Khi bị đau bụng ở bất kỳ vị trí nào cần nghĩ đến bệnh lý này đầu tiên
Đau bụng là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý, tuy nhiên hay gặp nhất đó là bệnh lý viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa nếu không phát hiện sớm có thể để lại hậu quả vô cùng nguy hiểm.
Nhầm với viêm dạ dày
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Khánh – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – Hà Nội chia sẻ, ông gặp nhiều trường hợp bị đau bụng vùng thượng vị nên nhầm lẫn với viêm dạ dày và kết quả khi vào viện đều phải mổ cấp cứu vì viêm ruột thừa.
Theo thạc sĩ Khánh, viêm ruột thừa hầu như không để lại hậu quả gì đặc biệt nếu chúng ta phát hiện và phẫu thuật sớm. Tuy nhiên, nếu chúng ta chủ quan để muộn lại vô cùng nguy hiểm vì khi ruột thừa vỡ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc lan rộng khắp ổ bụng. Bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm trùng nhiễm độc, tử vong, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người già.
Bác sĩ Khánh cho biết mọi người thường có kinh nghiệm dấu hiệu của đau ruột thừa là đau vùng hố chậu phải. Tuy nhiên, bác sĩ Khánh cho rằng không nên có suy nghĩ viêm ruột thừa phải là đau ở hố chậu phải vì rất nhiều các trường hợp viêm ruột thừa nhưng cơn đau lại khởi phát ở những vùng xa lạ như đau thượng vị dễ nhầm viêm dạ dày, đau dưới mạng sườn phải nhầm viêm túi mật, đau vùng hạ vị nhầm viêm phần phụ, đau kỳ kinh, đau đại tràng…, đau quanh rốn bị nhầm viêm hạch mạc treo, đau do sỏi thận-niệu quản-bàng quang-niệu đạo, đau do giun, do rối loạn tiêu hoá….
Chính vì vậy, bác sĩ Khánh cho rằng khi xuất hiện đau bụng, phản xạ trong đầu luôn cần nghĩ đến viêm ruột thừa dù vị trí đau có thể ở bất cứ nơi đâu của vùng bụng và cần đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám, siêu âm kỹ, chụp xquang bụng và làm một số xét nghiệm sớm nhất có thể.
Sàng lọc viêm ruột thừa không bao giờ thừa vì nếu không bị gì đặc biệt sẽ tốt hơn là ở nhà và ôm một mối nguy cơ rất nguy hiểm có thể xẩy đến. Hơn nữa, với người cao huyết áp-người già…đau bụng còn có thể do khối phình động mạch chủ bụng doạ vỡ nên đến viện để thăm khám loại trừ là rất cần thiết.
Khi bị đau bụng: Phản ứng nào bạn cần nhớ? Ảnh minh họa
Các kiểu viêm ruột thừa
Video đang HOT
Theo thạc sĩ Khánh viêm ruột thừa có nhiều thể khác nhau. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất khó phát hiện viêm ruột thừa thường để muộn nên tiên lượng nặng. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý khi trẻ quấy khóc, trớ, sốt cao, có thể rối loạn tiêu hoá cần nghĩ đến viêm ruột thừa để làm các thăm khám loại trừ sớm nhất có thể.
Với người già cơ thể thường phản ứng rất mờ hồ khi bị viêm ruột thừa như sốt rất nhẹ hoặc hâm hấp sốt, đau âm ỉ không rõ ràng, người kêu mệt hơn thường ngày, tiêu chảy, ấn vùng hố chậu phải phản ứng đau nhiều khi cũng không rõ… Trường hợp này vẫn cần cẩn thận cho đến viện thăm khám, siêu âm, xét nghiệm chẩn đoán loại trừ.
