Khỉ cụ 7 triệu năm nằm co ro trong mỏ than cổ
Ba mảnh xương được khai quật trong một mỏ than non ở Trung Quốc cho thấy khỉ đã tồn tại ở châu Á cách đây ít nhất 7 triệu năm.
Nhóm khảo cổ do Giáo sư nhân chủng học Nina G. Jablonski đến từ đại học Evan Pugh của Mỹ đã tìm thấy 3 con khỉ cổ xưa co ro trong một mỏ than cổ.
Vào ngày 9/10 vừa qua, các nhà cổ sinh vật học chính thức xác định ba mảnh hóa thạch thuộc về cùng một loài khỉ đã tuyệt chủng có tên khoa học là Mesopithecus pentelicus.
Hình ảnh phục dựng những chú khỉ cụ tổ!
“Khám phá mới có ý nghĩa rất quan trọng vì chúng là những hóa thạch khỉ cổ nhất bên ngoài châu Phi và có thể là tổ tiên của nhiều loài khỉ hiện đại sống ở Đông Á”, giáo sư hào hứng trình bày.
Tại khu di tích, họ đã tìm thấy 3 bộ xương đứng gần kề nhau, trong đó Jablonski cùng các cộng sự phát hiện 2 mảnh nằm gần nhau – xương hàm dưới và xương đùi – có thể thuộc về cùng một cá thể và một mảnh xương gót chân thuộc về một cá thể khác.
Video đang HOT
“Phân tích xương gót chân cho thấy loài “khỉ cụ tổ” này đã thích nghi để di chuyển nhanh nhẹn cả trên cây và dưới mặt đất. Không nghi ngờ gì nữa, sự linh hoạt này đã góp phần vào quá trình mở rộng phạm vi phân bố của chúng ra khắp các hành lang rừng từ châu Âu đến châu Á”, Jablonski giải thích.
Hóa thạch xương hàm cũng tiết lộ khỉ Mesopithecus pentelicus ăn nhiều loại thực vật, từ lá, hoa, trái cây cho đến hạt, trong khi vượn dạng người sống cùng thời hầu như chỉ ăn trái cây.
Lý giải về việc loài “khỉ cụ tổ” này có thể sống sót trên Trái Đất biến đổi khi hậu đó là vì chúng có thể ăn thức ăn chất lượng thấp chứa nhiều cellulose.
Điều đó cho phép chúng không cần uống nước mà hấp thụ tất cả lượng nước cần thiết thông qua thức ăn.
Cùng trong thời gian này, nhóm nghiên cứu quốc tế do nhà cổ sinh vật học Catie Strong từ đại học Alberta ở Canada phát hiện một loài thằn lằn biển khổng lồ có mõm giống cá sấu từng thống trị các đại dương trong kỷ Phấn trắng.
Loài thương long mới có tên khoa học là Gavialimimus almaghribensis, sống cách đây khoảng 72 triệu năm. Chúng có mõm dài, hẹp với những chiếc răng đan xen vào nhau giống như cá sấu.
Con thương long Gavialimimus almaghribensis.
Mỗi loài thương long có thể tiến hóa để săn những con mồi cụ thể hoặc hình thành một phong cách săn mồi riêng biệt.
Trong hơn 10 loài thương long được tìm thấy tại hệ sinh thái giống như biển nội địa ở Maroc, các cá thể đều có sự phát triển riêng, sự khác biệt về giải phẫu đã mang đến những bằng chứng đáng tin cậy về giả thuyết phân vùng trong hệ sinh thái giữa các loài thằn lằn biển.
“Điều này cho thấy những loài động vật săn mồi sống trong cùng thời điểm, ở cùng một nơi có thể phân nhánh và đi theo con đường tiến hóa riêng của chúng để tồn tại cùng nhau”, Strong nhấn mạnh.
Các nhà nghiên cứu không chắc chắn Gavialimimus almaghribensis lớn đến mức nào nhưng riêng hộp sọ hóa thạch của nó đã dài gần 1m.
Các loài Mosasaurus nói chung được biết đến là một trong những động vặt săn mồi lớn nhất dưới đại dương thời tiền sử. Chúng có thể phát triển tới chiều dài 18m và nặng từ 15 đến 20 tấn.
"Thủy quái" 17 mét trong hầm mỏ: loài chưa từng thấy trên thế giới
Thủy quái này thuộc nhóm mosasaur, tức thương long, nhưng đã tiến hóa kỳ dị để trở nên nguy hiểm hơn mọi loài thương long của thế giới cổ đại.
Tại một mỏ phốt phát ở Morocco, các thợ mỏ đã một phen kinh hoảng khi đào được một hộp sọ... dài tới 1 mét, sở hữu chiếc mõm kinh dị gần như cá sấu nhưng to lớn và đáng sợ hơn nhiều. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Alberta (Canada) đã tiếp quản hiện trường và phát hiện ra nó là một loài "thủy quái" hoàn toàn mới, chưa từng được lịch sử cổ sinh vật học ghi nhận.
Chân dung loài "thủy quái" mới được khai quật - Ảnh đồ họa bởi Tatsuya Shinmura
"Thủy quái" được đặt tên là Gavialimimus almaghribensis, là loài thương long tiến hóa riêng biệt, đã thống trị vùng biển nay là Morocco cách đây khoảng 72 đến 66 triệu năm để rồi tuyệt chủng cùng loài khủng long.
Thương long cũng là bò sát như khủng long chứ không phải cá và là những kẻ săn mồi đáng sợ trong các vùng biển cổ đại. Riêng loài "thủy quái" mới này đã tự "nâng cấp" độ nguy hiểm bằng cách tiến hóa một chiếc mõm như mõm cá sấu và một thân hình tuy to lớn nhưng thuận lợi để bơi ở tốc độ cao. Răng của nó cũng rất to và đan vào nhau như răng cá sấu chúa.
Hộp sọ dài 1 mét của con thương long - Ảnh: Catie Strong
Vì vậy, những con cá bơi nhanh nhất ở đây cũng thành miếng mồi ngon cho thủy quái. Tuy hài cốt hóa thạch của sinh vật mới này không được tìm thấy đầy đủ, nhưng các nhà khảo cổ đã kết hợp dữ kiện từ các loài thương long khác và tái hiện lại hình ảnh một con vật to lớn như cá voi, có vây như các loài khủng long biết bơi và chiếc đầu quái dị.
Đến nay đã có hơn 10 loài thương long được xác định khắp thế giới. Chúng có thể dài tới 17 mét và đều tụ hội ở vùng biển "thủy quái" Morocco này. Tại mỏ phốt phát nơi con thương long mới lộ diện, người ta cũng từng phát hiện nhiều hóa thạch kỷ Phấn Trắng khác.
Nghiên cứu vừa công bố trên Journal of Systematic Palaeontology.
Choáng: 'heo lai khủng long' khổng lồ thống trị Nam Cực 250 triệu năm trước Một sinh vật hết sức kỳ dị vừa được khai quật ở Nam Cực, được xác định là quái thú của siêu lục địa đã mất Pangaea. Sinh vật được đặt tên Lystrosaurus, trông như sự pha trộn quái dị của nhiều sinh vật thời kỳ sau. Nó có nhiều đặc điểm của thằn lằn hay khủng long, nhưng ục ịch như những...