Khi bị 1 trong 6 triệu chứng này, chị em nên đi khám ngay
Bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó nhận biết.
Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải lắng nghe các triệu chứng cơ thể.
Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới. Bệnh gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ thống sinh sản vì nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới phải cắt bỏ toàn bộ tử cung.
Cũng giống như bệnh ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung có khả năng lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể.
Thế nhưng, điều may mắn là bệnh ung thư này có thể được phát hiện sớm nhờ các biện pháp xét nghiệm nhiễm trùng như pap smear. Bằng cách này, các tế bào có khả năng phát triển thành ung thư sẽ được phát hiện sớm và từ đó có biện pháp ngăn chặn sự phát triển của chúng.
Ung thư cổ tử cung là gì?
Cổ tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống sinh sản của người phụ nữ. Bộ phận hình trụ này có tác dụng kết nỗi giữa tử cung và âm đạo. Cổ tử cung có khả năng co giãn ở các kích thước khác nhau để phù hợp với cấu tạo sinh lý của người phụ nữ, bao gồm từ chuyện kinh nguyệt đến sinh con.
Ung thư cổ tử cung bắt đầu với các tế bào tiền ung thư lót tử cung. Trong nhiều trường hợp, các tế bào này biến mất trước khi chúng chuyển thành ung thư. Khoảng thời gian này cũng phải mất vài năm. Nếu không được chữa trị, các tế bào ung thư có thể lây lan, tạo ra những hậu quả lớn cho hệ thống sinh sản.
Ung thư cổ tử cung cũng thường được hình thành bởi các u nhú ở người hay HPV – là một bệnh nhiễm trùng mà rất nhiều người gặp phải. Bệnh có xu hướng hình thành ở tuổi trung niên, với 50% bệnh nhân được chẩn đoán thuộc độ tuổi 35-55 và hiếm khi ảnh hưởng đến phụ nữ ở độ tuổi dưới 20. Tuy nhiên, cũng không thể nói chắc chắn rằng phụ nữ trẻ không có nguy cơ bị bệnh nguy hiểm này.
Các triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung là gì?
1. Chảy máu âm đạo bất thường
Điều này có thể bao gồm chảy máu sau khi mãn kinh, giữa chu kì kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục hoặc thậm chí ngay sau khi khám vùng chậu.
Chảy máu âm đạo bất thường cũng có thể do các nguyên nhân khác không liên quan đến ung thư cổ tử cung, vì vậy, phải dựa trên nhiều triệu chứng khác nữa để có kết luận chính xác.
2. Dịch âm đạo bất thường
Video đang HOT
Dịch âm đạo có thể xuất hiện nhiều trong thời gian rụng trứng. Tuy nhiên, sự bất thường trong dịch âm đạo như có lẫn máu, xuất hiện suốt chu kì kinh nguyệt… đều có thể do tình trạng thay đổi hoóc-môn gây ra mà sự xuất hiện của các tế bào ung thư có thể dẫn đến thay đổi hoóc-môn. Tùy thuộc vào mức độ thay đổi hoóc-môn mà số lượng và tính chất dịch âm đạo có thể khác nhau.
3. Đau vùng chậu
Đau vùng chậu có thể là một dấu hiệu cho thấy có sự thay đổi đang diễn ra trong cơ thể bạn. Rất nhiều chị em gặp phải cơn đau ở vùng chậu trong những ngày có kinh nguyệt, có thể kèm theo chuột rút. Tuy nhiên, nếu cơn đau xuất hiện trong cả những ngày bình thường thì cần hết sức chú ý bởi đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư cổ tử cung.
4. Đi tiểu khó khăn
Khó đi tiểu cũng có thể có nghĩa là một bệnh nhiễm trùng hoặc ung thư đang phát triển. Giống như đau vùng chậu, triệu chứng này có thể gây nhầm lẫn giữa một số bệnh nhưng khi bạn cảm thấy khó chịu, hay bị són tiểu, tiểu có máu và đau… thì nên đi khám ngay lập tức để được sàng lọc có phải do ung thư cổ tử cung hay không. Trong trường hợp nguyên nhân đúng là do ung thư cổ tử cung thì tức là các tế bào ung thư đã lan ra các bộ phận khác trên cơ thể.