Với phụ nữa có thai, đặc biệt 6 tháng đầu cũng hay bị “dính” viêm ruột thừa. Lúc này ruột thừa bị tử cung đầy cao lên đến giữa bụng hoặc thậm chí hạ sườn phải cơn đau không còn là ở hố chậu phải nữa và nhiều lúc chúng ta còn nhầm với ốm nghén. Viêm đường tiết niệu cũng rất hay gặp ở phụ nữ có thai và cần loại trừ nguyên nhân này khi xuất hiện cơn đau bụng đột ngột.
Thạc sĩ Khánh cho biết nhiều trường hợp ruột thừa không nằm vị trí bình thường mà lại quặt sau manh tràng lúc này cơn đau sẽ ở vùng trên mào chậu phải và bệnh nhân rất đau khi co duỗi chân phải.
Ngoài việc thường nằm ở hố chậu phải và những thể trên, ruột thừa còn có thể phi xuống tiểu khung, phi lên vùng dưới gan, phi vào trong khối thoát vị và triệu chứng rất đa dạng và khó chẩn đoán.
Chẩn đoán và phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi rất nhanh và đơn giản nếu phát hiện sớm. Vấn đề quan trọng nhất đó là mỗi người hãy luôn nghĩ đến nó khi ai đó xuất hiện cơn đau bụng bất cứ vị trí nào cần loại trừ sớm.
Để dự phòng viêm ruột thừa bác sĩ Khánh cho rằng nên tăng cường sử dụng rau xanh-hoa quả-chất xơ và hạn chế sử dụng thịt đỏ. Vận động cơ thể thường xuyên, ưu tiên yoga-thiền-gập duỗi cơ bụng-lưng và uống nhiều nước để tránh nguy cơ táo bón. Tẩy giun sán 6 tháng/1 lần cho cả nhà.
4 tuổi đã viêm dạ dày, bác sĩ chỉ ra 4 nguyên nhân
Viêm dạ dày là căn bệnh tưởng chừng chỉ xảy ra ở người lớn, nhưng hiện nay trẻ em mắc ngày càng tăng.
Nhầm lẫn với bệnh giun
Bé Nguyễn Xuân H. 8 tuổi, Chương Mỹ, Hà Nội vào viện trong tình trạng da xanh, gày yếu. Bố mẹ của H. cho biết cháu thường xuyên kêu đau bụng quanh rốn. Ăn uống không ngon nên gia đình đã mua thuốc giun về cho con uống.
Tuy nhiên, tình trạng đau bụng không đỡ. Bé ngày càng mệt mỏi, xanh xao. Khi vào viện, bác sĩ nội soi dạ dày gây mê cho kết quả hoàn toàn ngược lại. Bé không bị giun mà bị xuất huyết dạ dày gây tình trạng mất máu nên cơ thể bé xanh xao, mệt mỏi.
Bác sĩ chỉ ra 4 nguyên nhân viêm dạ dày ở trẻ (Ảnh minh họa)
Hay như trường hợp bệnh nhân Phạm Thanh K. 4 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Bé K. bị đau bụng mơ hồ ở rốn và thiếu máu nhẹ. Bố mẹ cho đi khám nhưng chỉ biết cháu thiếu chất và về tẩm bổ nhưng tình trạng không cải thiện.
Sau khi đưa bé đi khám chuyên sâu tiêu hoá, bác sĩ siêu âm bụng phát hiện có chất dịch trong ổ bụng bé. Kết quả chụp CT scan bụng sau đó cũng chỉ kết luận có dịch trong bụng bé, ở vùng quanh đầu tụy. Bác sĩ không tìm ra bệnh của bé, cho đến khi nội soi dạ dày mới phát hiện ra một ổ loét khổng lồ ở tá tràng ngay cạnh đầu tụy.
Khi biết con bị loét dạ dày, bố mẹ của bé K, hốt hoảng vì từ trước tới nay họ chỉ nghĩ người lớn mới bị bệnh này.
Vì sao trẻ nhỏ viêm dạ dày?
PGS Nguyễn Thị Vân Hồng - Nguyên trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai cho biết hiện nay tuần suất trẻ mắc bệnh viêm loét dạ dày ngày càng tăng. Các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ em được chia thành 4 nhóm.
