Khi con cưng làm nghề ‘nhạy cảm’
Khi khách ép vào tường và định hôn thì nhanh chóng Ngọc đẩy ra và xin phép vào phòng thực hiện công việc của mình.
Khi con cưng làm nghề ‘nhạy cảm’ (Ảnh minh họa)
Đi tiếp khách với anh nha!
Minh Anh (25 tuổi, TP.HCM) là con trong một gia đình kinh tế khá giả, lại có năng khiếu học ngoại ngữ nên sau khi tốt nghiệp THPT, cô học thêm về hướng dẫn du lịch và nhanh chóng trở thành một hướng dẫn viên giỏi chuyên phục vụ khách Hàn, Nhật, Trung.
Với ngoại hình xinh xắn nên không hiếm khách nam trêu gẹo thậm chí đề nghị “được phục vụ riêng” với giá gấp mấy lần tiền lương hàng tháng. Thậm chí, khách hàng đòi ở riêng một phòng rồi giở chiêu đau đầu, ói mửa để “mời” bằng được cô hướng dẫn viên xinh đẹp vào tròng.
Cô gái 9x tâm sự: “Nếu không giữ vững lập trường, thì ắt hẳn các bạn dù làm ở nghề nào cũng có thể sa ngã. Đừng vội đổ thừa cho hoàn cảnh, lửa thử vàng, gian nan thử sức. Ba mẹ tôi, lúc đầu cũng phản đối dữ lắm và thẳng thắn: ‘Con gái mà đi long nhong tối ngày với người lạ, lỡ may có chuyện gì thì sao? Một là chọn nghề, hai là chọn gia đình’, tôi phải giải thích mãi ba mẹ mới nguôi ngoai”.
Vốn được cha mẹ cưng chiều, bảo bọc từ bé nên Ngọc ít phải va chạm với những điều khó khăn, nhạy cảm trong cuộc sống. Suốt 2 năm học, cô nàng 9x được học khá nhiều về nghiệp vụ cũng như kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống; thế nhưng đến khi đi thực tập tại một nhà hàng lớn cô mới thấu hiểu hết được gian nan của nghề.
Video đang HOT
Cô sinh viên trường Việt Giao chia sẻ: “Những ngày đầu đi thực tập, vì quá run và không biết xử lý sao nên nhiều khi em chạy vào nhà vệ sinh mà khóc. Gặp khách lịch sự không sao, nhưng thỉnh thoảng gặp những vị khách say xỉn, thiếu tế nhị ép uống, ép vào tường đòi hôn thì nhân viên thực tập như em phát hoảng. Có khi gặp những khách đã 70- 80 tuổi, em xưng hô chú cháu thì liền bị mắng. Chuyện khách xin số điện thoại rủ đi chơi, coi phim, thậm chí là tiếp khách diễn ra như cơm bữa. Cũng may ở trường thầy cô trang bị, hướng dẫn xử lý giúp em bình tĩnh hơn để xử lý khéo léo sự việc”.
Bản lĩnh con cưng
Bên cạnh những cô gái con cưng đầy bản lĩnh như Minh Anh và Ngọc thì vẫn có những trường hợp con sâu làm rầu nồi canh, lợi dụng hoàn cảnh, công việc để kiếm thêm.
Xuân, nổi tiếng là cô chiêu, được ba mẹ lo đầy đủ; nhưng vẫn không thấm vào đâu khi nhu cầu tiêu xài, chưng diện ngày càng tăng theo cấp số nhân. Giỏi ngoại ngữ nên cô làm gia sư dạy tiếng Việt cho một giám đốc người Hàn. Công việc gia sư tưởng chừng như “sạch sẽ’ nhưng đã nhanh chóng biến tướng dưới tay Xuân. Cặp kè với với giám đốc đã vợ con đáng tuổi cha mình chỉ để được cung phụng, tiêu xài thoải mái nhưng dường như chưa đủ, cô còn tranh thủ “dạy kèm” cho vài vị đại gia khác để kiếm thêm.
Con cưng làm nghề ‘nhạy cảm’ (Ảnh minh họa)
Hàng hiệu, xe xịn khiến nhiều người phải trầm trồ kinh ngạc thì các buổi lên giảng đường của cô gái 9x cũng giảm dần. Mặc kệ mọi lời xì xầm cô vẫn ung dung và tự đắc với sự lựa chọn của mình. Đến một ngày, cô không ngờ khi đi tiếp khách với bồ ruột lại gặp hai vị giám đốc mà cô đang “kèm” theo dạng đặc biệt. Chẳng nói nhiều, các chú đạo mạo không ngại vả bôm bốp vào mặt cô và chẳng ngại tịch thu lại cái SH và căn chung cư làm quà sinh nhật.
Nói về vấn đề này, giảng viên tâm lý Nguyễn Lê Na cho rằng: “Mỗi công việc đều có đặc thù riêng đòi hỏi mỗi người phải có cách điều chỉnh phù hợp. Có những trường hợp tận dụng hoàn cảnh nhạy cảm để “kiếm thêm”, bị lóa mắt bởi đồng tiền, thiếu kỹ năng sống mà có hành động không phù hợp. Điều này, gây nên cái nhìn thiếu thiện cảm của xã hội. Thế nhưng, nếu được học hành, đào tạo bài bản sẽ giúp các em có được kỹ năng để làm việc, ứng xử hợp lý, tránh được những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Không có nghề nghiệp xấu mà chỉ có hành động xấu làm biến tướng”.
Theo Xahoi
Khổ vì tính đua đòi của con cái
Anh Mạnh (quê Đồng Tháp) cho biết, gia đình có 3 người con. Cô con gái lớn đang học đại học ở TP HCM, con trai thứ học lớp 12, còn bé út lớp 4. Anh làm nghề buôn...