5. Sưng và đau ở một hoặc cả 2 chân
Ung thư cổ tử cung có thể lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể trong giai đoạn sau nên điều quan trọng là bạn cần phải chú ý đến các bộ phận khác của cơ thể chứ không chỉ ở mỗi xương chậu. Khi các khối ung thư ép vào vùng chậu, nó kéo theo một loạt những hệ lụy kèm theo như đau bụng, đau lưng và thậm chí là đau chân.
6. Giảm cân không rõ nguyên nhân
Có thể nói đây triệu chứng mà hầu như bệnh nhân ung thư nào cũng gặp phải. Đối với bệnh nhân ung thư cổ tử cung thì triệu chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn sau.
Lý giải về triệu chứng này, theo Unitypoint.org, cơ thể chúng ta sản xuất ra các protein nhỏ được gọi là cytokine để chống nhiễm trùng. Những protein này cũng tích cực phá vỡ chất béo, gây ra sự giảm cân nhanh chóng cho dù bạn có thay đổi chế độ ăn uống hay không.
Trong nhiều trường hợp, bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó nhận biết.
Theo Cancer.org, dấu hiệu của bệnh thường không xảy ra cho đến khi khối ung thư bắt đầu hình thành trong các mô. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải lắng nghe các triệu chứng cơ thể và đặc biệt là tình trạng bất ổn trong hệ thống sinh sản. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, nên đi khám để được phát hiện và điều trị sớm.
(Nguồn: Littlethings)
Theo T.L/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Ung thư cổ tử cung: Cứ 2 phút có 1 phụ nữ chết vì bệnh này
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư trong đó khối u ác tính được tìm thấy ở thành tử cung của người phụ nữ.
GS Nguyễn Bá Đức - Nguyên GĐ BV K trung ương khuyên chị em phụ nữ đã quan hệ tình dục từ 3 năm trở lên phải thường xuyên tiến hành các biện pháp tầm soát ung thư cổ tử cung.
Phẫu thuật ung thư cổ tử cung (Ảnh minh họa)
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư trong đó khối u ác tính được tìm thấy ở thành tử cung của người phụ nữ. Đây là một trong những căn bệnh có tỷ lệ mắc cao hàng đầu ở phụ nữ cần được cảnh báo.
Trên toàn thế giới, hàng năm có khoảng 530.232 trường hợp mắc mới ung thư cổ tử cung được chẩn đoán, chiếm 8.8% các trường hợp ung thư ở phụ nữ, và khoảng 275.008 phụ nữ (51.9%) chết vì ung thư cổ tử cung. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng trên 5.000 trường hợp mắc mới và trên 2.000 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung.
Theo ThS. BS Lê Quang Thanh, GĐ Bệnh viện Từ Dũ, trên thế giới, cứ 2 phút lại có 1 phụ nữ chết vì căn bệnh này. Tại Việt Nam, ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc ung thư cổ tử cung và 11 trường hợp tử vong.
Hình ảnh khối u trong cổ tử cung (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Theo PGS.TS Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện phụ sản Trung ương, hầu hết các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung là do người bệnh nhiễm virus HPV, loại virus này có mặt ở 99% trường hợp người bệnh mắc ung thư cổ tử cung. Trong hơn 100 type HPV có 14 type có nguy cơ cao gây ra loại ung thư này, trong đó có 2 type nguy cơ cao và độc nhất là type 16 và type 18.
Một số yếu tố được xem là tăng nguy cơ nhiễm HPV và phát triển ung thư cổ tử cung như:
- Phụ nữ có quan hệ tình dục sớm (trước 18 tuổi) hoặc quan hệ với nhiều người
- Dùng thuốc tránh thai kéo dài
- Sinh đẻ nhiều (từ trên 4 lần)
- Hút thuốc lá
- Tình trạng suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là viêm sinh dục do nhiễm Trichomonas, Chlamydia trachomatis, Herpes simplex virus type 2 (HSV2)...
Các dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung không xảy ra đột ngột mà diễn tiến âm thầm trong thời gian trung bình từ 10 - 15 năm qua các giai đoạn: nhiễm HPV, biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, tổn thương tiền ung thư, ung thư.
