Khi bị nước vào tai gây ù: Đây là cách xử lý tốt nhất để tránh nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm tai phiền phức
Thông thường, nước làm ù tai không gây ra những nguy hại sức khỏe đáng kể nào nhưng cảm giác khó chịu mà chúng đem lại cũng khiến bạn cảm thấy vô cùng phiền phức.
Nước làm ù tai – Chuyện thường xuyên gặp khi tắm hoặc đi bơi
Cảm giác khó chịu kéo dài từ tai tới hàm hoặc cổ họng là triệu chứng điển hình của việc nước mắc kẹt trong tai, kèm theo đó là vấn đề về thính giác và âm thanh nghe như bị nghẹt. Nước vào tai trong lúc tắm gội, nhất là đi bơi vào dịp hè là chuyện bạn sẽ thường xuyên gặp phải.
Thông thường, nước làm ù tai không gây ra những nguy hại sức khỏe đáng kể nào nhưng cảm giác khó chịu mà chúng đem lại cũng khiến bạn cảm thấy vô cùng phiền phức.
Cảm giác khó chịu kéo dài từ tai tới hàm hoặc cổ họng là triệu chứng điển hình của việc nước mắc kẹt trong tai, kèm theo đó là vấn đề về thính giác và âm thanh nghe như bị nghẹt.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), cảm giác khó chịu kéo dài từ tai tới hàm hoặc cổ họng là triệu chứng điển hình của việc nước mắc kẹt trong tai, kèm theo đó là vấn đề về thính giác và âm thanh nghe như bị nghẹt.
Thông thường chúng ta vẫn thường để tình trạng ù tai tự biến mất theo thời gian hoặc xử trí sai cách. Điều này vô cùng nguy hiểm, có thể gây những ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nghe cũng như nguy cơ viêm nhiễm bên trong bộ phận này.
“Nước đọng trong tai ban đầu chỉ gây khó chịu, nhưng nếu không loại bỏ ngay hoặc nước không tự thoát ra thì rất có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng viêm, sưng tấy hoặc chứng viêm tai ngoài và ống tai – còn gọi là hiện tượng viêm tai ngoài cấp tính”, lương y Bùi Hồng Minh cho biết.
Nước đọng trong tai ban đầu chỉ gây khó chịu, nhưng nếu không loại bỏ ngay hoặc nước không tự thoát ra thì rất có thể bạn sẽ gặp phải tình trạng viêm, sưng tấy…
Theo chuyên gia, nhiều người có thói quen đưa vật lạ như bút, ngón tay, tăm bông hay cây ngoáy tai vào trong ống tai, vì dễ gây tổn hại lớp niêm mạc và tăng nguy cơ nhiễm trùng tai. Thật may mắn là chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này nếu biết một số thủ thuật đơn giản. Tuy nhiên, nếu việc lấy nước khỏi tai tại nhà không hiệu quả và bạn thấy tai đau thì nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt nhé!
Sơ cứu khi bị nước làm ù tai đúng cách, tránh nguy cơ viêm nhiễm, mắc bệnh nguy hiểm
Theo lương y Bùi Hồng Minh, khi bị nước làm ù tai, bạn có thể sử dụng một số cách sơ cứu đơn giản như sau:
- Kéo hoặc giật dái tai trong khi nghiêng đầu xuống vai về phía có nước. Bạn cũng nên thử lắc đầu từ bên này sang bên kia.
Đi bơi có thể khiến bạn bị ù tai do nước chảy vào.
- Nằm nghiêng và úp tai xuống. Trọng lực có thể làm khô tai một cách tự nhiên. Chỉ cần nằm nghiêng, úp thẳng một bên tai xuống để đạt được hiệu quả tốt nhất, hoặc bạn có thể kê thêm gối cho êm.
Video đang HOT
- Tạo áp lực chân không bằng cách nghiêng đầu sang một bên và giữ lòng bàn tay khum chặt trên tai. Bằng cách ép thẳng lòng bàn tay rồi khum lại nhanh chóng, lực chân không có thể kéo nước ra ngoài.
- Áp vải ấm vào tai khoảng 30 giây, lặp lại 4-5 lần, mỗi lần cách nhau một phút. Nằm xuống hoặc nghiêng đầu về bên bị ảnh hưởng cũng giúp nước mau ráo.
- Sử dụng máy sấy để sấy khô tai. Bạn thực hiện theo cách sau: Bật máy sấy ở nhiệt độ thấp nhất và giữ cách đầu khoảng 30cm. Kéo dái tai xuống trong khi di chuyển máy sấy qua lại. Điều này có thể làm bay hơi lượng nước mắc kẹt trong tai.