Anh Mạnh (quê Đồng Tháp) cho biết, gia đình có 3 người con. Cô con gái lớn đang học đại học ở TP HCM, con trai thứ học lớp 12, còn bé út lớp 4. Anh làm nghề buôn bán cây kiểng, vợ ở nhà lo bếp núc và làm vườn, cấy lúa. Kinh tế gia đình không khá giả nhưng cũng đủ ăn và lo cho con học hành.
"Ngày nào tôi cũng đánh ghe đi mua cây kiểng, có khi cả tháng mới trở về nhà với vợ con. Nhiều lúc bứng cây mệt lắm, nhưng nghĩ tới mấy đứa con nên chịu khó làm. Lo cái ăn cho con vất vả mấy cũng không sao, nhưng lo chuyện học hành, giáo dục con nên người thì khó quá", ông bố trẻ bộc bạch.
Làm được bao nhiêu tiền, anh chị không dám tiêu xài cho riêng mình mà dành dụm để lo cho con. Cô con gái lớn tên Trang đang học năm 3 tại một trường dân lập ở TP HCM, cứ vài hôm lại gọi điện về nhà xin tiền bố hết đóng học phí, học thêm, học Anh văn, rồi mua điện thoại xịn, xe tay ga... Tính trung bình mỗi tháng vợ chồng anh Mạnh phải gửi 5 triệu đồng cho con, có tháng cao điểm lên đến hơn chục triệu đồng.
Ảnh minh họa: Alarm.
Vừa qua khi hỏi thăm bạn bè của con về quê nghỉ hè, anh Mạnh mới biết con mình ở thành phố không lo học hành mà tối ngày giao du với đám bạn nhà giàu lại ham chơi. Nhóm này thường rủ nhau bỏ học để đi vũ trường, karaoke, xem phim, cafe...Bản thân Trang đang yêu say đắm một chàng trai trong nhóm cũng thuộc diện đua đòi, mê chơi hơn mê học.
"Khi biết chuyện, vợ chồng tôi đã lên Sài Gòn gặp con để khuyên cháu tập trung học hành. Thấy cậu người yêu của con bé tính tình không tốt nên tôi bảo con chấm dứt tình cảm ngay, nhưng nó không chịu nghe rồi trốn đi biệt tăm", anh kể tiếp.
Cũng chung cảnh ngộ, vợ chồng chị Hòa nhiều phen "lên bờ xuống ruộng" với đứa con trai thứ đua đòi, ham chơi, trốn học. Mới học lớp 12, cậu chàng tên Tùng đã hết đòi tiền mua iPhone, iPad rồi laptop, xe xịn... Em thường xuyên trốn học để bù khú cùng bạn bè ở quán cafe, các tụ điểm vui chơi, la cà nhậu nhẹt đến tối mịt mới về.
Chị Hòa cho biết, thấy con bảo đi học thêm ở nhà cô giáo nên vợ chồng chị cũng yên tâm. Vậy mà tuần vừa rồi họp phụ huynh, cô chủ nhiệm nhắc nhở gia đình cần quan tâm đến Tùng nhiều hơn bởi em thường xuyên bê trễ việc học, điểm số ngày càng tụt dốc. "Tôi nói thì nó bảo học để làm gì. Nó nói là thích học đánh đàn tôi rất lo vì nghề này đâu dễ kiếm tiền. Giờ tôi rất bối rối không biết phải dạy con thế nào", người mẹ thở dài.
Chuyên viên tham vấn Trần Dương Tuyển Công ty Tư vấn và Phát triển Kỹ năng Thành Nhân nhìn nhận, tình cảnh gia đình anh Mạnh và chị Hòa đang gặp cũng là vấn nạn chung của nhiều gia đình hiện nay. "Thực tế nguyên nhân đa phần xuất phát từ việc phụ huynh chỉ biết thương con qua việc chu cấp tiền bạc cho con, con muốn gì đều cho nấy, nhưng thật ra không hiểu được con mình đang cần gì", ông Tuyển nói.
Muốn ngăn chặn thói đua đòi của con cái, ông Tuyển khuyên, trước tiên cha mẹ cần phải thay đổi suy nghĩ và điều chỉnh cách ứng xử, chỉ cho con những gì con cần chứ đừng cho những gì con muốn. Bên cạnh đó phụ huynh có thể trao đổi với thầy cô để nhờ họ quan tâm đến con cái mình hơn về việc học hành cũng như lối sống. Nếu có điều kiện, hãy tìm hiểu mối quan hệ bạn bè của con, tìm cách cho con kết thân đối với những người bạn tốt, chăm chỉ học hành. "Gần mực thì đen gần đèn thì sáng", ảnh hưởng của bạn bè tốt sẽ giúp các em học hỏi và thay đổi bản thân.
Mặt khác, chuyên viên tâm lý Đăng Thảo cho rằng tâm lý của nhiều phụ huynh Việt Nam luôn xem chuyện yêu đương là không tốt nên thường cấm cản hoặc chỉ cho yêu khi đã tốt nghiệp đại học. Có thể lối suy nghĩ áp đặt đó khiến các bạn trẻ cảm thấy bí bách nên muốn "nổi loạn". Do đó, cha mẹ nên hiểu rằng, tuổi mười chín đôi mươi có rung động với bạn khác giới là diễn tiến bình thường của bản năng. Thay vì cấm cản con không được yêu, phụ huynh nên tế nhị, khéo léo, trò chuyện cùng con trên cơ sở tôn trọng và lắng nghe ý kiến như một người bạn. Có như thế con trẻ mới yên tâm và tin tưởng chia sẻ nỗi lòng mình với cha mẹ.
Theo VNE