Giai đoạn tiền ung thư hầu như không có triệu chứng gì nên nếu chị em không đi khám phụ khoa thì không thể biết mình mắc bệnh. Bệnh chỉ xuất hiện triệu chứng khi đã ở giai đoạn muộn, lúc này chị em có thể phát hiện phần phụ của mình xuất hiện các dấu hiệu như: huyết trắng có mùi hôi, chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, sau khi làm việc nặng mà không phải đang trong kỳ kinh nguyệt.
Dấu hiệu nặng hơn nữa là chị em thấy có chảy dịch lẫn máu ở vùng âm đạo kèm theo đau bụng, lưng, vùng chậu và chân.
PGS.TS Vũ Bá Quyết đặc biệt nhấn mạnh dấu hiệu chảy máu sau giao hợp. Ông lưu ý chị em phụ nữ nếu thấy có triệu chứng này và dù triệu chứng này chỉ xuất hiện 1 lần thì cũng phải đi khám ngay vì tổn thương có thể tiến triển trong thời gian dài mà không gây chảy máu.
Làm gì để tầm soát ung thư cổ tử cung?
Theo ThS. BS Lê Quang Thanh, một trong những lý do dẫn đến tỷ lệ người mắc ung thư cổ tử cung cao là do số người tham gia khám phụ khoa định kỳ để được tầm soát ung thư còn rất thấp, các chương trình tầm soát cũng chưa được bao phủ rộng, ý thức phòng bệnh ở phụ nữ vẫn còn hạn chế do thiếu những chương trình tuyên truyền giáo dục.
Chính vì thế, việc tầm soát định kỳ đối với căn bệnh này là rất cần thiết. GS Nguyễn Bá Đức - Nguyên Giám đốc BV K trung ương khuyên tất cả các chị em phụ nữ đã quan hệ tình dục từ 3 năm trở lên thì phải thường xuyên thực hiện việc kiểm tra định kỳ để phát hiện căn bệnh này sớm nhất.
GS Nguyễn Bá Đức cho biết, việc tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ cho bao gồm các biện pháp sau đây:
- Khám phụ khoa: Bao gồm kiểm tra cổ tử cung và các cơ quan khác trong vùng khung chậu. Việc thăm khám này dựa trên những quan sát, kiểm tra bằng tay vào bên trong kết hợp với nắm vùng bụng dưới, khám hạch bạch huyết vùng hạch bẹn, lấy tế bào âm đại làm xét nghiệm.
- Xét nghiệm tế bào âm đạo học (xét nghiệm PAP): Phương pháp này là lấy tế bào trên bề mặt cổ tử cung và âm đạo và soi dưới dưới kính hiển vi, Đây là phương pháp phát hiện những biến đổi của tế bào, cho kết quả khá chính xác.
- Xét nghiệm axit axetic (Nghiệm pháp axit axetic, gọi tắt là VIA): Là nghiệm pháp chấm cổ tử cung bằng dung dịch axit axetic 3 - 5% và quan sát bằng mắt thường để phát hiện bất thường bao gồm các tổn thương tiền ung thư. Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, tương đối chính xác, có hiệu quả ca để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
- Nghiệm pháp Lugol: Là nghiệm pháp chấm cổ tử cung bằng dung dịch lugol 5% và quan sát bằng mắt thường. Đây cũng là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, có hiệu quả.
- Soi cổ tử cung: Sử dụng máy soi phóng đại hình ảnh cổ tử cung từ 2 đến 25 lần để quan sát tổn thương dễ dàng.
Có thể soi cổ tử cung kết hợp chấm axit axetic hoặc dung dịch lugol nói trên. Soi cổ tử cung khi các xét nghiệm nói trên bất thương hoặc nghi ngờ bất thường.
Theo Thái Phong/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Ung thư cổ tử cung: Hãy xét nghiệm ngay nếu có biểu hiện lạ Nếu thấy có biểu hiện chảy máu âm đạo bất thường thì bạn cần sớm thực hiện những xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Nếu thấy có biểu hiện chảy máu âm đạo bất thường, dù là trong hay ngoài kỳ kinh nguyệt thì bạn cần sớm thực hiện những xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Chảy...