Bật máy sấy ở nhiệt độ thấp nhất và giữ cách đầu khoảng 30cm để sấy khô tai.
- Pha loãng dung dịch rửa hydrogen peroxide với nước. Mỗi lần sử dụng từ 3-4 giọt dung dịch. Sau 2-3 phút, nghiêng đầu về bên bị ảnh hưởng để chất lỏng thoát ra.
- Tạo một “máy hút chân không” trong tai của bạn. Úp tai bị đọng nước vào lòng bàn tay, sau đó dùng lòng bàn tay đập đập cho đến khi nước bắt đầu chảy ra. Không làm điều này cùng lúc với bên tai còn lại, nếu không nước có thể chảy ngược vào trong ống tai. Cách này sẽ tạo ra cơ chế giống như máy hút chân không hút nước từ trong tai ra tay của bạn.
Để tránh tình trạng nước làm ù tai, mọi người chú ý cần làm khô tai sau khi bơi bằng khăn sạch, lau khô rồi vỗ nhẹ gần ống tai để làm khô tai.
Chuyên gia khuyên, để tránh tình trạng nước làm ù tai, mọi người chú ý cần làm khô tai sau khi bơi bằng khăn sạch, lau khô rồi vỗ nhẹ gần ống tai để làm khô tai, đồng thời nghiêng đầu một lên và lắc đầu để loại bỏ nước còn sót trong tai.
Không nên sử dụng tăm bông làm sạch tai vì có thể đẩy nước hay ráy tai vào sâu trong tai hơn. Tránh sử dụng nút tai hay bông gòn khi tai bạn đang bị nước đọng vì cũng có tác hại tương tự như tăm bông.
Theo Helino
Chuyện kinh dị có thật: điều gì sẽ xảy ra nếu bị đỉa ký sinh trong họng?
Tình trạng đỉa ký sinh rất phổ biến do nhiều người bơi lội, giặt giũ, thậm chí uống nước từ sông suối, ao hồ bị nhiễm bẩn. Đến nay tại nhiều vùng trên thế giới, đỉa ký sinh vẫn tiếp tục diễn ra - nhưng nó lại cư ngụ trong mũi, họng người.
Ngày nay, chuyện bị đỉa chui vào mũi, miệng đã không còn là trường hợp hiếm. Ví dụ như gần đây đã có một trường hợp bị đỉa "ở nhờ" trong mũi ở Trung Quốc.
Thậm chí y học đã có những thuật ngữ như "leech endoparasitism" hay "internal hirudiniasis" để nói về chứng đỉa ký sinh.
Nhưng cách đây hơn 30 năm, một bác sĩ người Anh đã vô cùng sốc trước trường hợp như vậy. Lấy làm lạ, ông đã ghi chép lại cẩn thận về ca bệnh này như sau.
Ca bệnh hi hữu của bác sĩ Granger
Lúc đó vào năm 1985, bác sĩ T.A.Granger đang làm việc tại vùng Tây Bắc của Ấn Độ. Ông nhận một ca đặc biệt, bệnh nhân là một ông lão người dân tộc Pashtun với bộ râu màu muối tiêu, nói rằng có con vật gì đó trong... cổ họng mình.
Ông ấy cố gắng ho khạc nó ra nhưng không thể, thay vào đó chỉ phun ra những ngụm máu sẫm đen. Nó cũng khiến ông rất khó ăn uống trong nhiều ngày.
Khi nhìn vào cổ họng bệnh nhân, bác sĩ Granger có thể lấy ra các khối máu đông, nhưng không thấy bất kỳ con ký sinh nào. Nếu thực sự tồn tại thì có vẻ nó đã "cư ngụ" sâu hơn.
Granger liền lấy một dụng cụ chuyên biệt - có tay cầm giống kéo nhưng phần thân rất dài và lưỡi giống cái nhíp - đưa sâu vào phần họng dưới, gần thực quản. Ngay lập tức, Granger có thể cảm nhận sự tồn tại của một vật thể đang ngoe nguẩy. Ông dùng đầu nhíp kéo mạnh nó ra.
Quả thật, đó là một con đỉa dài tới khoảng 6 - 7cm đã sống trong cuống họng được 11 ngày! Theo lời người bệnh, trước đó ông ta từng uống nước mưa tù đọng và ngay lập tức bị con vật "túm lấy" cổ họng không buông tha!
Cận cảnh một con đỉa
Đỉa thực chất thuộc họ nhà giun, ngành giun đốt. Điều đó nghĩa là cơ thể đỉa cũng phân là thành nhiều đốt (vòng) giống như giun đất.
