Khi chồng quản lý chi tiêu…
Chồng tôi là dân thành phố, tôi là dân tỉnh lẻ, lên đây học rồi lấy chồng định cư tại thành phố này. Ngày cưới, ai cũng bảo tôi tốt số vì lấy được trai thành phố, còn tôi lấy anh chỉ vì thương yêu…
Từ ngày mới quen nhau, tôi đã biết rất rõ về gia đình chồng, vì anh không giấu tôi chuyện gì. Xét về mọi thứ, anh đều thua kém tôi, anh kiếm tiền ít hơn tôi, học vấn thấp hơn tôi, nhưng tôi thương anh vì anh là người đàn ông biết chăm chỉ chịu khó, biết vun vén cho gia đình. Thời gian đầu, dù là người chủ động tán tỉnh tôi, nhưng khi biết về gia đình, về khả năng kiếm tiền của tôi thì anh luôn bảo có chút tự ti vì thua kém tôi, bởi số tiền mỗi tháng tôi kiếm được gấp 3 lần của anh.
Tôi luôn động viên anh rằng, với tôi điều đó không quan trọng, nếu như tôi cần một người đàn ông giỏi hơn tôi, kiếm tiền nhiều hơn tôi thì ngay từ đầu tôi đã không chọn anh.
Minh họa. Ảnh: Lam Thanh
Trong suốt 2 năm yêu nhau, tôi luôn để anh chi trả mọi khoản ăn uống hay tiền khách sạn mỗi khi 2 đứa đi với nhau, chỉ khi đi du lịch xa tôi mới chủ động share tiền phòng hoặc tiền vé máy bay, bởi tôi không muốn anh tự ti nếu như tôi đòi share mọi khoản với anh. Tôi cũng hay nhờ anh mua cho tôi những món đồ nho nhỏ vừa trong khả năng của anh, và tôi sẽ mua tặng lại anh những món đồ khác. Tôi cũng nhận ra, anh là người rất tiết kiệm, biết quản lý chi tiêu, và phải nói là quản lý rất chặt, đến mức nhiều khi tôi thấy bực bội. Tôi bực bội vì việc anh quá khắt khe trong mỗi khoản chi tiêu đến mức ngược đãi bản thân.
Anh luôn tính toán mọi thứ để có thể tận dụng được tối đa mỗi đồng tiền bỏ ra.Chấp nhận về thói quen chi tiêu của anh, cũng dễ hiểu vì anh lớn lên trong gia đình vốn không dư giả, phải bươn chải kiếm tiền từ rất sớm, nên với anh mỗi đồng tiền kiếm được đều phải được chi tiêu thận trọng. Chúng tôi đăng ký kết hôn mà không tổ chức đám cưới, đơn giản vì cả 2 chúng tôi thích thế, chúng tôi không muốn làm một đám cưới cho có lệ như bao người, chúng tôi chỉ muốn có thể sống với nhau tự nhiên như thế.Nhà chồng khá nhỏ, nên tôi muốn 2 vợ chồng dọn ra riêng thuê nhà ở nhưng anh không chịu, vì như vậy sẽ phát sinh thêm chi phí mỗi tháng.
Video đang HOT
Tôi hoàn toàn có thể chi trả, nhưng vì không muốn chồng nghĩ ngợi nên đành lòng ở nhà chồng. Đương nhiên, sống chung với bố mẹ chồng thì sẽ không thoải mái, nhưng được cái bố mẹ chồng cũng dễ chịu nên đỡ phần nào. Mọi chi phí sinh hoạt trong nhà đều do 2 vợ chồng lo hết, ông bà ở nhà phụ nấu nướng dọn dẹp, hai vợ chồng đi làm về là có ngay cơm nóng ăn.Vì chồng có khả năng quản lý chi tiêu tốt, nên chuyện tay hòm chia khóa tui giao cho chồng.
