Khi các nhà lãnh đạo thế giới làm… người mẫu thời trang
Các nhà lãnh đạo thế giới dự Hội nghị thượng đỉnh G20 hay Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) từ nhiều năm nay duy trì truyền thống chụp ảnh chung trong những bộ trang phục thiết kế riêng cho hội nghị. Cùng ngắm lại những trang phục ấn tượng của các sự kiện này.
Năm 1994, tại Boger, Indonesia, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã cùng các nhà lãnh đạo thế giới khác mặc áo truyền thống batik. Đây là một cách quảng bá cho văn hóa của nước chủ nhà
Tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Vịnh Subic, Philippines năm 1996, các nguyên thủ thế giới cùng mặc áo sơ mi trắng truyền thống được gọi là barong tagalog.
Thủ tướng Australia John Howard khoe chiếc tagalog barong của ông với Tổng thống Philippines Fidel V Ramos.
Tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Vancouver, Canada năm 1997, các nhà lãnh đạo toàn cầu mặc áo khoác màu nâu và khoác tay để chụp ảnh.
Cận cảnh Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân và Tổng thống Mỹ Bill Clinton mặc áo khoác bomber da tại Canada năm 1997
Năm 1998, Phó Tổng thống Mỹ Al Gore chụp ảnh cùng các nhà lãnh đạo thế giới khác, mặc áo sơ mi batik, tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Video đang HOT
Như thường lệ, tại Hội nghị cấp cao APEC Thượng Hải năm 2001, các nhà lãnh đạo thế giới trong đó có Tổng thống Mỹ George W. Bush và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mặc áo truyền thống của Trung Quốc.
Trong khi đó, áo lụa là trang phục đã được chọn tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bangkok, Thái Lan 2003
Còn tại Hội nghị APEC ở Santiago, Chile năm 2004, trang phục truyền thống chamanto được may đo cho từng nhà lãnh đạo.
Tương tự, tại Hội nghị APEC ở Busan, Hàn Quốc năm 2005, áo khoác truyền thống có tên gọi durumagi trở nên nổi bật
Năm 2006, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nga, Mỹ đều cười tươi khi mặc chiếc áo dài truyền thống tại Hội nghị cấp cao APEC tại Việt Nam
Năm 2007, nguyên thủ thế giới đã gặp nhau ở Sydney, Australia. Lần này họ mặc áo khoác da Driza-Bone.
Năm 2008, Tổng thống Nga khi đó, ông Dmitry Medvedev cảm thấy thích thú khi mặc chiếc áo poncho truyền thống của Peru.
Năm 2013, một hội nghị thượng đỉnh APEC khác ở Indonesia, lần này những chiếc áo sơ mi cũng không gây thất vọng.
Hội nghị lần này được tổ chức tại Bali và các nhà lãnh đạo thế giới mặc áo sơ mi truyền thống của người Bali được gọi là endek.
Năm 2014, nguyên thủ Brunei, Nga, Trung Quốc và Mỹ đều mặc áo vest truyền thống có từ thời nhà Đường ở Bắc Kinh.
Các nhà lãnh đạo thế giới diện những chiếc khăn choàng màu nâu làm từ len vicunã tại Hội nghị cấp cao APEC 2016 ở Lima, Peru.
Năm 2017, trong lần dự Hội nghị cấp cao APEC đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump và Tổng thống Nga Putin đều mặc áo lụa xanh truyền thống của Việt Nam.
Năm 2018, các nhà lãnh đạo thế giới mặc trang phục màu vàng và đỏ tại Hội nghị cấp cao APEC 2018 ở Port Moresby, Papua New Guinea.
Ở Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2022 tổ chức tại Bali, một lần nữa các nhà lãnh đạo thế giới mặc áo sơ mi endek truyền thống.
Vén màn bí ẩn xác ướp 'người ngoài hành tinh' ở Peru
Một cặp 'xác ướp người ngoài hành tinh' bí ẩn xuất hiện ở sân bay thủ đô Lima - Peru vào tháng 10 năm ngoái được các nhà khoa học khẳng định có nguồn gốc từ Trái Đất.
Trong buổi họp báo được tổ chức bởi Bộ Văn hóa Peru ở thủ đô Lima ngày 12-1 (giờ địa phương), hai mẫu vật xác ướp được các chuyên gia khẳng định là hai hình nộm hình người và rất có thể được làm từ cả bộ phận người và động vật.
Mẫu vật "ngoài hành tinh" là búp bê được làm từ xương người và động vật. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters ngày 13-1, bàn tay ba ngón của hai mẫu vật đã được phân tích và suy đoán có xuất xứ từ vùng Nazca ở Peru. Các chuyên gia loại trừ khả năng bộ phận này có liên hệ tới người ngoài hành tinh.
"Chẳng phải ngoài hành tinh gì cả, chúng là những hình nộm được làm bằng xương động vật từ chính hành tinh này và gắn lại bằng keo tổng hợp" - ông Flavio Estrada, nhà khảo cổ học từ Viện Khoa học Pháp y Peru, khẳng định.
Ông Estrada cũng cho rằng câu chuyện "người ngoài hành tinh" là một câu chuyện bịa đặt.
Bàn tay với ba ngón cũng có nguồn gốc từ Trái Đất. Ảnh: Reuters
Hai mẫu vật trên được đựng trong hộp giấy, xuất hiện tại văn phòng chuyển phát nhanh DHL vào tháng 10-2023. Chúng có cái đầu thon dài và bàn tay 3 ngón, bề ngoài trông giống như xác ướp mặc đồ truyền thống người Andean. Sự việc này đã dẫn đến một vài phương tiện truyền thông suy đoán về nguồn gốc ngoài hành tinh của chúng.
Tháng 9-2023, có hai "xác ướp tí hon" khác được đưa ra phiên điều trần quốc hội Mexico, từ đó được các phương tiện truyền thông đưa tin rộng rãi.
Cánh nhà báo Mexico và người hâm mộ UFO lâu năm, nhà báo Jaime Maussan, tuyên bố những xác ướp này khoảng 1.000 năm tuổi và được khai quật ở Peru năm 2017 nhưng không có liên quan đến bất kỳ giống loài Trái Đất nào.
Nhiều chuyên gia về sau đã phản bác những thông tin này, cho rằng hai mẫu vật có thể là xác ướp người cổ đại kết hợp với xương động vật và hoàn toàn từ Trái Đất.
Trong buổi họp báo ngày 12-1, các chuyên gia phủ nhận chuyện hai xác ướp này liên quan đến những "xác ướp" được đưa đến Mexico, đồng thời nhấn mạnh rằng những "xác ướp" ở Mexico cũng không có nguồn gốc ngoài hành tinh.
Khai quật 4 xác ướp trẻ em có niên đại 1.000 năm tuổi, còn nguyên tóc trên hộp sọ Các nhà khảo cổ Peru khai quật 4 xác ướp trẻ em và 1 xác ướp người lớn, được cho là có niên đại khoảng 1.000 năm tuổi, tại thủ đô Lima. Ngày 20-11, các nhà khảo cổ ở Peru khai quật được 4 xác ướp trẻ emvà 1 xác ướp của người trưởng thành, được cho là có niên đại khoảng 1.000...