Một con đỉa đang nuốt chửng một con giun đất
Và có thể bạn chưa biết: đỉa có đến 2 giác mút (để hút máu) ở hai đầu cơ thể. Giác mút lớn nằm ở phía sau, ngoài việc hút máu còn có chức năng giúp đỉa bò, trườn. Giác mút còn lại chính là miệng của con vật.
Thông thường đỉa sẽ ký sinh trên da vật chủ (bao gồm động vật có vú, cá, lưỡng cư). Nhưng nếu có cơ hội thâm nhập vào vòm họng, thanh quản hay mũi thì chắc chắn nó cũng không... từ chối. Ở động vật, thậm chí đỉa còn có thể "sống bám" trên âm đạo, bàng quang, hậu môn.
Nó sẽ cố gắng hút máu của vật chủ cho đến khi cơ thể đỉa "phồng" to ra gấp 10 lần. Hơn nữa, nước bọt của đỉa chứa chất hirudin có tác dụng chống đông máu nên rất khó loại bỏ nếu thiếu sự trợ giúp của nhân viên y tế.
Bị đỉa bám vào họng: nguy hiểm như thế nào?
Một điều đáng lo ngại là đỉa ký sinh thường gặp ở nông thôn. Mà ở đây, người bệnh lại tự mua thuốc điều trị hoặc nhầm lẫn sang các căn bệnh về mũi họng khác.
Các trường hợp đỉa ký sinh trong mũi, họng người và động vật
Ví dụ như năm 2002, một cậu bé Syria bị đỉa ký sinh sau khi uống nước từ suối, liên tục cảm thấy khó thở. Thế nhưng bệnh nhân lại được "thầy lang" địa phương kê cho thuốc... hen suyễn.
Tương tự, năm 2009 một cậu bé 11 tuổi ở Iran cũng bị đỉa ký sinh trong miệng sau khi tắm sông, nhưng lại được kê sang thuốc kháng sinh trị... đau họng!
Một trường hợp khác xảy ra với cậu bé 7 tuổi ở Ethopia năm 2013. Em bị đỉa bám ở thực quản, khiến nước bọt có máu và thấy khó thở.
Ban đầu, gia đình cậu bé tự chữa trị bằng bài thuốc dân gian từ lá cây anh túc và hạt lanh nhưng dĩ nhiên không có tác dụng. May thay, cuối cùng đến phòng bệnh, em đã được các bác sĩ gây mê và "rút" con đỉa ra thành công.
Không bơi lội, uống nước từ nguồn không an toàn để tránh các bệnh ký sinh nguy hiểm!
Từ nhiều trường hợp được ghi nhận như trên, y học đã liệt kê các triệu chứng bị đỉa ký sinh ở mũi họng như sau: cổ họng sưng, khó nuốt, ói hay ho ra máu, cảm giác có "vật thể lạ" di chuyển, khò khè khó thở...
Nếu gặp các triệu chứng như trên, đừng hốt hoảng mà hãy đưa người bệnh đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nói chung, đỉa ký sinh thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng vẫn tồn tại nhiều nguy cơ khó lường nếu nó làm tắc đường thở.
Ngoài ra, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Dù trong trường hợp nào, chúng ta cũng nên tránh uống nước hay bơi lội trong những môi trường nước không an toàn. Còn để loại bỏ đỉa bám ngoài da, bạn có thể tham khảo các bước sau.
CÁCH LOẠI BỎ ĐỈA BÁM NGOÀI DA
Bước 1: Bình tĩnh, đỉa không truyền bệnh hay có độc.
Bước 2: Đỉa tiết ra chất khiến ta không thấy đau. Nhưng hãy kiểm tra xem còn chỗ nào bị đỉa bám nữa.
Bước 3: Nếu có thể, hãy chờ 20 phút, đỉa sẽ tự nhả ra. Bạn sẽ không chết nếu mất một chút máu.
Bước 4: Cũng có thể dùng vật cứng, có cạnh như các loại thẻ để đè chặt lên đầu đỉa (phía nhỏ hơn chính là đầu).
Bước 5: Khi đỉa nhả ra, hãy tránh xa nó ngay trừ khi bạn muốn bị "hút" lần nữa.
Bước 6: Rửa, sát trùng và băng vết thương. Nếu sau đó vết thương vẫn chảy máu, hãy đến gặp bác sĩ.
Nguồn: How Stuff Works
Theo Helino
7 mẹo giúp bạn nhanh hết ho Uống nhiều nước hoặc pha mật ong với trà thảo dược giúp đẩy lùi cơn ho dai dẳng, khó chịu. Ho có thể kéo dài nhiều ngày và gây khó chịu. Dưới đây là 7 cách giúp bạn nhanh hết ho, theo Men's Health. Uống nhiều nước Uống nhiều nước, chất nhầy trong cổ họng được pha loãng và nhờ đó dễ bị...