Mỗi tháng tôi sẽ đưa một khoản tiền cố định cho các khoản chi tiêu trong nhà, tiền chồng kiếm được bao nhiêu tôi cũng không quan tâm. Và thế là vấn đề phát sinh từ đây. Vốn là đứa ăn tiêu thoải mái, mua đồ cái gì cũng phải ngon xịn thì giờ tôi phải tập với những thứ chất lượng kém hơn một chút. Những ngày lễ, sinh nhật, tôi muốn cả nhà đi ăn nhà hàng một bữa cũng không được, vì anh bảo đắt, thích ăn gì anh mua về làm ăn tại nhà cho rẻ.
Có những lúc, tôi tự mua đồ về nhà thì bị anh mắng là hoang phí, thế là bực quá không mua gì nữa. Cũng đã có rất nhiều lần vợ chồng lục đục cãi nhau bởi mấy chuyện mua sắm rồi thói quen sinh hoạt, đến mức bố mẹ chồng phải căn ngăn. Cuộc sống cứ trôi đi như vậy, thấm thoát đã 5 năm, tuy vẫn có những bực dọc về thói quen chi tiêu của anh nhưng tôi đã dần quen, bản thân cũng tự cắt giảm chi tiêu cá nhân.
Bởi chúng tôi còn có mục tiêu lớn hơn, đó là sở hữu một căn nhà trong mơ của hai đứa, một căn nhà gỗ trên đồi, phòng ngủ mở mắt kéo rèm là chỉ thấy mây trời với rừng cây, rồi nhà tắm lộ thiên với thật nhiều cây cối, chúng tôi sẽ cùng nhau sống ở đó khi đến độ tuổi cảm thấy cần nghỉ ngơi. Hôm nay, anh đưa cho tôi xem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vậy là chúng tôi đã đi được nửa chặng đường. Có người chồng quản lý chi tiêu chặt chẽ đôi khi cũng hợp lý phải không các bạn?
Mỗi ngày đưa chồng 30 nghìn nhưng vợ có quỹ đen 'khủng' gửi nhà ngoại
'Tôi vốn tin tưởng vợ nên đưa thẻ lương cho cô ấy giữ và tự động rút tiền hàng tháng. Ai ngờ cô ấy chi tiêu gia đình thì dè sẻn mà lại lén có quỹ đen'.
Đó là câu chuyện của anh Đỗ Văn Hào - trú tại Hà Nội khi tới gặp chuyên gia tâm lý Nguyễn An Nhiên - Công ty tâm lý An Việt Sơn.
Anh Hào kể lại, vợ chồng anh quen nhau khi ở cùng xóm trọ. Khi đó, anh mới trải qua một mối tình còn vợ vừa học xong đại học. Ban đầu hai người chỉ là bạn bè nhưng rồi bắt đầu dần thân thiết hơn chuyển thành tình yêu.
Năm 2011, hai người kết hôn. Thời điểm này, thu nhập của vợ chồng anh rất thấp. Mỗi tháng sa khi trả tiền thuê nhà thì chỉ tiết kiệm được 4, 5 triệu đồng.
Hai vợ chồng cố gắng hết sức để mua nhà vào năm 2015 với số tiền 200 triệu đồng tiết kiệm cộng với 400 triệu do bán mảnh đất ở quê. Mặc dù vợ chồng anh chọn mua căn hộ ở xa nội thành Hà Nội nhưng vẫn còn phải vay thêm ngân hàng, phải trả 5 triệu đồng tiền gốc và lãi hàng tháng.
Ảnh minh họa
Dần dần thu nhập của gia đình anh Hào cũng tốt lên, hai vợ chồng mỗi tháng được khoảng 27 triệu đồng. Tiền làm được anh đưa hết cho vợ giữ.
Anh Hào đi làm ở công ty được hỗ trợ ăn trưa nên chi tiêu của anh cũng rất ít. Mỗi tháng, vợ chỉ đưa cho anh 1 triệu đồng để xăng xe, điện thoại. Anh Hào lúc nào cũng trong tình trạng "cháy ví".
Biết gia đình mình phải tiết kiệm trả nợ và nuôi con nhỏ nên anh Hào không ca thán số tiền ít ỏi vợ đưa, vậy mà vợ anh vẫn luôn càm ràm rằng "tiêu gì mà tiêu nhiều".
