Khi cầu thủ trở thành phiến quân Hồi giáo cực đoan
Abdel Rahman Al-Barrak, một thủ lĩnh Hồi giáo cực đoan người Arab Saudi mới đây đã kêu gọi các tín đồ chống lại bóng đá vì đó là “một sự ghê tởm được tạo ra để làm các tín đồ quên đi các vấn đề quan trọng hơn của cuộc sống”. Ông ta cho rằng “bóng đá sẽ khiến tín đồ Hồi giáo học theo các phong tục trụy lạc của kẻ thù, thần tượng những cầu thủ vô đạo”. Thông điệp này được coi là lời cổ súy cho các vụ khủng bố vào những người xem World Cup ở châu Phi gần đây, cướp đi hàng trăm sinh mạng.
Hãy cùng điểm lại danh sách các cầu thủ đã nghe theo lời hiệu triệu của những nhân vật như Al-Barrak để trở thành các phiến quân Hồi giáo cực đoan:
Cựu tuyển thủ U17 Đức Burak Karan đã quyết định từ bỏ sự nghiệp xán lạn và gia nhập quân nổi dậy Syria.
Burak Karan từng là đồng đội của nhiều nhà vô địch thế giới năm nay, như Sami Khedira. Anh ta chết năm 2013 sau một cuộc không kích.
Celso Rodrigues Da Costa, một cầu thủ từng nằm trong đội trẻ của Arsenal, cũng gia nhập quân nổi dậy Syria
Nổi tiếng nhất là Nizar Trabelsi – cầu thủ từng nhiều năm chơi chuyên nghiệp cho các đội hạng 2 Đức
Năm 2003, Trabelsi bị bắt trước khi thực hiện âm mưu đánh bom khủng bố nước Mỹ
Video đang HOT
Yann Nsaku, một cựu cầu thủ của Portsmouth gốc Congo bị bắt năm ngoái tại Pháp vì lên một loạt các âm mưu khủng bố
Từ trái qua: Reyaad Khan, Nasser Muthana, và Abdul Raqib Amin – 3 cầu thủ trẻ của Aberdeen đang tham gia lực lượng Hồi giáo cực đoan ISIS
Reyaad Khan khi còn là một cầu thủ trẻ tại Scotland
Nasser Muthana: “Chúng bay có dám hy sinh xe cộ, nhà cửa, công việc để đi theo tiếng gọi của ThánhAllah?”
Abdul Raqib Amin bên một khẩu súng phòng không
Theo VNE
Bi hài chuyện cầu thủ bị nhầm là khủng bố
Khá nhiều CĐV của AC Milan đã "điên ruột" khi tiền đạo Mario Balotelli của họ...
... bị cho là rất giống với hành khách đã dùng hộ chiếu giả để lên chiếc Boeing 777-200 đang mất tích của Malaysia Airlines...
Tại sao lại là Balotelli?
Số là trong cuộc họp báo mới đây, ông Azharuddin Abdul Rahman, lãnh đạo Cục Hàng không dân dụng Malaysia xác nhận hai hành khách dùng hộ chiếu giả lên chuyến bay từ Malaysia sang Trung Quốc không hề có nhân dạng giống người châu Á.
Khi được hỏi rõ hơn về những người này, ông Rahman tiết lộ: "Bạn có biết một cầu thủ bóng đá tên là... Bartoli (!?), người này hơi giống cậu ta". Khi đám phóng viên hỏi lại: "MarioBalotelli?" thì ông Rahman... gật đầu.
Tiền đạo Mario Balotelli
Thật ra là rất oan cho Balotelli bởi thời điểm máy bay của Malaysia Airlines mất tích, tiền đạo người Italia đang cùng AC Milan chuẩn bị cho trận gặp Udinese. Dẫu vậy cũng có thể khẳng định ông Rahman là một fan cuồng nhiệt của bóng đá và rất ấn tượng với siêu quậy này.
Còn Balotelli thì cũng chẳng biết thanh minh gì khi bị so sánh oái oăm như vậy. Có lẽ do chính anh cũng đã quen bị lăng mạ, nói xấu và bị so sánh với những điều còn tệ hại hơn nhiều.
Nhưng tại sao lại là Balotelli? Chính cầu thủ này cũng đã đặt câu hỏi nổi tiếng toàn thế giới khi còn khoác áo Man City: Why's alway me? - Tại sao luôn là tôi?
