Khi cán bộ “ngồi phòng lạnh” đòi xuống cuốc đất, trồng rau
“Đang là cán bộ “ngồi phòng lạnh”, tự dưng đòi xuống cuốc đất, trồng rau, mọi người tưởng tôi… có vấn đề. Chồng tôi thậm chí còn khuyên suy nghĩ kỹ, thậm chí là không cho làm…”
Biến ám ảnh thành hành động
Ngày nào cũng vậy, cứ rời công sở sau giờ làm việc, chị Mùi lại tất tả phóng xe máy xuống trang trại rau sạch của mình cách trung tâm huyện 7km.
Từ 1 phụ nữ có thân hình loắt choắt, gày gò, nặng chưa đến 40kg, lại chỉ quen với công việc văn phòng “suốt ngày ngồi salon”, chỉ sau 1 năm gắn bó với 1.500m2 rau sạch của mình, chị Lê Thị Mùi ở thôn Đông Bình, xã Hùng Tiến, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã tăng đến 5kg và trở thành một nông dân xuất sắc.
Trước đây, chị Mùi từng làm quản trị web, trưởng nhóm sáng tạo, từng cùng bạn bè hùn vốn mở trường mầm non tư thục và viết truyện thiếu nhi. Chị Mùi cho biết, dù làm đủ nghề, nhưng chưa bao giờ chị nghĩ đến việc chọn nghề trồng trọt, chăn nuôi để khởi nghiệp. “Cách đây 2 năm, tôi nhận được được tin 2 người bạn gái của tôi mắc bệnh ung thư vú quái ác. 2 người này sau đó đã mãi ra đi dù được chữa trị rất tốn kém. Tôi thật sự sốc và ám ảnh. Trong đầu tôi lúc đó luôn thường trực suy nghĩ, làm thế nào để bảo vệ gia đình và bản thân trước những những nguy cơ của căn bệnh này, gần gũi nhất là từ bữa ăn của gia đình. Nghĩ vậy, tôi đã quyết tâm làm trang trại trồng rau sạch, trước hết để… tự cung, tự cấp, bảo đảm an toàn” – chị Mùi chia sẻ.
Video đang HOT
Có thời gian, Lê Thị Mùi lại về trang trại để nhỏ cỏ, trồng rau. Ảnh: Tùng Anh
Từ trước tới nay, tôi rất khó tăng cân, lúc nào cũng hom hem, ốm yếu. Vậy mà từ khi lao vào rau sạch chẳng hiểu sao, tinh thần thoải mái, được làm điều mình đam mê nên tăng cân vùn vụt. Sau 1 năm mà đã được 45 – 46kg. Nhìn thấy vợ như vậy nên chồng cũng vui. Giờ, tuần nào anh cũng dành thời gian xuống trang trại giúp vợ câu cá, làm thịt lợn… Chị Lê Thị Mùi (thôn Đông Bình, xã Hùng Tiến, Mỹ Đức, Hà Nội)
Khi chia sẻ ý tưởng với mọi người trong gia đình, chị Mùi bị phản đối kịch liệt. “Đang là cán bộ “ngồi phòng lạnh”, tự dưng đòi xuống cuốc đất, trồng rau, mọi người tưởng tôi… có vấn đề. Chồng tôi thậm chí còn khuyên suy nghĩ kỹ, thậm chí là không cho làm. Gia đình bên chồng cũng phản đối, gia đình bên ngoại khuyên nên chọn nghề viết lách nếu muốn làm thêm cho nhàn nhã và cũng có chút tiếng tăm, nhưng tôi vẫn rất quyết tâm” – chị Mùi bộc bạch.
Nói là làm, chị Mùi gom số tiền tiết kiệm ít ỏi của mình, vay mượn bạn bè để thuê 1.500m2 đất cách trung tâm huyện 7km. Theo chị Mùi, đất ở đây xa khu công nghiệp, phù hợp với tiêu chí sạch, không ô nhiễm. Khí hậu vùng này cũng ôn hòa và dễ chịu, thích hợp với các loại cây trồng ngắn ngày. Lúc đầu chị chỉ nghĩ làm ít đất trồng rau phục vụ gia đình, nhưng càng làm càng ham, diện tích thuê đất cứ rộng dần ra. Sau đó, chị cho người đào thêm ao thả cá sạch, xây thêm chuồng nuôi lợn mán, lợn rừng và gà ta, trồng xen canh các loại cây ăn quả.
Không có nhiều thời gian chăm sóc, ngay sau khi trang trại được “thành hình, thành khối”, chị Mùi phải thuê 2 người làm thường xuyên tại trang trại với mức thu nhập cố định. Ngoài ra, hàng tháng, vào những đợt cao điểm làm đất, xuống giống, thu hoạch rau, chị phải thuê thêm 4 – 5 lao động là người dân trong khu dân cư xung quanh với mức lương 120.000 đồng/ngày.
Nặng lòng với rau sạch
Đặt ra tiêu chí sản xuất thực phẩm sạch tuyệt đối, nói không với hóa chất, thuốc kích thích, tăng trọng nên công việc trồng trọt, chăn nuôi của chị Mùi tại trang trại khá vất vả. Đất trồng rau được ủ phân hữu cơ và phơi nửa tháng mới bắt đầu gieo trồng. Giống rau được mua tại chỗ uy tín ở vụ đầu, các vụ sau tự gieo lấy giống.