Gần đây, anh Hào được lên chức phó phòng, chi tiêu cho việc ngoại giao sẽ phải tăng lên. Anh bảo vợ đưa thêm tiền nhưng vợ anh nhất định không đưa. Lúc nào anh cũng trong tình trạng giật gấu vá vai. Lúc lương 15 triệu đồng chỉ được 1 triệu chi tiêu mà giờ lên 20 triệu đồng vẫn như thế.
Mỗi lần bạn bè hay đồng nghiệp rủ ra ngoài uống cốc bia, anh Hào lại phải tìm cách vay chỗ nọ chỗ kia. Nhiều người bảo với anh nên chủ động cầm thẻ lương hoặc làm một thẻ khác đưa cho vợ nhưng anh Hào sợ vợ buồn và nghĩ "cô ấy cũng chỉ lo cho gia đình".
Hàng ngày, vợ anh cũng tiết kiệm. Ăn uống chi tiêu sinh hoạt gia đình cô ấy chỉ chi tiêu vừa đủ. Anh Hào chẳng khi nào để ý chuyện chợ búa, bữa cơm gia đình lắm khi chỉ đậu phụ cũng xong.
Tuy nhiên, 2 tháng trước, anh Hào phát hiện vợ "bóp mồm, bóp miệng" chồng nhưng bí mật làm quỹ đen. Tiền hàng tháng anh đưa không chi tiêu hết, vợ anh đều gửi về nhà ngoại nhờ giữ hộ. Chuyện bại lộ khi em gái của vợ anh Hào gọi cho chị gái qua video hỏi về khoản tiền bà ngoại giữ hộ. Lúc đó anh Hào ngồi cạnh nên không thể giữ bí mật được nữa.
Anh Hào giật mình khi biết quỹ đó đã gần 700 triệu đồng. Anh hỏi vợ thì cô ấy tỉnh bơ bảo là tiền ông bà ngoại được đền bù ruộng đất làm đường.
Cảm giác vợ giấu giếm lập quỹ đen khiến anh Hào thấy buồn và không còn tin tưởng vợ nữa. Anh tâm sự với chuyên gia tâm lý mà đau đáu chuyện vợ cầm kinh tế gia đình trong khi anh đều tiết kiệm tới mức tằn tiện.
Trường hợp của anh Hào, chuyên gia An Nhiên rằng tất cả mâu thuẫn là do hai vợ chồng không thẳng thắn ngay từ đầu chuyện hạch toán tài chính trong gia đình. Vợ chồng anh Hào đều đi làm và tiền lương hàng tháng anh đều giao cho vợ. Tuy nhiên, cách làm của vợ anh Hào có thể làm "mất mặt đàn ông" bởi hiện tại ai cũng cần chi tiêu.
Theo chuyên gia tâm lý này, hai vợ chồng cùng đi làm thì có thể quy định mỗi tháng góp 20 triệu cho gia đình chẳng hạn. Chồng làm trụ cột góp 15 triệu, vợ góp 5 triệu và mọi chi tiêu hai người đều biết. Nếu vợ dư để biếu bố mẹ, làm quỹ dự phòng riêng cho mình thì hoàn toàn bình thường nhưng trường hợp như vợ anh Hào thì không nên bởi đàn ông cũng cần chi tiêu. 30 nghìn đồng/ngày rất khó để chi tiêu ở thành phố, một bát phở cũng không đủ huống chi còn xăng xe, café và các hoạt động phát sinh.
Chồng khoe 2 vé máy bay quốc tế, tôi vui mừng khôn xiết nhưng rồi lại chết đứng trước tờ giấy để trên mặt bàn của mẹ anh ta Niềm hoan hỉ chưa được bao lâu thì đã bị dập tắt ngay lập tức... Không biết có ai đồng cảnh ngộ với tôi không, khi bản thân mình quá thấp kém nhưng may mắn "vớ" phải được nhà chồng xịn về đủ đằng. Tôi là con nhà nông, lên thành phố học tập đâu có được như những bạn bè đồng trang...