Khủng bố giả, khủng bố thật
Chuyện một hành khách bị cho là giống với Balotelli khiến nhiều người nhớ lại một vụ "nghi án khủng bố" tức cười đối với một tuyển thủ Việt Nam. Cách đây hơn 10 năm, khi ĐT Việt Nam sang Lebanon chuẩn bị cho trận đấu thuộc khuôn khổ VL Asian Cup thì thông tin gây choáng váng gửi về:
Trung vệ Mạnh Dũng
Trung vệ Mạnh Dũng không được nhập cảnh vì bị nghi là khủng bố và đang có lệnh truy nã toàn cầu. Báo hại là Mạnh Dũng dở khóc dở cười vì từ bé anh chỉ biết đá bóng chứ thành khủng bố từ lúc nào?
Hóa ra đơn giản chỉ là cũng có một Nguyễn Mạnh Dũng, đang bị Interpol truy nã nhưng anh Nguyễn Mạnh Dũng "không biết đá bóng" kia là một Việt kiều mang quốc tịch Australia. Báo hại, VFF phải gửi công văn khẩn cấp cho Interpol Việt Nam để kiểm tra thông tin.
Chưa hết, sau khi được "thẩm định" là Nguyễn Mạnh Dũng đá bóng, Interpol Việt Nam đã gửi xác nhận qua Interpol quốc tế đặt ở Pháp và từ đó có công văn sang Interpol Lebanon khẳng định: cầu thủ Nguyễn Mạnh Dũng là công dân nước Việt Nam, không vi phạm luật pháp trong nước cũng như quốc tế và đề nghị Interpol Lebanon tiến hành đúng theo luật của Interpol quốc tế và cho Mạnh Dũng được nhập cảnh.
Tuy nhiên, phía Lebanon vẫn gây khó dễ và mất một khoảng thời gian khá dài Mạnh Dũng mới được nhập cảnh. Không chỉ Mạnh Dũng mà một số VĐV Việt Nam cũng chịu nỗi oan là "nhầm với khủng bố".
Năm 2004, kỳ thủ Nguyễn Thanh An dù đã tới Lebanon để thi đấu cờ vua nhưng cũng không được nhập cảnh vì bị nhầm với một đối tượng tình nghi là khủng bố.
Mới đây nhất, cuối năm 2013, kỳ thủ trẻ Anh Khôi cũng lỡ dịp dự một giải cờ vua quan trọng chỉ vì bố của Khôi và HLV Nguyễn Thanh Sơn không được cấp visa vào UAE vì bị nghi là khủng bố.
Tuy nhiên, bên cạnh những "khủng bố oan" như Balotelli, Mạnh Dũng, Thanh An hay phụ huynh của Anh Khôi thì trên thế giới cũng đã có hiện tượng cầu thủ "bỗng nhiên" thành khủng bố.
Năm 2002 một cựu cầu thủ người Tunisia tên là Nizar Trabelsi đã thừa nhận là một thành viên của mạng tưới mạng lưới khủng bố Al-Qaeda của trùm khủng bố Bin Laden.
Trabelsi bị bắt vào năm 2001 sau khi cảnh sát Bỉ khám phá, một âm mưu tấn công căn cứ không quân Kleine Brogel ở miền Tây nước này, nơi được cho rằng có chứa nhiều đầu đạn hạt nhân của quân đội Mỹ.
Còn năm ngoái, làng bóng đá Đức chấn động về cái tên Burak Karan. Anh này vốn là một cầu thủ trẻ đầy triển vọng của bóng đá Đức, từng tham gia các ĐT U16, U17 của Đức cùng lứa với Samir Khedira và Kevin-Prince Boateng.
Karan cũng từng khoác áo Hamburg, Hannover. Tuy nhiên đến 2008 thì Karan quyết định bỏ bóng đá để cầm súng, lang thang khắp Trung Đông trong vai một khủng bố. Kết quả là Burak Karan bỏ mạng ở Syria vì bị một tổ chức - cũng bị nghi là khủng bố - đặt bom.
Theo VNE
Bỏ bóng đá để làm khủng bố rồi... bị giết Đang từ một cầu thủ có tương lai, Burak Karan lại quyết định đi theo con đường tội lỗi và giờ anh không còn ở cõi đời này nữa. Tờ Bild của Đức hôm nay đưa tin, cựu tiền vệ Burak Karan đã qua đời tại Syria sau một vụ đánh bom. Đây có thể xem là một trong những mất mát khá...