Khí cười là tác nhân đứng thứ ba làm suy giảm tầng ozone
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, khí nitơ oxit (N2O – thường được gọi là khí cười) góp phần mạnh mẽ cho sự nóng lên toàn cầu. Việc giữ nhiệt trong khí quyển của nó gấp hơn 265 lần so với carbon dioxide và làm cạn kiệt tầng ozone.
Các nhà khoa học phát hiện ra khí nitơ đang gia tăng nhanh trong bầu khí quyển.
Hầu hết chúng ta đều biết nitơ oxit là khí gây cười, được sử dụng cho các hiệu ứng gây mê. Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Biến đổi khí hậu tự nhiên (Nature Climate Change), nitơ oxit cũng là một trong những chất làm suy giảm tầng ozone chính trong tầng bình lưu và chúng ta đang giải phóng nhiều chất này vào khí quyển hơn so với suy nghĩ trước đây.
Nhà khoa học Rona L. Thompson, Viện nghiên cứu hàng không NILU, Na Uy cho biết, phát thải N2O đã tăng đáng kể trong hai thập kỷ qua. Báo cáo mới cho thấy rằng phát thải N2O đã tăng nhanh hơn so với ước tính của phương pháp tiếp cận hệ số phát thải của Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC).
Tác động của cuộc Cách mạng xanh
Nông nghiệp bền vững làm giảm phát thải khi N2O.
Vào đầu thế kỷ 20, quy trình Haber-Bosch đã được phát triển, cho phép ngành công nghiệp tổng hợp hóa học phân tử nitơ từ khí quyển để tạo ra phân đạm.
Sự tiến bộ này đã khởi đầu cuộc Cách mạng xanh, một trong những cuộc cách mạng lớn nhất và nhanh nhất của loài người trong thời đại chúng ta. Năng suất cây trồng trên khắp thế giới đã tăng lên nhiều lần do sử dụng phân bón nitơ và các biện pháp canh tác cải tiến khác.
Video đang HOT
Nhưng khi đất canh tác tiếp xúc với lượng nitơ hơn mức cần thiết ở dạng hoạt động (như trong phân bón), các phản ứng vi sinh vật diễn ra giải phóng khí thải N2O. Do đó, việc sử dụng không hạn chế trong phân bón nitơ đã tạo ra một sự gia tăng lớn về khí thải.
N2O là khí nhà kính quan trọng thứ ba sau carbon dioxide và metan. Giống như bẫy nhiệt, nó còn làm cạn kiệt tầng ozone trong tầng bình lưu, góp phần vào lỗ thủng tầng ozone. Sau khi được giải phóng vào khí quyển, N2O vẫn hoạt động trong hơn 100 năm.
Theo dõi khí thải từ trên cao
Phân tích thông thường về phát thải N2O từ các hoạt động của con người được ước tính từ nhiều nguồn gián tiếp khác nhau. Nó bao gồm báo cáo theo từng quốc gia, sản xuất phân bón nitơ toàn cầu, phạm vi rộng của các loại cây trồng cố định đạm và sử dụng phân xanh.
Thay vào đó, nghiên cứu đã sử dụng nồng độ N2O trong khí quyển thực tế từ hàng chục trạm quan trắc trên toàn thế giới. Sau đó, sử dụng mô hình khí quyển giải thích cách các khối không khí di chuyển ngang qua và ở giữa các lục địa để suy ra lượng phát thải có thể của các khu vực cụ thể.
Kết quả thấy lượng phát thải N2O toàn cầu đã tăng lên trong hai thập kỷ qua và mức tăng nhanh nhất là từ năm 2009. Trung Quốc và Brazil là hai quốc gia làm tăng lượng khí thải N2O nhiều nhất. Điều này có liên quan đến sự gia tăng vượt bậc trong việc sử dụng phân bón nitơ và mở rộng các loại cây trồng cố định đạm như đậu tương.
Lượng khí thải được báo cáo từ hai quốc gia này, dựa trên phương pháp do Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu phát triển, cho thấy thấp hơn đáng kể so với mức N2O suy ra trong bầu khí quyển ở các khu vực đó.
Sự không phù hợp này dường như phát sinh từ thực tế là khí thải ở những khu vực này cao hơn tương ứng với việc sử dụng phân bón nitơ. Điều này cho thấy có một lượng nitơ trong quá khứ mà thực vật không thể sử dụng hết. Khi ngưỡng đó vượt quá mức ở các vùng trồng trọt, lượng khí thải N2O tăng theo cấp số nhân.
Ước tính N2O phát thải từ nông nghiệp bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận yếu tố phát thải của IPCC (màu xanh), yếu tố phát thải tính toán trong nghiên cứu này (màu xanh lá cây), và kết quả trung bình của các đảo ngược ở khí quyển trong nghiên cứu này (màu đen).
Đảo ngược xu hướng
Giảm phát thải N2O từ nông nghiệp sẽ trở nên rất thử thách, do sự tăng trưởng toàn cầu dự kiến về dân số, nhu cầu thực phẩm và các sản phẩm dựa trên sinh khối bao gồm cả năng lượng.
Tuy nhiên, tất cả các kịch bản phát thải trong tương lai phù hợp với các mục tiêu của Hiệp ước Paris yêu cầu phát thải N2O phải ngừng tăng trưởng, và trong hầu hết các trường hợp, mức giảm phải ở giữa 10% và 30% vào giữa thế kỷ.
Các số liệu cho thấy khí thải từ Mỹ và châu Âu đã không tăng trong hơn hai thập kỷ, nhưng năng suất cây trồng trên các khu vực này tăng hoặc duy trì ổn định. Cả hai khu vực đã tạo ra các quy định mạnh mẽ đủ lớn để ngăn chặn sự tích lũy quá mức của nitơ trong đất và vào dòng nước.
