẫn, tạo bầu tâm lý ấm cúng để mỗi thành viên lúc nào cũng nhớ về ngôi nhà của mình.
Theo Nongnghiep.vn
Để tình yêu mãi bền lâu thì hãy nhớ cãi cọ cũng là một loại "nghệ thuật"! Xung đột, cãi cọ là điều không thể tránh khỏi trong tình yêu, hôn nhân. Có lẽ bạn không tin nhưng nó cũng là một loại nghệ thuật để giúp tình yêu thêm lâu bền. Cặp đôi nào cũng có lúc xích mích, cãi cọ dù họ yêu nhau nhiều đến mấy. Và nguyên nhân dẫn đến bất hòa thì nhiều không sao...