Chị Đỗ Thị Tuyết – người trực tiếp quản lý và làm việc tại trang trại cho biết: “Trồng rau sạch cầu kỳ và tốn quá nhiều công sức. Trang trại thì rộng, chỉ làm cỏ thôi cũng mất rất nhiều thời gian. Vì không phun thuốc trừ cỏ nên cỏ cứ nhặt đầu vườn này hết thì cuối vườn đã mọc um. Rau thu hoạch cũng không đẹp mã và mơn mởn như rau ở các chợ và siêu thị. Người làm phải nhặt nhạnh rất kỹ mới có được một mớ rau tương đối ổn để giao cho khách. Rau trồng theo mùa, như mùng tơi, rau cải, rau muống, rau đay… thường rất dễ trồng nhưng trồng theo tiêu chí sạch của cô Mùi lại không dễ chút nào” – chị Tuyết nói.
Chị Mùi chia sẻ: “Mấy vụ đầu đúng là chẳng lời lãi gì thật, rau đang lên xanh tốt chuẩn bị được thu hoạch thì đùng một cái, trời cho trận mưa lớn, không kịp che chắn, thoát nước thế là úng sạch. Lợn mán đã tìm giống khó chết nhất để nuôi, song cũng thất thu, con mẹ, con con cứ lần lượt ra đi. Rồi có những lúc rau bị sâu rầy nhiều quá, phun tỏi, giấm thế nào cũng không sạch thế là đành bỏ. Nản quá, tôi quay sang tìm hiểu sách vở, học hỏi thêm kinh nghiệm và làm lại từ đầu”.
Rồi những lứa rau sạch đầu tiên thành công, khách hàng ban đầu cũng chỉ là người thân, người quen, bạn bè. “Do chất lượng rau, thịt ngon, đảm bảo sạch tuyệt đối nên mọi người cứ truyền tai giới thiệu cho nhau mua. Nhiều thời điểm rau không đủ để cung cấp cho khách, tôi toàn phải hủy đơn hàng, xin lỗi và hẹn khách lứa rau tới. Thời điểm này, vườn cũng đang “cháy rau, cháy thịt” vì giai đoạn giao mùa. Tuy nhiên, ở thời điểm nào trang trại cũng giữ mức giá “phá giá thị trường” là 25.000 đồng/kg rau; 40.000 đồng/kg rau thơm” – chị Mùi cho biết.
Theo Danviet
Nhận diện nông sản thực phẩm an toàn Việt tại Hà Nội
Sẽ có 1.800 chủng loại sản phẩm là nông sản thực phẩm an toàn tham gia vào "Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn Việt".
Sáng 4.10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp (NN&PTNN) Hà Nội phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) tổ chức Hội nghị triển khai Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn Việt tại Hà Nội.
Phát biểu tại hội nghị triển khai công tác "Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn Việt tại Hà Nội", ông Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội cho rằng, tuần lễ là một cơ hội rất tốt để cho người tiêu dùng biết đến các sản phẩm an toàn của Nam bộ một cách chính thống, có cơ quan quản lý nhà nước đứng ra đảm bảo. Không chỉ đảm bảo ở khâu kiểm tra, phân tích miễn phí các sản phẩm trưng bày tại tuần lễ mà còn đảm bảo từ khâu quản lý đầu vào, nghĩa là từ lúc sản xuất, sơ chế, đóng gói sản phẩm.
"Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn Việt tại Hà Nội" sẽ được tổ chức từ ngày 12.10 đến ngày 17.10
"Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn Việt tại Hà Nội" sẽ được tổ chức từ ngày 12.10 đến ngày 17.10 với khoảng 100 gian hàng bán nông sản thực phẩm an toàn Việt tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, số 489 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. Đồng thời, kết hợp với 141 địa điểm bán hàng được tổ chức đồng loạt ở nhiều quận nội thành với sự tham gia chung tay của nhiều DN phân phối nông sản thực phẩm an toàn như Công ty CP Nhất Nam (chuỗi siêu thị Fivimart), Công ty TNHH Thực phẩm sạch BigGreen, Công ty CP VietRAP Đầu tư thương mại...
Mục đích của tuần lễ nhằm giới thiệu các sản phẩm an toàn Việt đến đông đảo người tiêu dùng Thủ đô để họ biết cách nhận biết, phân biệt và lựa chọn; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, quảng bá sản phẩm an toàn, đặc sản Việt và giới thiệu các cơ sở sản xuất tiêu biểu, doanh nghiệp phân phối uy tín phục vụ công tác kết nối giao thương; tăng cường công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động Xúc tiến thương mại Nông nghiệp Hà Nội năm 2016 nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 13/CT-Tg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, thiết thực hưởng ứng năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ NN&PTNT, UBND Thành phố Hà Nội phát động.
Theo Danviet
TBR 225 - giống lúa nâng cao thương hiệu gạo Việt Nhiều ý kiến đánh giá như vậy tại hội nghị tham quan mô hình trình diễn giống lúa mới TBR 225 vụ mùa năm 2016, vừa được Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình (Thaibinhseed) phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Hà Nam tổ chức tại huyện Duy Tiên, Hà Nam. Các ý kiến tại hội nghị đã nhận định đây là giống...