Ở lĩnh vực này và các nghiên cứu khác đã cho thấy sự thành công của nông nghiệp bền vững hơn trong việc giảm khí thải trong khi tăng năng suất cây trồng và lợi ích kinh tế ở cấp độ trang trại.
Để làm tăng hiệu quả sử dụng nitơ và giảm lượng khí thải N2O cần các ứng dụng chính xác của nitơ trong không gian và thời gian, sử dụng cây trồng cố định đạm trong luân canh, giảm bớt cầy xới đất canh tác hoặc áp dụng kỹ thuật không cầy xới (một kỹ thuật nông nghiệp để trồng trọt mùa màng hay đồng cỏ chăn nuôi mà không làm xáo trộn đất), phòng chống ngập nước và việc sử dụng các chất ức chế nitrat hóa.
Các khung pháp lý đã cho thấy kết quả đôi bên cùng có lợi ở một số quốc gia. Với sự thích ứng thông minh với nhu cầu của các quốc gia và khu vực khác nhau, chúng cũng có thể ứng dụng ở những nơi khác.
HOÀNG DƯƠNG
Theo nhandan.com.vn/Phys, Sciencedaily
Đã tìm ra cách phát hiện "dấu vết" Hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời?
Một nhóm các nhà khoa học tin rằng họ đã tìm ra phương pháp để lần ra dấu vết của Hành tinh thứ 9 đầy bí ẩn trong Hệ Mặt trời.
Hành tinh thứ 9 - một vật thể khổng lồ ẩn nấp đâu đó bên rìa Hệ Mặt trời đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong nhiều năm qua. Gần đây, các nhà thiên văn cho biết có thể họ đã tìm ra phương thức để lần ra "dấu vết" của hành tinh bí ẩn này.
Hình minh họa Hành tinh thứ 9 trong Hệ Mặt trời. Ảnh: Wikipedia
Hành tinh thứ 9 là tên gọi của một vật thể khổng lồ, giải thích cho quỹ đạo bất thường của một nhóm các thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương mà các quỹ đạo của chúng chủ yếu nằm ngoài Vành đai Kuiper. Hành tinh với khối lượng gấp 5 lần Trái Đất này được cho là nằm đâu đó trong khu vực trên. Chúng ta không biết chính xác là nó gì. Chúng ta không biết chính xác nó ở đâu và chúng ta thậm chí không cả biết làm cách nào để tìm ra nó.
Tuy nhiên, hiện nay một nhóm các nhà nghiên cứu tin rằng họ đã tập hợp được tất cả dữ liệu cần thiết trong hành trình giải mã hành tinh thứ 9 lạ lùng trên.
Theo nhóm các tác giả trong nghiên cứu này, gồm các nhà khoa học Matthew J Holman, Matthew J Payne và Andras Pa, Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh bằng phương pháp quá cảnh (TESS) của NASA có thể đã phát hiện ra "hành tinh ma quái" này và chúng ta chỉ là chưa có thời gian để nghiên cứu những bức ảnh trong khối dữ liệu khổng lồ mà nó thu thập được.
TESS săn tìm các ngoại hành tinh bằng cách sử dụng phương pháp quá cảnh. Các nhà thiên văn học và các siêu máy tính sẽ lọc những hình ảnh mà TESS quét được trên bầu trời để tìm kiếm hiện tượng quá cảnh- sự mờ đi của ánh sáng từ 1 ngôi sao gây ra do 1 hành tinh đi qua phía trước nó. Tuy nhiên, một bức ảnh đơn lẻ không thể ghi lại được thứ gì đó ở xa và mờ như Hành tinh thứ 9 nên cần đến sự can thiệp của một công nghệ khác mang tên theo dõi số (digital tracking)
Phương pháp theo dõi số sẽ chồng nhiều hình ảnh khác nhau từ cùng một phạm vi quan sát để tăng độ sáng của những vật thể ở xa. Cho tới nay, công nghệ này đã phát hiện ra nhiều thiên thạch mới song vẫn chưa được sử dụng để săn tìm Hành tinh thứ 9 hay bất kỳ vật thể khổng lồ bí ẩn nào nằm ngoài sao Hải vương.
Tuy nhiên, do Hành tinh thứ 9 là một mục tiêu di chuyển nên cần phải thực hiện một số tính toán để phát hiện lộ trình của nó khi hành tinh này di chuyển qua những khoảng trống trong không gian. Điều này về lý thuyết sẽ giúp các nhà khoa học chồng ảnh và tăng độ sáng của vật thể.
"Để phát hiện ra những vật thể mới với lộ trình không rõ ràng, hãy thử với tất cả quỹ đạo có khả năng xảy ra", nhóm nghiên cứu cho biết.
Mặc dù về lý thuyết thì có thể song trên thực tế, bất kỳ ai hy vọng tìm kiếm Hành tinh thứ 9 qua các dữ liệu của TESS đều sẽ phải thử mọi quỹ đạo có khả năng xảy ra, Trong khi đó, thậm chí cả những máy tính hiện đại và năng suất nhất thế giới hiện nay để hoàn thành nhiệm vụ "khó nhằn" này đều cần tới một khoảng thời gian đáng kể./.
Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo vov.vn
'Cơn mưa châu chấu' khiến một thành phố tại Pakistan tê liệt Cơ quan bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nghiên cứu và An ninh lương thực Pakistan cho biết hiện tượng châu chấu sa mạc xâm chiếm các thành phố do đây là mùa di cư của loài côn trùng này, chúng sẽ bay từ khu vực sinh sản mùa hè đến các khu vực ven biển của tỉnh Balochistan. Thành phố Karachi -...