Khi dân giàu mới hết cảnh mua thuốc không cần đơn (?!)
Đại diện Sở Y tế Nghệ An thừa nhận có tình trạng bán thuốc không cần đơn của bác sĩ. Ngoài nguyên nhân từ người bán thì nguyên nhân khác được chỉ ra là do nhận thức của người dân. Đại diện Sở này cho rằng khi nào người dân giàu thì vấn đề này mới có thể giải quyết.
Đại biểu Phan Thị Hoan: Tràn làn bán thuốc không kê đơn, trách nhiệm của Sở Y tế ở đâu?
Tại phiên thảo luận tổ, kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVII diễn ra vào chiều ngày 18/12, đại biểu Phan Thị Hoan (huyện Nghĩa Đàn) cho biết, thực tế hiện nay, người dân có thể mua thuốc ở bất kỳ đâu mà không cần đơn thuốc của bác sỹ. Việc mua thuốc, sử dụng thuốc tràn lan không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân mà còn làm gia tăng tình trạng kháng thuốc.
Ông Nguyễn Văn Thương – Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính Sở Y tế Nghệ An thừa nhận, nếu như ở nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển, mua một viên thuốc kháng sinh cũng cần phải có đơn thuốc của bác sĩ thì ở Việt Nam, người dân không có gì vẫn có thể mua được thuốc ở ngoài quầy thuốc, các đại lý thuốc.
Theo ông Thương, nguyên nhân thứ nhất là xuất phát từ chính ý thức của người dân. Người dân ngại đi khám, đi khám mất một khoản tiền khám rồi mua thuốc cũng mất tiền. Bởi vậy khi thấy đau gì thì người dân ra cơ sở bán thuốc để mua thuốc uống. Trong khi đó, ở các đại lý thuốc trình độ người bán thuốc còn hạn chế, hơn nữa vì lợi nhuận nên họ biết sai nhưng vẫn làm. Ngành y tế kiểm tra chấn chỉnh liên tục nhưng kết quả chưa như mong muốn.
Ông Nguyễn Văn Thương – Sở Y tế Nghệ An cho rằng khi kinh tế phát triển, người dân giàu lên mới giải quyết được tình trạng mua bán thuốc chữa bệnh không cần kê đơn
Video đang HOT
Đại diện Sở Y tế Nghệ An cho rằng vấn đề bán thuốc không cần kê đơn chỉ giải quyết được “khi xã hội phát triển, người dân giàu lên”.
“Tôi không đồng ý với trả lời của đại diện Sở Y tế. Người dân sử dụng thuốc tùy tiện, ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, đến cả thế hệ sau nữa. Tôi muốn hỏi là trách nhiệm của ngành y tế – cơ quan quản lý, cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh trong vấn đề này như thế nào chứ không thể đợi đến khi người dân giàu rồi khi đó mới sử dụng thuốc có hiệu quả. Khi nào người dân mới giàu?”, bà Phan Thị Hoàn phản biện.
Ông Nguyễn Văn Thương cho biết, Phòng Quản lý dược và Sở Y tế đã tham mưu nhiều văn bản chỉ đạo quản lí cũng như công tác truyền thông về vấn đề này.
“Hiện toàn tỉnh có 1.066 đại lý thuốc mà đại lý thì tiêu chuẩn thấp. Theo quy định của Bộ Y tế, đến hết ngày 30/6/2020, nếu nếu các đại lý này không đảm bảo chuyển sang quầy thuốc thì sẽ phải đóng cửa. Trong năm 2017 có 90 đại lý thuốc hoàn thành chuyển đổi, năm 2018 sẽ có khoảng hơn 400 đại lý chuyển sang quầy thuốc. Khi đó sẽ giải quyết được tình trạng bán thuốc không cần kê đơn”, ông Thương nói.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Vụ "sau 2 mũi tiêm, chồng chết bất thường": BV nói đúng quy trình?
Liên quan đến vụ bệnh nhân chết sau khi tiêm ở Bệnh viện Y học Cổ truyền Nghệ An, sau khi họp hội đồng chuyên môn, bệnh viện này kết luận, kíp trực của y, bác sĩ nơi đây đã theo dõi sát, cấp cứu bệnh nhân kịp thời, khẩn trương và đúng quy trình chuyên môn.
Sáng 8.12, ông Nguyễn Văn Hải - Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Nghệ An cho biết, ngày 7.12, phía bệnh viện đã thành lập hội đồng chuyên môn bệnh viện để làm rõ cái chết của nam bệnh nhân Trần Văn Đông (SN 1970) trú ở xã Long Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) sau 4 ngày nhập viện.
