Khi các dòng sông băng ở Iceland tan chảy thành suối nhỏ
Độ dày của lớp băng trên dòng sông Solheimajokull nằm giữa hai dãy núi quanh năm được tuyết bao phủ này đã giảm đi 40m mỗi năm trong vòng 10 năm qua.
Băng trôi trên hồ phía trước sông băng Solheimajokull, Iceland. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Lilja Einarsdottir, một học sinh lớp 7 người Iceland hào hứng tham gia hoạt động ngoại khóa cùng các bạn trong lớp để đo độ dày của lớp băng trên dòng sông Solheimajokull.
Với cô bé và các bạn cùng lớp, hoạt động này không đơn thuần là một trải nghiệm thiên nhiên xung quanh mà còn là dịp để những công dân tương lai của vùng đất quanh năm băng giá này cảm nhận trực tiếp tác động của biến đổi khí hậu ở nơi đầu tiên trên Trái Đất chứng kiến hậu quả khôn lường của hiện tượng đang là mối lo ngại toàn cầu trên.
Đây là năm thứ chín hoạt động ngoại khóa được tiến hành vào mỗi tháng 10, theo ý tưởng của thầy giáo Jon Stefansson đưa các nhóm học sinh độ tuổi 13 ở một trường học của làng Hvolsvollur tới dòng sông băng này để kiểm chứng sự thay đổi qua các năm.
Kết quả đo đạc của các em cho thấy độ dày của lớp băng trên dòng sông nằm giữa hai dãy núi quanh năm được tuyết bao phủ này đã giảm đi 40m mỗi năm trong vòng 10 năm qua.
Video đang HOT
Sông băng Solheimajokull là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Iceland nơi tiếp đón 27.000 lượt khách du lịch vào năm 2018. Dòng sông băng này thuộc mỏm băng Myrdalsjokull, lớn thứ tư tại Iceland.
Bên dưới lớp băng là miệng núi lửa Katla mạnh nhất tại Iceland, luôn “chờ” cơ hội để phun trào trở lại sau khi ngủ yên từ năm 1901.
Theo đo lường thủ công của các nhóm học sinh, trong gần 10 năm qua lớp băng dày khoảng 380m đã biến mất. Đặc biệt, riêng năm 2018, độ dày của lớp băng trên dòng sông này giảm 110m, năm 2019 là 11m.
Có thể chưa thực sự chính xác nhưng đây cũng là những số liệu chỉ ra những thay đổi đáng lo ngại và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng tại vùng này. Số liệu chính thức từ Cộng đồng địa chất Iceland cho thấy độ dày của lớp băng tại Solheimajokull giảm 200m năm 2018.
Quá trình băng tan thậm chí có thể được quan sát bằng mắt thường khi nước nhỏ giọt từ các phiến băng và đôi khi chảy thành những dòng suối nhỏ.
Các sông băng từng bao phủ khoảng 11% diện tích bề mặt của Iceland, bao gồm sông băng Vatnajokull, mỏm băng lớn nhất của châu Âu. Nhưng trong 25 năm qua, khoảng 250km3 băng đã tan chảy, tương đương 7% tổng thể tích băng tại khu vực.
Chuyên gia nghiên cứu sông băng Hrafnhildur Hannesdottir thuộc Cơ quan Khí tượng thủy văn Iceland cho biết ngày càng nhiều hồ hình thành nối tiếp nhau trên mặt các sông băng.
Tháng 8 vừa qua, Iceland đã lập bia tưởng niệm dòng sông băng Okjokull, dòng sông băng đầu tiên được xác nhận biến mất hoàn toàn vào năm 2014. Tấm bia này giống như một lời nhắc nhở về tác động của tình trạng biến đổi khí hậu trong bối cảnh các nhà khoa học lo ngại dưới tác động của biến đổi khí hậu hơn 400 dòng sông băng ở đảo Iceland có thể biến mất hoàn toàn vào năm 2200./.
Lê Ánh
Theo vietnamplus.vn
Hàng chục nghìn nhà nghiên cứu lên tiếng về hiểm họa khó lường của biến đổi khí hậu
Hơn 11,000 nhà nghiên cứu trên thế giới đã lên tiếng về những hiểm họa khó lường sắp diễn ra của việc biến đổi khí hậu nếu nhân loại không thay đổi.
Con người cần thay đổi để ngăn ngừa biến đổi khí hậu
Các nhà nghiên cứu cho rằng họ có "nghĩa vụ đạo đức để lên tiếng về điều này". Phoebe Barnard, một trong số những tác giả chính của bản nghiên cứu và là giám đốc tại Viện sinh học bảo tồn phi lợi nhuận, cho rằng: "Hậu thế sẽ tức giận chúng ta vì đã lờ đi những hiểm họa của biến đổi khí hậu. Đây là một mối đe dọa lớn với nền văn minh nhân loại".
Đây không phải là lần đầu các nhà nghiên cứu cùng nhau lên tiếng thúc giục con người cần thay đổi để chống biến đổi khí hậu. Vào năm 2017, hơn 16,000 học giả từ 184 quốc gia đã công bố một lá thư cảnh báo về việc con người đang hủy hoại thiên nhiên.
Theo báo cáo mới nhất được công bố trên tạp chí khoa học BioScience, các nhà khoa học đến từ 150 quốc gia trên toàn thế giới khẳng định cuộc khủng hoảng khí hậu liên quan chặt chẽ tới việc tiêu thụ quá mức của những người có lối sống sa hoa. Nhắc lại bài diễn thuyết hùng hồn của cô gái trẻ Greta Thunberg, các học giả đã chỉ trích chính phủ vì đã không hành động vì môi trường.
"Dù các nước đã dành 40 năm để đàm phán về biến đổi khí hậu, chúng ta rốt cuộc vẫn đề cao việc kinh doanh như bình thường và phần lớn không giải quyết được tình trạng khó khăn này" - trích bản báo cáo.
Các học giả đã liệt kê ra 6 vấn đề chính nếu nhân loại muốn ngăn chặn một viễn cảnh về thảm kịch thiên nhiên kinh hoàng sẽ xảy ra trong tương lai. Nó bao gồm: Thay thế nhiên liệu hóa thạch, cắt giảm khí thải của các chất ô nhiễm khí hậu như metan, ăn thịt ít hơn, tái tạo và bảo vệ hệ sinh thái, xây dựng một nền kinh tế không carbon, cuối cùng là bình ổn hóa sự tăng trưởng dân số bằng cách đầu tư vào kế hoạch hóa gia đình và giáo dục cho bé gái.
Theo Phoebe Barnard, những sự thay đổi này không phải là chúng ta "hy sinh", mà là cách để chúng ta biến đổi những điều gây nên sự căng thẳng cho chính mình, ví dụ như là tắc nghẽn giao thông hoặc ô nhiễm không khí.
Minh Hạnh
Theo doisongphapluat.com
Tàu điện 'bơi' bất lực trong lũ khiến người Nhật thức tỉnh Hậu quả nặng nề từ cơn bão Hagibis khiến nhiều người Nhật Bản thức tỉnh về sự chủ quan của nước này trước sức tàn phá của thiên nhiên và biến đổi khí hậu. Siêu bão Hagibis tấn công Nhật Bản hôm 12/10 đã để lại hậu quả nặng nề, khiến nhiều ngôi nhà bị chôn vùi trong bùn đất và người dân...