Thứ nhất, nguyên nhân liên quan đến nhịp sống, lối sống. Nguyên nhân này làm gia tăng các bệnh viêm loét dạ dày ở tất cả mọi người và cũng không loại trừ trẻ nhỏ.
Hiện nay, trẻ em cũng bị ảnh hưởng bởi lối sống, nhịp sống, áp lực học hành; lối sống ăn uống không khoa học là nguyên nhân gây gia tăng bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ.
Thứ hai, trẻ mắc viêm loét dạ dày một phần căn nguyên liên quan đến yếu tố di truyền. Loét hành tá tràng những ổ lớn thì khai thác thấy trong gia đình cũng có người bị.
Thứ ba, là chế độ ăn uống, ngủ nghỉ... trẻ em cũng làm việc ăn uống, ngủ nghỉ ngang ngửa với người lớn cho nên tần suất bài tiết axit cũng bị nhiều hơn lên, đây chính là yếu tố tấn công vào thành niêm mạc dạ dày. Thói quen ăn uống thức ăn nhanh, sử dụng nhiều đồ uống có gas, đóng chai... gây ra tình trạng viêm loét dạ dày ở lớp trẻ.
Thứ tư, tỉ lệ nhiễm HP trong cộng đồng là 60-70%, người có tình trạng viêm loét dạ dày thì cao hơn 80-90%. Việc điều trị, kiểm soát HP làm lành tổn thương dạ dày. Việc phát hiện ra HP ghi nhận tình trạng viêm loét dạ dày theo xu hướng càng tăng dần lên. Nhiều trẻ 2, 3 tuổi đã nhiễm HP qua quá trình sàng lọc cùng với gia đình.
Khi trẻ bị viêm loét dạ dày, bác sĩ Vân Hồng cho biết việc đầu tiên là phải xác định nguyên nhân và điều trị.
Chăm sóc trẻ bị viêm loét dạ dày cũng cần chú ý giữ vệ sinh ăn uống do vi khuẩn HP chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa. Việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh: bát đũa rửa chưa sạch, không rửa tay trước khi ăn, gắp mớm thức ăn cho trẻ, cho trẻ ăn hàng quán...đều là những nguyên nhân làm tăng khả năng trẻ bị lây nhiễm vi khuẩn HP.
Dùng thức ăn giảm tiết dịch vị: Chất ngọt, chất béo ít gây tiết dịch vị. Thịt nạc, cá nạc gây tiết nhiều dịch vị cho nên không ăn quá nhiều thịt, cá, nước luộc thịt, cá.
Tránh dùng các loại kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị như: ớt, tiêu, giấm, cà ri, mù tạc, trái cây chua, sữa chua, dưa hành, dưa cà muối chua, nước dùng thịt, thức ăn lên men như mắm, tương, chao; thịt nguội chế biến sẵn.
Cần ăn thành nhiều bữa nhỏ, có thể ăn thêm các bữa phụ vào lúc 10 giờ, 15 giờ và 22 giờ vì ăn số lượng ít sẽ làm giảm sự căng dạ dày nên giảm tiết axít dạ dày. Không ăn quá nhiều canh cùng bữa cơm vì làm căng dạ dày gây tiết axit.
Nên ăn thường xuyên, đều đặn, không ăn quá no và không để bụng quá đói. Khoảng cách giữa các bữa ăn ngắn giúp trong dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa axit và giảm đau.
Bệnh lý viêm ruột thừa, bác sĩ sợ nhất hai từ "quá muộn" Khi bị đau bụng, hầu như ít ai nghĩ đến nguyên nhân viêm ruột thừa trong khi viêm ruột thừa là một trong những cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất và nó cũng thuộc nhóm "muôn hình vạn trạng" nhất. Nếu không được chữa trị kịp thời, ruột thừa có thể bị vỡ, đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân. Viêm...