Cụ thể, theo biên bản của hội đồng chuyên môn bệnh viện, bệnh nhân Trần Văn Đông nhập viện trưa 29.11 với chẩn đoán đau thần kinh toạ phải theo dõi thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. 11h25 trưa 29.11, bệnh nhân Đông được nhập viện, vào Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng và được ra y lệnh điều trị.
Vợ con bệnh nhân Đông vô cùng bức xúc trước cái chết của chồng, cha mình. Ảnh: Cảnh Thắng
Đến ngày 2.12, bệnh nhân Đông tỉnh, mệt mỏi nhiều, tiếp xúc tốt, đau mỏi khớp và toàn thân.
Tiếp đến vào lúc 7h30 ngày 3.12, bệnh nhân Đông sốt, ho đau họng, đau mỏi toàn thân, nhất là đau nửa lưng phía trên, đau hai vai, đau mông và chân phải.
8h10 sáng cùng ngày, bệnh nhân Đông đau đầu chóng mặt, đau nhiều nửa người phía trên, đau hai vai, tức ngực. Mạch bệnh nhân lúc này là 108 lần/phút, huyết áp 187/100mmHg, nhiệt độ 38,2 độ C. Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán cơn tăng huyết áp, đau thần kinh toạ phải, theo dõi thoát vị đĩa đệm. Lúc này, bác sĩ xử trí cho uống 1 viên Nifediphin 10mg. 20 phút sau, bệnh nhân Đông tiếp xúc chậm, da xanh tái, tay chân lạnh, tím đầu chi, tức ngực, mạch nhanh nhỏ khó bắt, thở nhanh, tim nhanh nhỏ, khó nghe.
Tiến hành thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân truỵ tim mạch, theo dõi nhồi máu cơ tim. Ngay sau đó, kíp trực đã xử trí cho bệnh nhân bằng thuốc Adrenalin, solimedrol, dung dịch Natricolorua 0,9%, thở oxy, bóp bóng và chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An.
Người nhà bệnh nhân bức xúc trước sự ra đi của người thân. Ảnh: Cảnh Thắng
Qua phân tích, hội đồng chuyên môn kết luận: Kíp trực đã tiến hành theo dõi sát bệnh nhân, xử trí và cấp cứu bệnh nhân kịp thời, khẩn trương, đúng quy trình chuyên môn.
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Văn Hải - Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Nghệ An cho biết, sau khi có kết luận, phía bệnh viện đã báo cáo lên Sở Y tế Nghệ An. Cũng theo ông Hải, phía bệnh viện đã họp ban lãnh đạo, tiến hành đến nhà nạn nhân chia sẻ và bước đầu hỗ trợ số tiền cho gia đình nạn nhân để mai táng vì hoàn cảnh gia đình nạn nhân nghèo khó. Theo nguồn tin mà PV có được, bệnh viện đã hỗ trợ cho gia đình nạn nhân số tiền 200 triệu đồng.
Về chuyên môn, quy trình thăm khám, cứu chữa cho bệnh nhân Đông, ông Hải khẳng định không sai và đúng quy trình. Tuy nhiên, bệnh nhân Đông được chẩn đoán nhồi máu cơ tim và diễn biến quá nhanh dẫn đến tử vong. Ông Hải cho biết, sau khi sự việc xảy ra, gia đình bệnh nhân phản ứng gay gắt. Nhưng sau khi được giải thích, phía gia đình đã không còn gay gắt với bệnh viện.
Trao đổi với PV Dân Việt, chị Bùi Thị Thanh, vợ của bệnh nhân Đông cho biết, đến thời điểm này gia đình chưa nhận được kết luận của hội đồng y khoa bệnh viện, hiện gia đình mới nhận được hỗ trợ từ bệnh viện.
Trước đó Dân Việt đã đưa tin, ngày 3.12, bệnh nhân Trần Văn Đông (SN 1970, trú xã Long Sơn, huyện Anh Sơn) sau 4 ngày nhập viện tại bệnh viện Y học Cổ truyền Nghệ An tình hình sức khỏe có diễn biến xấu. Khi chuyển sang Bệnh viện hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An, bệnh nhân Đông được xác định đã tử vong.
Theo Danviet
Vụ hành hung ở BVĐK 115 Nghệ An: Nhân viên y tế làm đúng quy trình Sau khi xem camera an ninh, lãnh đạo sở Y tế Nghệ An khẳng định, các nhân viên tại bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An (bệnh viện 115 - PV) đã làm đúng quy trình khám chữa bệnh. Ngày 23/8, ông Hoàng Văn Hảo, quyền Giám đốc sở Y tế Nghệ An đã có buổi làm việc với bệnh viện 115 sau...