Khi “cậu nhỏ” khác thường
Hẹp bao quy đầu, ẩn dương vật hay cong, phì đại… đều là những vấn đề của bộ phận sinh dục nam, thường là do bẩm sinh. Dương vật khác thường bao gồm các loại sau:
Hẹp bao quy đầu: Da của dương vật thường rất mỏng, da ở phần đầu gấp ngược vào trong tạo thành hai lớp nên được gọi là bao quy đầu. Nếu miệng bao quy đầu hẹp, nó sẽ ôm chặt lấy đầu dương vật, gọi là chứng hẹp bao quy đầu. Trẻ sơ sinh có hiện tượng này gọi là hẹp bao quy đầu bẩm sinh. Còn có loại hẹp bao quy đầu sau khi sinh, do bị viêm nhiễm bao quy đầu, miệng bao quy đầu co rút gây nên.
Ẩn dương vật: Do lớp mỡ ở xương mu quá nhiều, da dương vật lại thiếu làm cho “cậu nhỏ” thụt vào trong lớp da ở xương mu.
Dương vật đổi chỗ: Do âm nang phát triển đến phía trước dương vật làm cho dương vật tụt ra phía sau, do có kèm các triệu chứng dị dạng khác nên bệnh nhân thường không sống được. Một số trường hợp cậu bé đổi chỗ có kèm nứt niệu đạo dưới.
Xoay dương vật: Từ kết cấu giải phẫu của dương vật có thể biết “cậu nhỏ” do thể hang và thể xốp tạo thành. Nếu thể xốp, dương vật phát triển không cân đối sẽ làm xoay. Mức độ xoay phụ thuộc vào sự cân bằng của thể xốp.
Video đang HOT
Dương vật có màng: Có một dải da mỏng chạy từ âm nang đến bụng dương vật tạo nên lớp màng nối như ở chân vịt.
Lặp dương vật: Bao gồm dương vật phân nhánh và dương vật lặp lại, nhưng chủ yếu là dương vật phân nhánh.
Không có dương vật: Bẩm sinh dương vật không phát triển, miệng niệu đạo ở hội âm hoặc cạnh hậu môn, thậm chí ngay trong trực tràng. Trường hợp này rất hiếm.
Dương vật phì đại: Người trưởng thành dương vật dài khoảng 7-10 cm, khi cương lên có thể gấp đôi, nhưng ở bệnh nhân này có thể còn to hơn nhiều. Thường gặp ở những người phát dục sớm, người mắc hội chứng Down, cường chức năng tuyến yên và cường chức năng tuyến thượng thận.
Dương vật nhỏ: Trẻ sơ sinh có bộ phận sinh dục dài khoảng 3,5-5 cm, trong khi đó dương vật nhỏ thường không đến 1 cm. Đến khi trưởng thành, dương vật trông có vẻ như của trẻ con.
Dương vật cong bẩm sinh: Do thể hang ngắn làm cho dương vật cong.
Tóm lại, khi thấy “cậu bé” khác thường, cần sớm khám tại khoa ngoại nhi để chữa trị sớm, không nên coi thường bỏ qua.
Theo VNE
'Cậu nhỏ' mọc lông bất thường
Thân dương vật của tôi mọc lông lên tới trên luôn. Vậy có bình thường không, có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản không? (Phùng)
Ảnh minh họa: Men's Health.
Trả lời:
Chào bạn,
Thứ nhất, lông ở vùng sinh dục nam giới sẽ phát triển nhiều sau độ tuổi dậy thì, phân bố chủ yếu trên vùng mu, lan xuống dưới và ra hai bên, tiếp giáp với lông ở các vùng lân cận như bụng, đùi, quanh hậu môn...
Giống như tóc, lông ở tay, chân, trên cơ thể, số lượng, màu sắc, cách mọc của lông vùng sinh dục khác nhau tùy theo tộc người, nội tiết của từng cá thể và có cả yếu tố di truyền nữa. Phần da bìu và vùng da quanh gốc dương vật (vài cm tính từ gốc) thường vẫn có cấu trúc nang lông và vẫn hình thành lông, tuy về số lượng thì có phần thưa hơn so với vùng mu.
Bất cứ vùng da nào có cấu trúc nang lông đều có khả năng mọc lông, tùy theo phần "gốc" này có tính chất gì mà lông mọc ra sẽ dày hay mỏng, ngắn hay dài, màu đen hay màu sáng do ít hay nhiều sắc. Phần da bao quanh thân trên dương vật cũng có đặc điểm như trên, mặc dù thông thường vùng da này rất ít phân bổ nang lông.
Ngoài ra, còn một khía cạnh mà tôi muốn chia sẻ, phần lông quan sát thấy đôi khi khiến bạn lầm tưởng chúng mọc ở phần cao, trong khi thực tế, có thể là do sợi lông khá dài và chân lông nằm tít dưới "gốc" dương vật.
Sức khỏe sinh sản của nam giới không phản ánh qua lông vùng sinh dục, hay một số đặc tính nam tính khác như (râu, lông ngực, cơ bắp). Nó thể hiện ở các hoạt động như sản xuất tinh trùng ở tinh hoàn, sự cương xìu của dương vật, sự phóng tinh. Các hoạt động này được điều khiển và có liên quan đến cơ quan sinh dục, tuyến sinh dục và sự điều hòa hoạt động của hormone, thần kinh... Để kiểm tra sức khỏe sinh sản nam giới đòi hỏi phải có những thăm khám nam khoa.
Thân ái.
Theo VNE
Đau tinh hoàn bên trái là bệnh gì? Tôi 29 tuổi, đã lấy vợ, sắp có con. Bình thường thì không sao nhưng khi sờ vào tinh hoàn bên trái và bóp mạnh thì thấy đau, có lợn cợn ở chỗ đau đó. Xin hỏi tôi bị bệnh gì, có nguy hiểm đến tính mạng không? Có cách gì chữa trị không. Tôi bị khoảng 5 tháng nay rồi. Xin cảm...